Tăng cƣờng đầu tƣ, phân bổ hợp lý các nguồn lực cho công tác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 107 - 110)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2.Tăng cƣờng đầu tƣ, phân bổ hợp lý các nguồn lực cho công tác

giảm nghèo

Cân đối ngân sách tỉnh để thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo; đối ứng đủ cho các chƣơng trình, dự án giảm nghèo theo cam kết với tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và quy định của Trung ƣơng. Thực hiện tốt công tác lập và giao kế hoạch vốn thực hiện chƣơng trình, dự án giảm nghèo. Thực hiện đúng quy định trong việc lập kế hoạch vốn hằng năm và sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách Trung ƣơng, ngân sách tỉnh cấp theo đúng quy định.

Thực hiện bố trí đủ, đồng bộ, kịp thời từ nguồn ngân sách nhà nƣớc để thực hiện tốt các chế độ, chính sách giảm nghèo đã ban hành trên địa bàn thành phố, chú trọng huy động đóng góp của doanh nghiệp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc

Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Hoạt động giảm nghèo đòi hỏi nguồn lực rất lớn (tài chính, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật…), không chỉ là trách nhiệm của nhà nƣớc và sự cố gắng của bản thân ngƣời nghèo mà đòi hỏi sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội về vật chất lẫn tinh thần. Muốn giảm nghèo bền vững phải thu hút nguồn lực đầu tƣ từ bên ngoài xã hội, kêu gọi đầu tƣ từ bên ngoài khu vực công, thể hiện tốt tinh thần lá lành đùm lá rách.

Thành phố tiếp tục bố trí nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, mỗi năm 400 triệu đồng để chuyển Ngân hàng chính sách xã hội cho vay các đối tƣợng hộ nghèo, cận nghèo. Thiếu vốn là một trong những nguyên nhân gây ra nghèo tại thành phố Tam Kỳ. Vì vậy, giải pháp về chính sách tín dụng nhằm hỗ trợ đƣa vốn sản xuất về với các hộ nghèo và tăng cƣờng hiệu quả sử dụng nguồn vốn là một trong những giải pháp quan trọng tạo điều kiện cho ngƣời nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập để từng bƣớc vƣơn lên thoát nghèo, cụ thể:

-Đơn giản về điều kiện, thủ tục hồ sơ để ngƣời nghèo dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ƣu đãi và tăng cƣờng giải ngân cho vay vốn phục vụ sản xuất đối với các hộ nghèo. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và quy trình vay vốn để các hộ mạnh dạn vay vốn nếu có đủ điều kiện và nhu cầu, đặc biệt đối với những hộ nghèo.

-Gắn việc cho vay vốn với việc hƣớng dẫn cách làm ăn, khuyến công, khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật phục vụ sản xuất để sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả. Khi tiến hành thủ tục vay vốn cần tuyên truyền nâng cao nhân thức cho ngƣời vay trong trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả vốn vay đúng thời hạn. Ngoài ra, đa dạng hóa các hình thức cho vay vốn ƣu đãi hơn và dài hạn hơn.

-Ngoài ra, tạo điều kiện về vốn cho những cơ sở sản xuất, các tổ chức kinh tế hợp tác, các doanh nghiệp, các chủ trang trại làm ăn có hiệu quả trên địa bàn thành phố (khu công nghiệp Tam Thăng, Trƣờng Xuân, cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Tam Kỳ (theo Quyết định 05/2008/QĐ-UBND)...) để họ mở rộng quy mô sử dụng lao động, hỗ trợ giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo.

Tuyên truyền giáo dục cho ngƣời dân nhận thức đƣợc hoạt động giảm nghèo mang lại lợi ích vô cùng to lớn, thể hiện tinh thần nhân ái, tính nhân văn, nhân đạo. Nguồn lực thiết thực nhất chính là bản thân mỗi gia đình, mỗi nhóm dân cƣ, các gia đình hỗ trợ nhau làm kinh tế bằng cách trao đổi kinh nghiệm làm ăn, nhằm khắc phục mặc cảm, tƣ tƣởng tự ti của ngƣời nghèo, giúp ngƣời nghèo có đƣợc công việc ổn định, có thể giúp ích cho bản thân họ và cho cả thành phố.

Cần thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ vào vùng nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, tạo điều kiện tăng việc làm cho các khu vực nghèo; nhà nƣớc

cần ban hành các chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ nhƣ: miễn giảm thuế, hỗ trợ đất đai, hỗ trợ ngành nghề, giống, kỹ thuật,.. để thu hút các nhà đầu tƣ vào các vùng nghèo. Chính quyền địa phƣơng là cầu nối giữa ngƣời nghèo và doanh nghiệp trong việc định hƣớng việc làm và định hƣớng đầu tƣ. Ƣu tiên vốn cho đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất tại các xã nghèo, khu vực có dân cƣ thƣa thớt, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Tăng cƣờng huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nƣớc phục vụ công tác giảm nghèo bền vững nhƣ tăng cƣờng vận động sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, NGO, vận động Qũy “ Ngày vì ngƣời nghèo”. Lồng ghép các nguồn vốn từ các chƣơng trình, dự án khác với chƣơng trình giảm nghèo để tăng hiệu quả đầu tƣ đặc biệt là giữa Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. Vận động doanh ngiệp có tiềm lực kinh tế trong và ngoài địa bàn thành phố, các cơ quan, đơn vị và địa phƣơng kết nghĩa, giúp đỡ xã nghèo theo chức năng, nhiệm vụ và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị.

Xã hội hóa hoạt động giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phƣơng. Vận động các ban, ngành, đoàn thể, cá nhân ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập, học bổng cho học sinh nghèo để đào tạo một thế hệ tƣơng lai chất lƣợng, giúp ích cho gia đình, cho xã hội.

Trong công tác tuyên truyền, vận động, phải huy động tập hợp đƣợc sức mạnh của Mặt trận Tổ quốc cũng nhƣ các đoàn thể chính trị khác đứng ra tập hợp các tổ chức, vận động dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ TP Tam Kỳ. Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò tập hợp, thu hút đông đảo nhân dân cùng thực hiện thành công mục tiêu, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, thành phố về công tác giảm nghèo. Căn cứ mục tiêu của từng giai đoạn, Mặt trận Tổ quốc phải kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội để chủ trì các hoạt động xã hội từ thiện cho ngƣời nghèo, huy động tối đa nguồn lực tài

chính từ ngƣời dân, doanh nghiệp, đoàn thể và các tổ chức khác.

Tiếp tục sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh để phát triển một số ngành nghề thiết yếu nhằm đẩy mạnh sản xuất, thu hút vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài vào quá trình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 107 - 110)