Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 78 - 80)

6. Kết cấu của luận án

2.3.1.1. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô

Trong lịch sử phát triển của loài người, thế giới đã chứng kiến nhiều kiểu tổ chức mô hình kinh tế khác nhau như: kinh tế tự nhiên, kinh tế tập trung (kinh tế kế hoạch hóa) và kinh tế thị trường, trong đó kinh tế thị trường là mô hình được nhiều quốc gia lựa chọn cho quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế. Kinh tế thị trường đơn giản là kiểu tổ chức nền kinh tế dựa trên các nguyên tắc và tuân thủ những quy luật của kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mở. Trong đó, nó coi trọng và tuân thủ các quy luật vận động, điều tiết của thị trường, tôn trọng tự do cạnh tranh, tự do hợp tác, mở rộng giao lưu thương mại, tạo cơ hội cho mọi chủ thể kinh tế tham gia thị trường, tìm kiếm lợi nhuận. Kinh tế thị trường là nền kinh tế luôn có nhiều biến động, tăng trưởng mang tính chu kỳ.

Hình 2.3 Sự ra đời của mô hình KTVM -Macro economics model(nguồn: [24]) Nhà kinh tế học Jan Tinbergen đã thực hiện quan sát các hiện tượng kinh tế - xã hội trong một thời gian dài và đặt nền móng cho việc xây dựng mô hình kinh tế vĩ mô (macroeconomics model). Với sự ra đời và hoàn chỉnh các hệ thống phân tích và

67 công cụ đánh giá, nhà nghiên cứu mô hình kinh tế vĩ mô, Lawrence Klein (1980) đã hoàn thiện mô hình và ứng dụng trong quản lý vĩ mô về kinh tế - xã hội.

Dựa trên các thành tựu của mô hình kinh tế vĩ mô (macroeconomics model), các chính phủ luôn có gắng điều tiết giữ cho nền kinh tế phát triển ổn định. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đạt được mục tiêu đề ra. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, tỷ lệ lao động có việc làm cao, thu bảo hiểm thất nghiệp cao và chi trả thấp. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng kém, tỷ lệ thất nghiệp cao, thu bảo hiểm thất nghiệp thấp và chi trả lại tăng cao. Chu kỳ kinh tế không chỉ phản ánh sự biến động việc làm - thất nghiệp, nó còn cho thấy sự thay đổi / biến động của chi phí doanh nghiệp và phản ứng của hành vi cá nhân trước sự thay đổi / biến động đó. Các cuộc khủng hoảng kinh tế khiến việc các chủ doanh nghiệp cắt giảm chi phí (cắt giảm tiền lương) và lựa chọn giải pháp sau cùng là cắt giảm lao động. Tuy nhiên, thời kỳ sau khủng hoảng lại có xu hướng ngược lại. Nghiên cứu của Dale T.Mortensen và cộng sự (1973) trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, cho thấy mức lương thay đổi tiêu cực khiến số lượng người lao động chọn nghỉ thất nghiệp tăng và người thất nghiệp sẽ kéo dài thời gian tìm việc (vì không chấp nhận mức lương thấp), cho dù năng suất lao động vẫn không thay đổi. Mô hình này đã được vận dụng vào giải quyết các chính sách xã hội, đến thất nghiệp và sự cân bằng quỹ BHTN ở nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển như Tây Âu và các nước công nghiệp mới, New Zealand, Thái Lan... Điều đặc trưng của những mô hình ảnh hưởng khách quan bởi nhân tố kinh tế vĩ mô này là kết hợp giữa "thực tiễn biến động kinh tế - xã hội và môi trường" với "hậu quả của sự thay đổi mô hình cân bằng quỹ BHTN". (theo các tài liệu: [17], [19], [20], [22]).Mục tiêu của mô hình dự báo ảnh hưởng kinh tế vĩ mô là sự xem xét tác động qua lại giữa chính sách và biến động thị trường nhằm dự báo tổng thể thị trường và cả chính sách. Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh được rằng các chỉ số kinh tế vĩ mô như: Chỉ số phát triển công nghiệp (IPI), chỉ số chứng khoán S&P500, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất trái phiếu chính phủ... có ảnh hưởng đến biến động thu, chi và cân đối thu chi BHTN (theo các tài liệu: [17], [19], [20], [22]). Kết quả chung của tất cả các công trình nghiên cứu dưới dạng mô hình:

F (thâm hụt quỹ BHTN) = F(thu BHTN – chi BHTN) =

68

Hay:

Log(thu/chi quỹ BHTN) = α + ∑Log(βjXj) + u

Phương trình tổng quan dự báo quỹ xã hội:

Log(Y) = α0 + αi∑Log (GDP, CPI, lãi suất, tỷ giá hối

đoái, vụ mùa, chỉ số giá dầu…) (2.1)

Mô hình ảnh hưởng kinh tế vĩ mô đã chứng minh được kỳ vọng là giúp chính phủ lập kế hoạch và điều chỉnh chính sách quản lý vĩ mô nhằm đối phó với các cuộc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)