7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3 Tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo
Công tác giảm nghèo có đạt đƣợc thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào mức độ và khả năng tổ chức bộ máy làm công tác cho hoạt động giảm nghèo. Tổ chức bộ máy quản lý phải gắn với mục tiêu và phƣơng hƣớng hoạt động của hệ thống công tác giảm nghèo. Có gắn với mục tiêu và phƣơng hƣớng thì bộ máy quản lý hoạt động mới có hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo phải đƣợc xây dựng theo hƣớng tinh gọn, thống nhất giữa các địa phƣơng và phù hợp với cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – thƣơng binh và xã hội, đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng đƣợc thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, có đủ năng lực thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể.
Nguyên tắc tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo bao gồm: -Chuyên môn hoá và cân đối
Tổ chức bộ máy quản lý phải xác định rõ phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo và phải đảm bảo sự cân đối, loại trừ những chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, trùng lặp, thiếu ngƣời chịu trách nhiệm rõ ràng.
-Linh hoạt và thích nghi với môi trƣờng
Tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo không đƣợc bảo thủ, trì trệ, quan liêu mà luôn phải linh hoạt, thích ứng với những thay đổi hay biến động của tình hình thực tế từng địa phƣơng.
-Bảo đảm tính hiệu quả
Hiệu quả và hiệu lực luôn là mục đích và mục tiêu tiến tới của bất kỳ tổ chức nào. Vì thế tổ chức bộ máy quản lý thực hiện công tác giảm nghèo phải: tăng cƣờng sự lãnh đạo tập trung thống nhất ở cấp cao nhất, phát huy đƣợc
tính tích cực của các cơ quan quản lý ở địa phƣơng, khiến cho họ tận tâm tận lực với công việc và phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện công tác giảm nghèo. Đảm bảo phối hợp giữa các cấp một cách tốt nhất và phân công hợp lý để mỗi bộ phận, mỗi địa phƣơng đều có ngƣời phụ trách.