Hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 110 - 112)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3 Hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo

Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững, xây dựng quy chế hoạt động; phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, cơ chế phối hợp trong bộ máy công tác giảm nghèo và địa bàn theo dõi từ cấp huyện đến cơ sở; giám sát chịu trách nhiệm toàn diện về công tác giảm nghèo ở địa bàn đƣợc phân công, tổ chức bộ máy hoạt động thông suốt, nhịp nhàng và có hiệu quả.

Căn cứ Kết luận số 96 – KL/TU ngày 22/7/2013 của Tỉnh ủy Quảng Nam về đẩy mạnh công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, đề xuất bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác giảm nghèo từ thành phố đến xã, phƣờng nhƣ sau:

-Tại thành phố Tam Kỳ: tùy theo điều kiện về biên chế, ngân sách địa phƣơng để bổ sung biên chế cho phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội hoặc cho phép hợp đồng thêm lao động để theo dõi công tác giảm nghèo

-Tại 13 xã, phƣờng: Bố trí mỗi xã, phƣờng 01 cán bộ theo dõi chuyên trách công tác giảm nghèo.

Tổ chức bộ máy thật đồng bộ, có cả sự tham gia của hệ thống chính trị để thực hiện công tác giảm nghèo hoàn thiện hơn trong thời gian tới.

Thành phố nên phát họa và ban hành mẫu phiếu điều tra khảo sát hộ nghèo với các tiêu chí riêng, nội dung phản ánh sát thực với đặc điểm, tỉnh hình thực tế hộ nghèo nhƣng bảo đảm trong khuôn khổ quy định của Chính phủ

Xây dựng đội ngũ điều tra viên chuyên nghiệp phục vụ thực hiện tốt công tác điều tra xác định hộ nghèo, cận nghèo đảm bảo chính xác, công

bằng, không bỏ sót đối tƣợng, hoạt động thông suốt, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các chính sách giảm nghèo một cách tập trung nhất, xác định đƣợc rõ nghèo là do nguyên nhân gì để có giải pháp phù hợp. Muốn nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ ý thức trách nhiệm, nhiệt huyết với nghề của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, thành phố cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cả về vật chất và tinh thần một cách kịp thời, chính đáng để tạo động lực cho họ yên tâm công tác.

Tập trung đào tạo, tập huấn, nâng cao đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cho cấp xã, phƣờng, đặc biệt nên tập huấn và bồi dƣỡng thêm cho cán bộ điều tra viên ở cơ sở thôn và khối phố; đồng thời quy hoạch, sử dụng, bố trí hợp lý, ổn định đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, chú trọng củng cố, tăng cƣờng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên cơ sở, nâng cao năng lực làm việc, đạo đức nghề nghiệp và hiệu suất công tác. Thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ, tăng cƣờng đãi ngộ cán bộ, nhất là luân chuyển, tăng cƣờng cán bộ chủ chốt, tri thức trẻ tại cơ sở.

Cần đầu tƣ kinh phí và tăng các khoản lƣơng, công tác phí, phụ cấp cho cán bộ chuyên trách hoạt động giảm nghèo. Đặc biệt, cần có cơ chế đầu tƣ tài chính cho các cán bộ kiêm nhiệm vì hiện nay, cấp xã đa số không có cán bộ chuyên trách làm hoạt động này, mà chủ yếu là cán bộ lao động thƣơng binh và xã hội, có trách nhiệm tổng hợp, tham mƣu và đề xuất với lãnh đạo UBND về vấn đề giảm nghèo trên địa bàn, họ không có khoản phụ cấp dành riêng nào cho công tác giảm nghèo.

Thực tế hiện nay tiền lƣơng của cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo đang còn thấp, chƣa bảo đảm đƣợc cuộc sống của bản thân và gia đình. Từ đó, cán bộ làm công tác giảm nghèo chƣa thực sự toàn tâm, toàn ý cho công việc của mình, dẫn đến hiệu quả hoạt động giảm nghèo còn thấp. Do đó để

nâng cao hiệu quả hoạt động giảm nghèo, Nhà nƣớc cần quan tâm đến việc thực hiện cải cách tiền lƣơng và thực hiện đúng theo lộ trình đã đề ra.

Có chế độ, chính sách thƣởng cho các cán bộ làm công tác giảm nghèo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao, giúp địa phƣơng đạt hiệu quả cao trong hoạt động giảm nghèo. Khen thƣởng không chỉ là tƣợng trƣng mà phần thƣởng đó phải là một số khoản tiền để động viên, khích lệ tinh thần kịp thời, xứng đáng cho cán bộ yên tâm công tác.

Thực hiện cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện chính sách giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)