Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 112 - 152)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo

Các cấp ủy Đảng đƣa nội dung giảm nghèo vào phƣơng hƣớng, nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết Đại hội của cấp mình, đồng thời có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng, Tỉnh ủy, thành phố về công tác giảm nghèo định kỳ và hàng năm. Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan, đơn vị nhƣ Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, mặt trận và các hội, đoàn thể ở các cấp.

Thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện chƣơng trình, chính sách, đề án giảm nghèo để phát hiện tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, để có những biện pháp xử lý kịp thời, bảo đảm hoạt động giảm nghèo đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra, đúng tiến độ và đúng quy định (đối tƣợng, chế độ, nội dung hỗ trợ, đầu tƣ,…)

Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng; tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các hội đoàn thể các cấp; củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo các cấp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực cho cán bộ và ngƣời dân về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu và chủ

trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về chính sách giảm nghèo.

Chính quyền các cấp nên quan tâm hơn đến việc xây dựng bộ tiêu chí kiểm tra, giám sát riêng trong việc thực hiện công tác Quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo trên địa bàn thành phố Tam Kỳ. Đổi mới phƣơng thức kiểm tra và giám sát. Trình tự, thủ tục kiểm tra, giám sát phải đƣợc nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao bảo đảm đƣợc mục đích, yêu cầu kiểm tra, giám sát.

Xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về giảm nghèo từ thành phố đến cơ sở thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Đào tạo, lựa chọn đội ngũ những ngƣời làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát trong tình hình mới. Năng lực của ngƣời cán bộ làm công tác thanh kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có sự hiểu biết toàn diện về hoạt động giảm nghèo, có quan điểm đúng đắn và tinh thần trách nhiệm khi tiến hành thanh, kiểm tra để có thể đánh giá chính xác, nhanh chóng, khách quan bản chất của vấn đề, tránh sự cứng nhắc, máy móc.

Xác định rõ đối tƣợng thụ hƣởng của chƣơng trình giảm nghèo thành phố, lƣợng hóa kết quả thực hiện chƣơng trình đó thông qua việc so sánh các chỉ tiêu trong công tác giảm nghèo trƣớc và sau khi thực hiện chƣơng trình, từ đó phát hiện những sai sót, yếu kém để có những biện pháp khắc phục thích hợp.

Hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm mục đích giúp Nhà nƣớc phát hiện những bất cập, khó khăn, thiếu sót trong hoạt động giảm nghèo. Vì vậy cần có sự phân công rõ ràng giữa các cơ quan, bộ phận kiểm tra, giám sát một cách nghiêm túc, hợp lý và đồng bộ, không trùng lặp, chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây ảnh hƣởng hay phiền hà cho cán bộ thực hiện hoạt động giảm nghèo hay ngƣời dân, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật.

3.2.5 Hoàn thiện việc xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo

Tổ chức thanh tra thƣờng xuyên, định kỳ hoặc đột xuất. Xây dựng và ban hành chế tài xử lý vi phạm dành riêng cho công tác giảm nghèo. Công tác thanh tra phải đƣợc thực hiện nghiêm túc, tránh tình trạng thanh tra mang tính chất hình thức, nể nang.

Cần có các hình thức răn đe, cơ chế xử phạt thích đáng đối với cán bộ làm công tác giảm nghèo có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phó khăn phiền hà cho ngƣời dân, lạm dụng, lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để vụ lợi. Đặc biệt, cần có các chính sách thi đua, khen thƣởng đối với các hộ gia đình nghèo thoát nghèo bền vững hoặc cán bộ làm công tác điều tra, rà soát hộ nghèo nếu thực hiện tốt nhiệm vụ, sâu sát với thực tế và hoàn thành đúng tiến độ đƣợc giao.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả và minh bạch trong giải quyết các thủ tục hành chính, giảm phiền hà trong thực hiện chính sách giảm nghèo.

Chính quyền các cấp thƣờng xuyên chỉ đạo, tổ chức thanh tra để đánh giá, hạn chế và uốn nắn kịp thời những sai phạm, lệch lạc trong tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo.

Mặc dù pháp luật hiện hành quy định về nguyên tắc mọi công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền và nghĩa vụ giám sát, phát hiện để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo, tuy nhiên quy định này mới chỉ mang tính chất định hƣớng, chung chung chứ chƣa có cơ chế cụ thể để có thể huy động sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân tham gia vào việc phòng và chống vi phạm trong công tác giảm nghèo. Trên thực tế, trách nhiệm phát hiện, xử lý các vi phạm mới chỉ chủ yếu thuộc về phía các cơ quan nhà nƣớc, trong đó một phần đáng kể là do các cơ quan thanh tra phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố

cáo. Ở nhiều nơi, nhiều lúc, ngƣời dân vẫn còn có tâm lý bao che cho các vi phạm với tâm lý ngại va chạm với các đối tƣợng vi phạm. Vi phạm trong công tác giảm nghèo là loại vi phạm diễn ra với nhiều dạng khác nhau, tính chất mức độ khác nhau, cho nên nếu chỉ trông chờ từ riêng phía cơ quan nhà nƣớc nói chung, các cơ quan thanh tra nói riêng thì sẽ không thể nào phát hiện và xử lý hết các vi phạm này trong cuộc sống. Điều này đòi hỏi pháp luật cần phải có cơ chế hiệu quả để xã hội hóa công tác phòng và chống vi phạm trong công tác giảm nghèo thì mới đem lại hiệu quả.

Cần xây dựng cơ chế ràng buộc đối với những hộ nghèo chây lƣời lao động, trông chờ, ỷ lại thì các cấp, ngành, địa phƣơng cần tích cực tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức; đồng thời xây dựng cơ chế ràng buộc trong quá trình thụ hƣởng các chính sách hỗ trợ thoát nghèo. Với những hộ này, địa phƣơng cần xây dựng khung thời gian hỗ trợ tối đa là 3 năm để giúp họ vƣơn lên, nếu hết 3 năm họ vẫn cố tình chây lƣời thì sẽ loại ra khỏi danh sách hộ nghèo. Có nhƣ vậy mới tạo ra sự công bằng và tránh gây lãng phí chính sách hỗ trợ và tránh đƣợc tƣ tƣởng trồng chờ, ỷ lại của những hộ nghèo. Bên cạnh đó, cần có chế tài ràng buộc và quản lý chặt chẽ trong việc tách hộ để tránh tình trạng “chạy” chính sách.

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Đề nghị các cấp ủy tiếp tục tăng cƣờng công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác giảm nghèo, phân công Đảng viên theo dõi, giúp đỡ đồng hành cùng ngƣời nghèo, cận nghèo. Góp phần thực hiện có hiệu quả chƣơng trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020

Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố bố trí nguồn lực, phân bổ sử dụng ngân sách Nhà nƣớc đảm bảo kinh phí thực hiện các cơ chế chính sách giảm nghèo bền vững, đặc biệt là những cơ chế, chính sách riêng, đặc thù của thành phố.

tâm bảo trợ xã hội thành phố để tiếp nhận trẻ mồ côi, ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng cô đơn, ngƣời già neo đơn thuộc hộ nghèo trên địa bàn thành phố nhằm góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội

Phân bổ kinh phí quản lý cho Ban chỉ đạo giảm nghèo, Tổ giúp việc của thành phố giai đoạn 2016 – 2020

UBND các địa phƣơng chủ động trong công tác xây dựng các giải pháp giảm nghèo bền vững sát đúng với tình hình thực tế và nguyên nhân nghèo của từng hộ nghèo. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể thành phố trong công tác hỗ trợ giảm nghèo bền vững

Trong công tác điều tra, rà soát họ nghèo hằng năm, các cấp ủy Đảng, Chính quyền cấp xã, phƣờng cần quan tâm chỉ đạo một cách quyết liệt trong công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, đảm bảo thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo. Đề nghị tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cho địa phƣơng để đảm bảo cho cuộc rà soát. Hằng năm, tỉnh có văn bản triển khai và tiến hành tổ chức tập huấn rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trƣớc ngày 01/9 để thành phố tiến hành rà soát theo quy định của Thông tƣ 17/2016/TT-BLĐTBXH (quy định thời điểm rà soát thực hiện từ ngày 01/9 hằng năm). Tiếp tục tăng cƣờng công tác thông tin tuyên truyền để ngƣời dân nhận thức đúng và đầy đủ về quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo. Phối hợp với các Hội, Đoàn thể trong công tác giám sát rà soát, phát huy dân chủ trong bình xét hộ nghèo, lấy ý kiến tập thể quyết định kết quả bình xét, niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tại nhà văn hóa thôn, khối phố và UBND xã, phƣờng để ngƣời dân đƣợc biết.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Công tác Quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo đã có những đóng góp quan trọng đối với công tác an sinh xã hội của thành phố, đặc biệt là những đóng góp về phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của tỉnh. Đáp ứng xu thế phát triển chung của cả nƣớc cũng nhƣ yêu cầu phát triển của thành phố, tác giả đã

đƣa ra các giải pháp hoàn thiện nội dung công tác quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ, nhƣ: tăng cƣờng công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo, tăng cƣờng đầu tƣ, phân bổ hợp lý các nguồn lực cho công tác giảm nghèo, hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo,… Qua tìm hiểu, nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo tại thành phố, tác giả cũng có những kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để định hƣớng nhiệm vụ phát triển các lĩnh vực chuyên sâu trong QLNN về giảm nghèo thời gian đến.

KẾT LUẬN

Giảm nghèo đã và đang đƣợc nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về bản chất và tác động của nó đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội không chỉ ở phạm vi của một địa phƣơng hay một quốc gia mà cả thế giới. Thực tiễn trong những năm qua, hoạt động giảm nghèo trên địa bàn thành phố Tam Kỳ nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, phát triển kinh tế, giữ vững trật tự an ninh chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt đƣợc, công tác QLNN về giảm nghèo vẫn còn một số hạn chế tồn tại, vì vậy tăng cƣờng thực hiện tốt công tác QLNN về giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ trong thời gian tới là yêu cầu khách quan và cần thiết.

Lựa chọn đề tài nghiên cứu về chủ đề “ Quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”, luận văn đã hoàn thành đƣợc những công việc chính sau đây:

Sau khi xác định đƣợc mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu. Luận văn đã phân tích cơ sở lý luận của QLNN về giảm nghèo. Nội dung chủ yếu ở Chƣơng 1 bao gồm khái niệm về nghèo và tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều ở Việt Nam, quan niệm về giảm nghèo, khái niệm và vai trò của Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo. Nội dung của quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo, các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luận văn đã tập trung phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Tam Kỳ. Đi sâu phân tích tình hình nghèo, giảm nghèo và thực trạng QLNN về giảm nghèo tại thành phố. Qua phân tích, luận văn đã làm rõ nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến nghèo cũng nhƣ khái quát sự thành công, kết quả của sự nghiệp giảm nghèo, đồng thời nêu lên những hạn chế trong

công tác QLNN về giảm nghèo và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó. Căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn trong QLNN về giảm nghèo, luận văn đƣa ra những quan điểm, định hƣớng và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác QLNN về giảm nghèo trong những năm tiếp theo với các giải pháp về triển khai chính sách giảm nghèo, giải pháp về kiện toàn bộ máy, con ngƣời, nguồn lực, các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.

Do giảm nghèo là một vấn đề kinh tế - xã hội mang tính tổng hợp, rộng lớn và phức tạp, có liên quan đến nhiều chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với năng lực, trình độ nhận thức và thời gian có hạn nên luận văn chƣa thể nghiên cứu một cách trọn vẹn về những vấn đề mà đề tài đặt ra, các giải pháp đƣợc đề xuất trong luận văn có thể chƣa đầy đủ mà chỉ mới là những giải pháp cơ bản, song về sau nếu điều kiện cho phép, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề sau:

+ Đối với nội dung QLNN về giảm nghèo, tác giả sẽ tiến hành điều tra bằng nhiều hình thức: phỏng vấn trực tiếp, quay video, ảnh chụp…, đối tƣợng điều tra sẽ đa dạng hơn: ngƣời nghèo, ngƣời dân, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, đoàn thể và các cơ quan chuyên môn quản lý. Qua đó, có thể đi sâu tìm hiểu thêm những thiếu sót trong công tác giảm nghèo để khắc phục và phát huy tốt hơn trong việc triển khai chính sách về giảm nghèo,nguồn lực, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách giảm nghèo,..

+ Nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm, điều kiện tự nhiên, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, từng xã phƣờng, đặc biệt các xã vùng bãi ngang ven biển để từ đó có thể đề xuất các chính sách giảm nghèo cụ thể, hiệu quả, đồng bộ và thiết thực hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Đặng Nguyên Anh (2015), Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn, Viện Hàn Lâm Khoa học – xã hội Việt Nam.

[2] Ban chấp hành Trung ƣơng 2012, Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị lần

thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020.

[3] Báo cáo phát triển thế giới (2000), Tấn công nghèo đói, Word Bank. [4] Lê Bảo (2016), bài giảng Quản lý Nhà nước về kinh tế.

[5] Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội và Uỷ ban về các Vấn đề xã hội của Quốc Hội (2015), Tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam.

[6] Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (2015), Đề án tổng thể Chuyển đổi

phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều, áp dụng trong giai đoạn 2016-2020.

[7] Bộ Lao động - thƣơng binh và xã hội (2013), Nội dung và yêu cầu cơ bản

trong Quản lý Nhà nước các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo.

[8] Chi cục thống kê thành phố Tam Kỳ (2016), Niên giám thống kê.

[9] Chính phủ (2015), Quyết định ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn

2016 -2020.

[10] Nguyễn Mậu Dũng, Mai Lan Phƣơng và Philippe Lebailly, Phân cấp quản lý và chương trình xóa đói giảm nghèo: trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình, Khoa kinh tế và phát triển nông thôn, Trƣờng Đại

học nông nghiệp Hà Nội.

[11] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2016.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 112 - 152)