Khái niệm quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 30 - 32)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.3.Khái niệm quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo

Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý nhƣng nhìn chung có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý một cách gián tiếp hoặc trực tiếp nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến đổi của môi trƣờng.

Trong hệ thống phạm trù quản lý có khái niệm quản lý nhà nƣớc, đó là hoạt động thực thi quyền lực nhà nƣớc thông qua các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nƣớc thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nƣớc từ lập pháp, hành pháp đến tƣ pháp vận hành nhƣ một thực thể thống nhất.

Quản lý nhà nƣớc (QLNN) đƣợc hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nƣớc là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà

nƣớc, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tƣ pháp.

Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nƣớc chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.

Quản lý nhà nƣớc đƣợc đề cập trong luận văn này là khái niệm quản lý nhà nƣớc theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nƣớc bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tƣợng bị quản lý và vấn đề tƣ pháp đối với đối tƣợng quản lý cần thiết của Nhà nƣớc.

Hoạt động quản lý Nhà nƣớc chủ yếu và trƣớc hết đƣợc thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nƣớc, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu đƣợc Nhà nƣớc trao quyền, ủy quyền thực hiện chức năng của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.

nhà nƣớc về giảm nghèo, có thể sơ bộ đƣa ra khái niệm quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo nhƣ sau:

Quản lý nhà nước về giảm nghèo là hoạt động có ý thức do Nhà nước thực hiện thông qua các công cụ (cơ chế, chính sách, pháp luật, hệ thống tổ chức,nguồn lực…) và các biện pháp hành chính khác (thanh tra, kiểm tra, giám sát…) tác động vào người nghèo với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng, an sinh xã hội trong từng giai đoạn nhất định.

Đặc điểm của Quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo:

-Là hoạt động vừa mang tính chấp hành, vừa mang tính điều hành. Tính chấp hành đƣợc thể hiện ở sự thực hiện trên thực tế các văn bản luật, pháp lệnh, chính sách, nghị quyết do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Tính điều hành thể hiện ở chỗ để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan có thẩm quyền đƣợc thực hiện trên thực tế thì các chủ thể quản lý Hành chính Nhà nƣớc phải tiến hành các hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tƣợng quản lý thuộc quyền.

-Hoạt động Quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo cần có tính chủ động và sáng tạo. Điều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng đối tƣợng nghèo, từng địa phƣơng để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động quản lý của Nhà nƣớc. Tính chủ động sáng tạo đƣợc nội hàm bởi chính bản thân sự phức tạp, đa dạng, phong phú của đối tƣợng nghèo và đòi hỏi các chủ thể quản lý phải áp dụng biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất.

-Tính không vụ lợi: Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo cần phải coi việc phục vụ lợi ích công làm động cơ và mục đích của hoạt động. Quản lý Nhà nƣớc không phải vì lợi ích thù lao, càng không theo đuổi mục đích kinh doanh lợi

nhuận.

-Nội dung cốt lõi nhất trong quản lý nhà nƣớc về công tác giảm nghèo là hoạch định các chính sách và quản lý các nguồn lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 30 - 32)