Khái quát chung

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 27 - 29)

6. Kết cấu của luận án

1.1. Khái quát chung

Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người là nhân tố quan trọng không chỉ trong sản xuất của cải cho xã hội, mà còn trong tổ chức phân phối các nguồn lực sản xuất. Bảo vệ con người và lợi ích của con người đã được ưu tiên ngay từ khi xã hội loài người hình thành. Những ưu tiên hàng đầu đó được xã hội thừa nhận bằng các quy ước xã hội hoặc bằng các văn bản pháp luật. Sang thế kỷ 20 ở xã hội Tây Âu, các nhà quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp đưa ra hai "thuật ngữ" mới dùng để bảo vệ lợi ích của con người. Một thuật ngữ là Chính sách An sinh con người (đảm bảo quyền sinh sống của tất cả mọi người: social security), một thuật ngữ khác là

1 Thuật ngữ "tín thác" ở Mỹ phản ánh trách nhiệm chia sẻ chung của cộng đồng (lợi ích xã hội) với rủi ro thất nghiệp của người lao động, chính vì vậy mà có tên gọi riêng là quỹ tín thác.

16 Chính sách Bảo hiểm xã hội (BHTN là 1 phần của BHXH nhằm đảm bảo thu nhập của người mất việc làm) (theo tài liệu [2]; [14]).

Những quốc gia như Pháp – Đức lại đề cao vai trò trách nhiệm cá nhân và xây dựng chính sách bảo hiểm con người và lợi ích con người (Mô hình Bismarck). Bảo hiểm xã hội theo mô hình này gồm: bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tử tuất… Trong khi đó, những quốc gia trong nhóm liên hiệp Anh – Mỹ hướng tới thuật ngữ An sinh con người và xây dựng Luật an sinh xã hội (Mô hình Beveridge). Chính sách an sinh xã hội theo mô hình này gồm: Đảm bảo chăm sóc y tế tối thiểu, đảm bảo mức sống (thu nhập) tối thiểu, đảm bảo quyền lợi xã hội tối thiểu (theo tài liệu [2] )…

Bảng 1.1 So sánh mô hình Bismarck và mô hình Beveridge trong bảo vệ lợi ích của con người (nguồn:[2])

Mô hình Bismarck Mô hình Beveridge

Đóng góp Chỉ 1 bộ phận người LĐ Từ thuế của toàn XH

Quản lý Tách khỏi nhà nước Nhà nước

Mục tiêu Đối tượng dễ bị tổn thương Toàn xã hội

Xuất phát từ những quan điểm khác nhau về sự chia sẻ và trách nhiệm chia sẻ các vấn đề xã hội, mà các quốc gia khác nhau lựa chọn chính sách quản lý xã hội và phương pháp quản lý khác nhau. Các nhà khoa học, kinh tế học ở các quốc gia Pháp, Đức, Anh, Mỹ… nghiên cứu hệ thống chính sách hỗ trợ tài chính cho người thất nghiệp ở các quốc gia khác để so sánh và chứng minh hiệu quả của hệ thống chính sách xã hội ở mỗi nước2. Kết quả nghiên cứu mô hình chính sách xã hội ở các quốc gia Tây Âu và Mỹ đã hình thành nên những quan điểm riêng về an sinh con người và bảo hiểm thất nghiệp, những quan điểm về sự ảnh hưởng hay tác động của chính sách xã hội và chính sách BHTN đối với các vấn đề kinh tế, xã hội. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mô hình bảo vệ lợi ích con người của Anh – Mỹ hay của Pháp – Đức đều bộc lộ những khiếm khuyết trong tổ chức tài chính. Mối nguy cơ thâm hụt tài chính đã xảy ra ở cả mô hình Beveridge (cho người thất nghiệp: UA – Unemployment assistance) và ở cả mô hình Bismarck (cho người thất nghiệp: UI - Unemployment insurance).

2 Năm 1981, mô hình ASXH của chính phủ Chi lê bị phá sản. Hệ thống chương trình trợ cấp AS của chính phủ được chuyển sang tư nhân hóa theo mô hình Bismarck – Nguồn World bank: Averting the old age crisis: Policies to protect the old and promote growth, 1994.

17 Ở một số quốc gia như Việt Nam, Malaysia, Trung quốc… thì quỹ BHTN là một bộ phận của quỹ BHXH (mô hình Bismarck), trong khi đó ở Mỹ, Canada thì quỹ BHTN là một bộ phận của quỹ tín thác (trust fund) (theo tài liệu [26]). Tuy nhiên, dù tên gọi khác nhau là quỹ tín thác hay là quỹ bảo hiểm, nhưng cả hai cùng có những đặc trưng cơ bản như: do nhà nước quản lý hành chính thống nhất3 và xây dựng chính sách tài chính độc lập. Việc quản lý thống nhất là nhằm thể hiện vai trò nhà nước trong quản lý quỹ xã hội: (1) Quyền lực và chế tài thực hiện hợp pháp; (2) Trách nhiệm quản lý chính sách xã hội. Để thực thi chính sách hỗ trợ tài chính cho một nhóm đối tượng lao động và duy trì khả năng tài chính (lâu dài) thì quỹ tín thác / quỹ BHTN phải là nguồn lực tài chính độc lập [có nghĩa là nguồn tài chính của quỹ tín thác /quỹ BHTN thuộc khoản thu – chi ngoài ngân sách và tự cân đối tài chính: tự chủ tài chính (tự quyết định mức đóng góp và mức chi trả)]. Lý do của sự độc lập tài chính là bởi: (1) Đối tượng thụ hưởng chủ yếu là người lao động tham gia đóng góp vào quỹ; (2) Mục đích sử dụng nguồn tài chính huy động là đảm bảo cuộc sống, dự phòng thu nhập cho công dân tham gia quỹ BHTN. Chính vì vậy, báo cáo tài chính về quỹ tín thác/ quỹ BHXH là một phần không thể tách rời khỏi báo cáo tài chính quốc gia như: Mỹ, Canada và nhiều quốc gia khác…

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)