Kiến nghị đối với cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 142 - 145)

6. Kết cấu của luận án

5.2.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Định hướng hoạt động quỹ BHTN và giải pháp dự báo thu chi

Chính sách BHTN ngày càng được nhiều người lao động đón nhận và tham gia bởi lợi ích nó mang lại. Bên cạnh điểm mạnh là khoản thu BHTN (đầu vào) tăng lên trong thời gian qua, thì các khoản chi trả BHTN cũng biến động tăng lớn. Để đảm bảo cân đối quỹ, song hành với biện pháp kiểm soát chi, thì công tác dự báo tài chính quỹ ASXH (bao gồm cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp...) đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết. Theo BHXH Việt Nam, Nghị định 01/NĐ-CP (ngày 5-1-2016) đã xác định nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc xây dựng mô hình dự báo tài chính Quỹ. Trong đó, cơ quan BHXH Việt Nam là cơ quan Nhà nước có chức năng xây dựng kế hoạch chiến lược và kế hoạch tài chính, kế hoạch hàng năm, kế hoạch trung hạn và dài hạn 5 năm của ngành BHXH. Việc xây dựng kế hoạch chi tiêu tài chính Quỹ, bao gồm: Thu, chi, cân đối quỹ và số người tham gia

131 chính sách bảo hiểm…. Độ tin cậy của công tác dự báo tài chính quỹ BHTN phụ thuộc vào việc xác định các yếu tố ảnh hưởng và phương pháp xác định.

Kết quả của công trình nghiên cứu này cũng thừa nhận với những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về mối liên hệ biến động kinh tế với hệ thống chính sách BHTN. Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra tầm quan trọng của cơ sở lý luận (chính sách BHTN) phải gắn liền với thực tiễn (quy luật kinh tế thị trường) trong các nghiên cứu kinh tế và dự báo kinh tế. Cơ quan quản lý quỹ BHTN có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này trong phương pháp dự báo thu, chi BHTN gồm:

* Dữ liệu cho dự báo dựa vào chỉ số GDP. Kết quả ước lượng kinh tế đối với mô hình cho thấy chỉ số kinh tế vĩ mô là GDP là chỉ số kinh tế có ảnh hưởng đến thu, chi BHTN ở Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất đưa chỉ số kinh tế này vào các mô hình dự báo cân đối thu chi BHTN ở Việt Nam.

* Phương pháp dự báo VECM. Phương pháp ước lượng kinh tế VECM về căn bản có thể giải quyết vấn đề mối ảnh hưởng qua lại giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu của mình, nghiên cứu sinh sử dụng giả định những yếu tố chính sách chi trả BHTN được giữ ổn định trong suốt thời kỳ nghiên cứu. Chính vì vậy, các hệ số phản ánh quan hệ ước lượng kinh tế chỉ là kết quả tương đối. Phương pháp ước lượng kinh tế VECM sẽ có độ thuyết phục cao hơn khi chuỗi số liệu nghiên cứu dài hơn và được tập hợp đầy đủ hơn. Phương pháp ước lượng kinh tế VECM hoàn toàn có thể ứng dụng trong dự báo thu, chi BHTN ở Việt Nam.

Quản lý thu, chi của quỹ BHTN và giải pháp thanh tra giám sát

Với tính chất là một quỹ xã hội, nên yêu cầu xây dựng quy chế và tổ chức quản lý quỹ BHTN phải đồng bộ, hài hòa và phù hợp với lợi ích của đại đa số người lao động. Các khoản chi trả BHTN phải phù hợp với mục tiêu đặt ra của quỹ và tránh để lãng phí, mất mát nguồn tài chính của quỹ.

Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy dù tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt kết quả cao và tích cực làm giảm chi BHTN (trong ngắn hạn), nhưng vẫn còn những nguyên nhân khác thúc đẩy (tiêu cực) chi BHTN tăng lên (trong dài hạn). Mô hình ước lượng kinh tế VECM cho thấy chính xu hướng chi BHTN lại là nguyên nhân tiêu cực. Một số nhà nghiên cứu cho rằng khoản chi phí quản lý và hành chính của quỹ BHTN cũng là nguyên nhân nội tại làm tăng chi BHTN. Đối với khoản thu

132

BHTN, tăng trưởng kinh tế (được biểu diễn qua sự tăng trưởng GDP) là động lực chính làm tăng thu BHTN. Tuy nhiên, mức độ tăng thu BHTN trong giai đoạn 2015 – 2019 đang có xu hướng tăng chậm dần, trong khi đó nhịp độ tăng trưởng kinh tế vẫn giữ ổn định. Điều này cũng làm nảy sinh nghi ngờ về công tác đôn đốc, kiểm tra, thanh tra hoạt động thu BHTN.

Chính vì vậy, để xóa bỏ những nghi ngờ này thì tổ chức quản lý quỹ BHTN cần thực hiện những vấn đề sau:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất để kiểm soát các hoạt động thu, chi bảo hiểm thất nghiệp. Một vấn đề phát sinh không chỉ ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới đó là hoạt động trục lợi BHTN. Thực hiện công tác công khai thông tin tài chính quỹ BHTN ở tất cả các đầu mối phát sinh chi trả lấy từ nguồn quỹ BHTN. Trên cơ sở đó để kiểm tra và giám sát hoạt động của đơn vị quản lý quỹ BHTN, kiểm soát hiện tượng người lao động và cán bộ quản lý quỹ BHTN cấu kết trục lợi. Hoạt động của quỹ BHTN cũng được xem như là hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận, nên việc báo cáo tài chính hoạt động của quỹ BHTN cũng tương tự như báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo thực hiện mục tiêu trong từng kỳ và văn bản xác nhận của kiểm toán nhà nước… Điều kiện tiên quyết để hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất là xây dựng trung tâm xử lý dữ liệu chung và hoàn thiện nguyên tắc kế toán về lập BCTC của các đơn vị thành viên.

Thứ hai, tổng liên đoàn lao động Việt Nam đóng vai trò cơ quan giám sát độc lập, có thể thanh tra và đại diện cho người lao động trong xử lý việc thất thoát tài chính quỹ BHTN trước pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay, quỹ BHTN là một đơn vị trực thuộc Bộ lao động và thương binh – xã hội. Trong đó, đơn vị quản lý cấp cao nhất là Bộ LĐ – TB – XH vừa thực hiện công tác quản lý nhân sự và quản lý tài chính, và đồng thời vừa giám sát và thanh tra hoạt động.Để tránh sự hiểu nhầm và minh bạch quản lý tài chính quỹ BHTN, cần thiết phải tách riêng công tác thanh tra và kiểm tra quản lý quỹ BHTN ra khỏi Bộ LĐ – TB – XH. Kinh nghiệm tổ chức quỹ BHTN ở Đức, Pháp cho thấy Nghiệp đoàn Lao động sẽ đảm nhận vai trò thanh tra và giám sát độc lập quỹ BHTN. Việc tách riêng và độc lập trong hoạt động – tổ chức giữa đơn vị sử dụng (quỹ BHTN) và đơn vị thanh tra (Nghiệp đoàn lao động) sẽ giúp cho việc cải

133 thiện "tính quyết liệt và xử lý triệt để" trong công tác thanh tra tài chính. Bên cạnh đó, điều kiện tiên quyết và quan trọng khi thay đổi, chuyển giao vai trò thanh tra và giám sát độc lập chính là "đội ngũ thanh tra có kiến thức và kỹ năng thanh tra".

Cuối cùng, điều chỉnh chính sách đóng góp /chi trả BHTN cho phù hợp với điều kiện thay đổi kinh tế. Khi xây dựng nền móng tài chính cho quỹ BHTN, các nhà quản lý sử dụng các giả định biến động kinh tế - xã hội dài hạn và thiết kế (tính toán) các yếu tố đầu vào và đầu ra làm cơ sở xây dựng chính sách. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các nhân tố kinh tế vĩ mô là tăng trưởng GDP thay đổi theo chiều hướng tăng và tác động tích cực tới cân đối thu chi BHTN. Dựa trên nghiên cứu này, nhà quản lý quỹ BHTN và nhà sáng lập quỹ BHTN có thể tính toán và đưa ra giải pháp điều chỉnh chính sách hợp lý (về thời hạn chi và mức chi đối với những lao động thường xuyên nhảy việc và trục lợi).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 142 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)