6. Kết cấu của luận án
1.2.1. Hướng nghiên cứu về sự phù hợp của chính sách bảo hiểm thất nghiệp vớ
nghiệp với thực trạng kinh tế xã hội
Chính sách "thu, chi BHTN sẽ được duy trì ở mức ra sao thì được coi là phù hợp" chính là hướng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu như: Murray Rubin (1983); Daron Acemoglu và cộng sự, (2003); Monica Townson và cộng sự, (2007); Bouis, R., O. Causa và cộng sự, (2012); Torben M. Andersen, (2014); Wayne Vroman và Stephen A. Woodbury, (2014)... Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy: …"Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ban đầu được xây dựng dựa trên những điều kiện và dự tính sự biến động kinh tế - xã hội tại thời điểm xây dựng chính sách….Chính sách bảo hiểm thất nghiệp phải đảm bảo tính bền vững lâu dài. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội lại luôn biến đổi và làm cho chính sách bảo hiểm chở nên lạc hậu…", (nguồn:[27]). Khi xem xét bối cảnh nền kinh tế Mỹ, nhóm nghiên cứu do Murray Rubin cho rằng chính sách bảo hiểm thất nghiệp dựa trên những tiêu chuẩn cũ không còn phù hợp nữa. Bằng việc thực hiện so sánh điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại với cơ sở kinh tế - xã hội ban đầu khi xây dựng chính sách bảo hiểm thất nghiệp để đề xuất những "tiêu chuẩn mới về bảo vệ người thất nghiệp". Chính sách bảo hiểm thất nghiệp của Mỹ dường như quá cứng nhắc trong suốt một thời gian dài như: (1) tiêu chuẩn hưởng chi trả bảo hiểm thất nghiệp không thay đổi; (2) các kế hoạch quản lý quỹ ít thay đổi (chi phí hành chính cố định). Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ đã thay đổi rất lớn: (1) Giá trị và quy mô sản xuất tăng gấp nhiều lần so với những thập kỷ 40; (2) Tình trạng thất nghiệp cũng tăng nhanh về số lượng, thời gian chờ tìm công việc mới cũng kéo dài hơn (theo các tài liệu [28],[29], [61]). Kết luận quan trọng của nhóm nghiên cứu là "khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi (nguyên nhân) thì chính sách BHTN cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp".
Nền kinh tế của khối các quốc gia phát triển Tây Âu và Bắc Mỹ có mối liên kết với nhau. Khi xảy ra khủng hoảng kinh tế ở một quốc gia, thì có sự lan truyền ảnh hưởng tới những quốc gia trong khối kinh tế. Chính sách hỗ trợ người thất nghiệp ở mỗi quốc gia khác nhau giúp các quốc gia đối phó hậu quả khủng thất nghiệp khác nhau, nhưng đều có một điểm chung về thống nhất điều kiện đóng góp/ chi trả thất
19 nghiệp. Điều kiện đóng góp/ chi trả BHTN của mỗi quốc gia phải linh hoạt với thời kỳ kinh tế là hướng nghiên cứu của Bouis, R., và cộng sự (2012). Nghiên cứu về chính sách chi trả BHTN của một loạt các nước phát triển Tây Âu và Bắc Mỹ trong suốt thời gian dài của Bouis và cộng sự cho thấy nới lỏng điều kiện chi trả bảo hiểm thất nghiệp từ gói BHTN sẽ tạo hiệu ứng tiêu cực (tăng tỷ lệ thất nghiệp) ở thời kỳ khủng hoảng và mức tiêu cực xuống thấp khi thắt chặt điều kiện chi BHTN ở thời kỳ kinh tế ổn định và thịnh vượng. Điều kiện chi trả BHTN nới lỏng sẽ khiến người thất nghiệp kéo dài thời gian thất nghiệp và càng khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng theo. Kinh tế xuống dốc thì buộc phải cắt giảm người lao động là đương nhiên. Khi kinh tế phục hồi, thì cần phải thắt chặt điều kiện chi BHTN để buộc người lao động quay lại làm việc. Đề xuất mà nhóm nghiên cứu đưa ra là "phải tính toán quy luật chu kỳ kinh tế dựa trên xem xét các yếu tố kinh tế vĩ mô, để nhằm lựa chọn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phù hợp với kế hoạch thu, chi, lợi ích của người tham gia chính sách BHTN và sự cân đối dài hạn của quỹ BHTN" (nguồn:[29]).
Để bổ sung cho các giải pháp điều chỉnh mức thu và chi BHTN cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, cần phải xây dựng phương pháp xác định mức thu và chi cho phù hợp. Nghiên cứu của Yehuda Kahane (theo tài liệu: [13]) về tình hình thu, chi quỹ bảo hiểm của Mỹ cho thấy thâm hụt quỹ có liên quan đến khủng hoảng kinh tế và cần phải đảm bảo tài chính ổn định cho việc vận hành quỹ. Ý tưởng mà Yehuda Kahane đặt ra là cần phải tính toán (kiểm chứng) lại mức thu – chi BHTN đã là hợp lý chưa. Để vận hành quỹ BHTN thì cần phải đáp ứng được 3 khả năng tài chính: (1) Chi phí vận hành quỹ (chi phí hành chính); (2) Chi trả cho người tham gia BHTN; (3) Chi phí rủi ro dự phòng. Phương pháp kiểm chứng "độ an toàn của quỹ bảo hiểm"do Yehuda Kahane đưa ra là "so sánh giá trị hiện tại của dòng tiền (NPV) của khoản đóng góp và khả năng chi trả". Ngoài ra, các yếu tố rủi ro trong kinh tế như: thâm hụt ngân sách, lạm phát hay lãi suất là những yếu tố cần phải xem xét khi lập kế hoạch tài chính quỹ BHTN.