NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 33)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO

1.2.1. Triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo

Việc triển khai thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo không những cải thiện đời sống cho ngƣời nghèo mà còn góp phần hạn chế bất bình đẳng giữa các nhóm dân cƣ, các nhóm xã hội trong quá trình phát triển và duy trì sự ổn định xã hội, là tiền đề cho tăng trƣởng kinh tế nhanh, bền vững của một quốc gia.

Chính sách giảm nghèo là những quyết định, quy định của nhà nƣớc nhằm cụ thể hóa các chƣơng trình dự án cùng với nguồn lực, vật lực, các thể chức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động đối tƣợng cụ thể nhƣ ngƣời nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo với mục đích cuối cùng là giảm nghèo. Các chính sách về giảm nghèo có thể kể đến nhƣ: Chính sách hỗ trợ sản xuất,

dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời nghèo, trong đó có chính sách tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo, hỗ trợ về giáo dục và đào tạo, hỗ trợ về y tế và dinh dƣỡng, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ ngƣời nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý, hỗ trợ ngƣời nghèo hƣởng thụ văn hóa, thông tin... Sự lồng ghép giữa chính sách xóa đói giảm nghèo với các chính sách kinh tế, xã hội khác, nhƣ chính sách tạo việc làm đã cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống no đủ cho ngƣời nghèo. Ngoài ra, còn có các chƣơng trình mục tiêu quốc gia (MTQG) liên quan đến giảm nghèo nhƣ: Chƣơng trình MTQG về việc làm và dạy nghề, Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chƣơng trình MTQG về nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, Chƣơng trình MTQG ứng phó với biến đổi khí hậu, Chƣơng trình MTQG đƣa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo….

Triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo là việc nhà nƣớc tìm cách thức để các chính sách này tiếp cận đến ngƣời nghèo một cách hiệu quả nhất và phù hợp với tình hình cụ thể mỗi địa phƣơng. Để triển khai thực hiện các chính sách này Nhà nƣớc phải tạo nên một hệ thống hành chính với cơ chế, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ, công chức về cơ bản có phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc để đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhà nƣớc cần kết hợp tạo cơ hội và tăng cƣờng trao quyền và sự tham gia của ngƣời nghèo. Ngoài ra, Nhà nƣớc cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chính sách này đến ngƣời dân, giúp họ nắm bắt kịp thời và có sự phối hợp hiệu quả. Sự tham gia ngƣời nghèo vào các chính sách giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng đối với giảm nghèo và góp phần tạo nên hiệu quả cho chính sách. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc chủ động thƣờng xuyên theo dõi trực tiếp, nắm bắt tình hình giảm nghèo, đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm và tiếp tục xây dựng hệ thống chính sách giảm nghèo để triển khai thực hiện chính sách

đó cho giai đoạn tiếp theo.

Thành công nhiều hay ít của các chính sách giảm nghèo phụ thuộc rất lớn vào quá trình triển khai thực hiện. Một chƣơng trình, chính sách đƣợc soạn thảo tốt đến đâu cũng sẽ trở thành vô nghĩa nếu các cán bộ, công chức có trách nhiệm không chịu thi hành. Chính sách đó sẽ vô cùng kém hiệu quả thậm chí phản tác dụng nếu ngƣời ta thi hành nó một cách miễn cƣỡng, qua loa, sai nguyên tắc hƣớng dẫn, gây phiền hà thêm cho ngƣời dân.[27]

Triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo là công tác tiếp theo sau quá trình xây dựng các chính sách. Triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo một cách có trách nhiệm, chƣa cần phân biệt nó hiệu quả đến đâu, có thể tạo thêm rất nhiều sinh khí cho hoạt động quản lý nhà nƣớc. Mặt khác, nó còn giúp các cán bộ, công chức thực hiện công tác giảm nghèo có cơ hội đo lƣờng: (1) khoảng cách giữa chính sách trên lý thuyết với thực trạng thực tế; (2) mức độ thỏa mãn của chính sách đối với đòi hỏi của ngƣời nghèo và biện pháp nên có; (3) phản ứng, thái độ, lòng tin của ngƣời nghèo vào chính quyền [27].

1.2.2 Nguồn lực cho công tác giảm nghèo

Các yếu tố nguồn lực nhƣ đất đai, nguồn vốn, sự tham gia của các lực lƣợng giảm nghèo, sự hỗ trợ từ bên ngoài... ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo.

Đất đai là phần tài sản thiết yếu của ngƣời dân. Đặc biệt, đối với ngƣời nghèo đất đai đƣợc họ sử dụng để làm nông nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn nuôi,… hoặc có thể bán đi hay đem cầm cố để đầu tƣ vào những lĩnh vực kinh tế khác.

Về vốn, đa số ngƣời nghèo bị thiếu vốn, do vậy nếu vay đƣợc vốn để sản xuất kinh doanh và có sự kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn hiệu quả thì sẽ nâng cao đƣợc thu nhập. Vì vậy, cần huy động sự tham gia đóng góp của xã

hội, cộng đồng để gia tăng nguồn vốn tín dụng trợ giúp ngƣời nghèo.

Các lực lƣợng tham gia công tác giảm nghèo gồm: Cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, các tổ chức kinh tế xã hội và bản thân ngƣời nghèo. Các hộ nghèo cần tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài nhƣ hỗ trợ của nhà nƣớc từ các chƣơng trình, dự án giảm nghèo, biết tận dụng hỗ trợ của các cấp chính quyền, đƣợc tập huấn kỹ thuật, đƣợc vay vốn ƣu đãi biết tiếp thu và tận dụng vào sản xuất; biết nắm lấy những cơ hội từ thể chế, chƣơng trình, chính sách, nắm bắt thông tin và quyết định đúng trong các tình huống lựa chọn...

Huy động mạnh nguồn lực đầu tƣ, đƣa nhanh vào hoạt động công trình, dự án đã hoàn thành để đạt mức tăng tổng sản phẩm trong vùng, góp phần tăng thu nhập, tăng bình quân đầu ngƣời, giải quyết lao động và xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững.

Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các bộ, ban, ngành có liên quan cần quan tâm hơn nữa tới các đối tƣợng nghèo, ngƣời nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo về vốn sản xuất, về kinh nghiệm làm ăn, về khoa học- công nghệ, giúp ngƣời nghèo vƣơn lên thoát nghèo, đầu tƣ đúng đối tƣợng và hiệu quả.

Bằng nguồn lực của Nhà nƣớc và của toàn xã hội, Nhà nƣớc xây dựng các biện pháp thiết yếu nhƣ: tăng đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm, lập các quỹ cứu trợ xã hội…để giúp đỡ và bảo vệ ngƣời nghèo, đặc biệt đối với vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Nhà nƣớc duy trì liên tục sự trao đổi, phân phối mang tính thị trƣờng nhƣng không loại ngƣời nghèo ra khỏi những nguồn lực và lợi ích chung về kinh tế.

Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần có sự đổi mới mạnh mẽ hơn về cơ chế điều hành, phƣơng thức quản lý để phân bổ nguồn lực giảm nghèo phù hợp giai đoạn phát triển mới và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa

phƣơng.

1.2.3 Tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo

Công tác giảm nghèo có đạt đƣợc thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào mức độ và khả năng tổ chức bộ máy làm công tác cho hoạt động giảm nghèo. Tổ chức bộ máy quản lý phải gắn với mục tiêu và phƣơng hƣớng hoạt động của hệ thống công tác giảm nghèo. Có gắn với mục tiêu và phƣơng hƣớng thì bộ máy quản lý hoạt động mới có hiệu quả.

Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo phải đƣợc xây dựng theo hƣớng tinh gọn, thống nhất giữa các địa phƣơng và phù hợp với cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – thƣơng binh và xã hội, đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng đƣợc thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, có đủ năng lực thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể.

Nguyên tắc tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo bao gồm: -Chuyên môn hoá và cân đối

Tổ chức bộ máy quản lý phải xác định rõ phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo và phải đảm bảo sự cân đối, loại trừ những chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, trùng lặp, thiếu ngƣời chịu trách nhiệm rõ ràng.

-Linh hoạt và thích nghi với môi trƣờng

Tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo không đƣợc bảo thủ, trì trệ, quan liêu mà luôn phải linh hoạt, thích ứng với những thay đổi hay biến động của tình hình thực tế từng địa phƣơng.

-Bảo đảm tính hiệu quả

Hiệu quả và hiệu lực luôn là mục đích và mục tiêu tiến tới của bất kỳ tổ chức nào. Vì thế tổ chức bộ máy quản lý thực hiện công tác giảm nghèo phải: tăng cƣờng sự lãnh đạo tập trung thống nhất ở cấp cao nhất, phát huy đƣợc

tính tích cực của các cơ quan quản lý ở địa phƣơng, khiến cho họ tận tâm tận lực với công việc và phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện công tác giảm nghèo. Đảm bảo phối hợp giữa các cấp một cách tốt nhất và phân công hợp lý để mỗi bộ phận, mỗi địa phƣơng đều có ngƣời phụ trách.

1.2.4 Kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo

Kiểm tra, giám sát là để có cơ sở phân tích, nắm bắt, đánh giá việc thực hiện chính sách, chƣơng trình giảm nghèo nhằm phục vụ cho việc bổ sung, điều chỉnh chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội; chính sách pháp luật về giảm nghèo cho phù hợp; phục vụ cho việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành và can thiệp, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong hoạt động quản lý giảm nghèo.

Đội ngũ cán bộ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công tác giảm nghèo là ngƣời thực hiện các chƣơng trình, chính sách quan trọng cho ngƣời nghèo. Nếu đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, nhiệt huyết, liêm chính, chí công vô tƣ thì việc Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo sẽ gặp thuận lợi, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc. Ngƣợc lại, sẽ gặp khó khăn nhƣ tham nhũng, nhũng nhiễu dân trong thực hiện chính sách quản lý.

Bên cạnh đó, việc tổ chức kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm các mục tiêu đề ra với tiến độ, thời gian và nguồn lực đã dự kiến. Trên cơ sở đánh giá tổng quan tình hình thực hiện và kết quả đạt đƣợc, tìm ra những bất hợp lý trong hệ thống các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển ngành, phát triển từng lĩnh vực để có sự điều chỉnh, bổ sung chính sách một cách hợp lý nhất. Qua quá trình thực hiện bộc lộ những bất cập sẽ đƣợc xử lý thích hợp, có những điều chỉnh tổng kết kịp thời để bổ sung cho giai đoạn sau những bài học, kinh nghiệm quý định hƣớng cho các chính sách đi đúng hƣớng.

1.2.5Xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo

các cơ quan nhà nƣớc là một trong những công cụ không thể thiếu đối với quản lý hành chính nhà nƣớc. Ở đâu có quản lý nhà nƣớc thì ở đó cần có thanh tra, kiểm tra. Nếu nhƣ xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) là quá trình xem xét, giải quyết đối với những vi phạm pháp luật xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc thì thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo có thể coi là một trong nhiều kênh để phát hiện ra những vi phạm đó, cũng nhƣ phát hiện những thiếu sót, bất cập trong hệ thống pháp luật có liên quan. Ngƣợc lại, nếu các quy định về XLVPHC mà chặt chẽ, đầy đủ sẽ giúp cho việc xử lý các vi phạm đƣợc phát hiện qua thanh tra chính xác, hợp lý, phù hợp với mức độ vi phạm và đáp ứng đƣợc yêu cầu về tính giáo dục, răn đe đối tƣợng vi phạm, thoả mãn mục đích của việc thanh tra, kiểm tra. Do vậy, có thể khẳng định công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo có mối quan hệ mật thiết đối với việc xử lý các vi phạm hành chính.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra trong công tác giảm nghèo nhằm mục đích phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cán bộ, tổ chức, cá nhân, ngƣời nghèo thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc; bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, tổ chức, cá nhân và ngƣời nghèo. Hoạt động thanh tra do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và ngƣời đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện.

Các vi phạm trong công tác QLNN về giảm nghèo hiện nay chủ yếu là vi phạm trong sử dụng nguồn vốn từ các chƣơng trình, dự án giảm nghèo. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình tham nhũng trong lĩnh vực đầu tƣ, xây dựng cơ bản ngày càng phức tạp và phổ biến, phòng chống tham nhũng là một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động giám sát đầu tƣ của cộng đồng đối

với các chƣơng trình, dự án giảm nghèo.

Kịp thời xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo mọi đối tƣợng phải thực thi pháp luật nghiêm túc, đảm bảo sự bình đẳng giữa những đối tƣợng đƣợc hƣởng các chính sách giảm nghèo và các cơ quan quản lý của Nhà nƣớc. Khi phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác giảm nghèo cán bộ vi phạm sẽ bị tịch thu và xử phạt tùy theo mức độ, tình tiết tăng nặng giảm nhẹ nhƣ: khiển trách, hạ bậc lƣơng, buộc thôi công việc đang đảm nhiệm, bồi thƣờng…có nhƣ vậy chính sách giảm nghèo mới phát huy đƣợc hiệu quả.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO GIẢM NGHÈO

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phƣơng

-Điều kiện tự nhiên:

Vị trí địa lý không thuận lợi: Các hộ nghèo thƣờng là ở các vùng nông thôn, vùng xã đặc biệt khó khăn, những nơi xa xôi, hẻo lánh, đƣờng giao thông đi lại khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao ở các vùng, địa phƣơng nằm ở vị trí địa lý này. Do điều kiện địa lý nhƣ vậy, họ dễ rơi vào thế cô lập với bên ngoài, khó tiếp cận đƣợc với các nguồn lực của phát triển nhƣ: khoa học kỹ thuật, tín dụng, công nghệ,… nên việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là phát triển hệ thống giao thông có ý nghĩa to lớn đối với quá trình giảm nghèo của đất nƣớc. Điều này ảnh hƣởng đến công tác Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo ở các vùng, địa phƣơng không đƣợc thƣờng xuyên và liên tục.

Đất đai không thuận lợi: đất canh tác ít, đất cằn cỗi, khó canh tác, năng suất cây trồng, vật nuôi đều thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những vùng thuần nông. Thiếu đất sản xuất ảnh hƣởng đến khả năng bảo đảm lƣơng thực của ngƣời

nghèo và khả năng đa dạng hóa sản xuất đế hƣớng tới những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, dẫn đến thu nhập của ngƣời nông dân thấp, việc tích lũy và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc không có. Vì vậy, ngƣời nghèo lại tiếp tục nghèo.

Điều kiện tự nhiên nhƣ khí hậu khắc nghiệt, thiên tại thƣờng xuyên xảy ra, đặc biệt bão lụt, sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng ảnh hƣởng rất lớn đến sản

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)