Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 49 - 52)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1.Đặc điểm tự nhiên

-Vị trí địa lý, địa hình

Tam Kỳ là thành phố trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung.

Địa giới hành chính thành phố Tam Kỳ: phía bắc giáp huyện Thăng Bình, phía nam giáp huyện Núi Thành, phía tây giáp huyện Phú Ninh, phía đông giáp biển Đông.

Thành phố gồm có các đƣờng phố chính nhƣ: Hùng Vƣơng, Phan Chu Trinh, Trần Cao Vân, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Hoàng, Phan Bội Châu, Trƣng Nữ Vƣơng, Nguyễn Chí Thanh.

Tam Kỳ là nơi đặt các cơ sở hành chính của tỉnh Quảng Nam và các cơ quan chỉ huy quân sự chính của tỉnh Quảng Nam. Thành phố Tam Kỳ, về Phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 70 km; về phía Nam, cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà khoảng 30 km và cách khu công nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 40 km, gắn với QL1A, QL40 (đƣờng Nam Quảng Nam) và kết nối với hệ thống giao thông quốc gia gồm đƣờng sắt, đƣờng bộ, hàng không, đặc biệt Quốc lộ 14D, 14B, 14E nối các huyện miền biển, trung du, đồng bằng và duyên hải, gắn kết với các tỉnh Tây Nguyên, Lào và khu vực.

-Thời tiết khí hậu

Thành phố Tam Kỳ nằm trong phân vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mƣa nhiều và mƣa theo mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mƣa và mùa khô:

Mùa mƣa chủ yếu tập trung nhiều vào các tháng 9 đến tháng 12, lƣợng mƣa chiếm 70-75% cả năm. Lƣợng mƣa tháng trong thời kỳ này đạt 400mm, tháng 10 lớn nhất: 434mm.

Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, lƣợng mƣa chỉ chiếm 25-30% cả năm. Lƣợng mƣa tháng trong thời kỳ này chỉ đạt 25mm, tháng 3 có lƣợng mƣa nhỏ nhất trong năm: 12mm.

Khí hậu nhìn chung thích hợp cho việc trồng lúa nƣớc, song do mùa khô thƣờng kéo dài trên 6 tháng, cuối mùa khô thƣờng nắng nóng, gió Tây Nam mạnh xuất hiện làm tăng lƣợng bốc hơi, trong khi đó lƣợng mƣa trong mùa này thƣờng rất thấp nên thƣờng xảy ra khô hạn, thiếu nƣớc, ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và nƣớc dùng cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

năm, kèm với áp thấp nhiệt đới nên thƣờng gây ra hiện tƣợng ngập lụt. Thiên tai thƣờng xuyên xảy ra đã tác động sâu sắc đến hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân.

Sông Tam Kỳ: Là hợp lƣu của 10 con sông suối nhỏ, bắt nguồn từ các

dãy núi phía Tây, chảy theo hƣớng Tây - Đông xuống dòng chính tại Xuân Bình - Phú Thọ, xã Tam Trà, huyện Núi Thành, rồi theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam chảy ra cửa An Hòa (Núi Thành). Diện tích lƣu vực khoảng 800km2. Do nằm trong vùng nhiều mƣa, rừng đầu nguồn ít bị tàn phá nên dòng chảy tƣơng đối điều hòa theo mùa. Lƣu lƣợng lớn nhất của sông Tam kỳ là 20,7m3/s.

Sông Bàn Thạch: Là sông lớn nhất chảy qua thành phố Tam Kỳ, chảy từ

phía Tây sang phía Đông của thành phố. Sông Bàn Thạch hợp lƣu với sông Tam Kỳ tại khu vực phía Đông thành phố, tạo thành sông Trƣờng Giang dài 12km trƣớc khi đổ ra biển. Lƣu lƣợng lớn nhất của sông Bàn Thạch là 96,6m3/s.

Ngoài hai hệ thống sông trên, Tam Kỳ còn có sông Trƣờng Giang là sông nƣớc mặn và nƣớc lợ chạy sát biển nối cửa An Hòa với cửa Đại - Hội An, khi lũ lớn chỉ ảnh hƣởng tràn bờ vùng sát ven sông có cao độ nền <2,5m.

Sông Trƣờng Giang không có thƣợng lƣu và hạ lƣu, chạy ngang, song song với bờ biển Quảng Nam. Sông dài trên bảy chục cây số, nối hạ lƣu hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn ở phía Bắc với hạ lƣu hệ thống sông Tam Kỳ - An Tân ở phía Nam. Nguồn nƣớc của Trƣờng Giang đƣợc thu nhận từ hai hệ thống sông này. Ở hai đầu Bắc và Nam, sông đều thông với biển. Phía Bắc, Trƣờng Giang gặp Thu Bồn rồi cùng ra biển qua Cửa Đại. Phía Nam, Trƣờng Giang hòa với sông Tam Kỳ, An Tân rồi đổ ra biển thông qua Cửa Lở và cửa An Hòa.

chảy sông Tam Kỳ. Hồ này là nguồn cung cấp nƣớc cho khu vực đô thị Tam Kỳ và cho các hoạt động thuỷ lợi. Dung tích hồ W=362x106m3.

-Đất đai

Tam Kỳ có diện tích 93,97 km2 gồm nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp lớn 53,01 km2

, chiếm 56,41% tổng diện tích đất toàn thành phố, đất phi nông nghiệp 36,28 km2, chiếm 38,61% tổng diện tích. Bên cạnh đó, đất chƣa qua sử dụng còn 4,68 km2, chiếm 4,98% tổng diện tích, đƣợc thể hiện qua bảng 2.1 dƣới đây:

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất thành phố Tam Kỳ năm 2016

STT Chỉ tiêu Diện tích (km2) Cơ cấu (%)

1 Đất nông nghiệp 53,01 56,41

2 Đất phi nông nghiệp 36,28 38,61

3 Đất chƣa sử dụng 4,68 4,98

Tổng diện tích đất tự nhiên 93,97 100

(Nguồn: Niên giám thống kê TP Tam Kỳ)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 49 - 52)