Phương pháp ước lượng kinh tế trong nghiên cứu đánh giá về mố

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 106 - 108)

6. Kết cấu của luận án

3.2.2.1. Phương pháp ước lượng kinh tế trong nghiên cứu đánh giá về mố

giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô

Phương pháp định lượng được nhiều nhà nghiên cứu hiện nay áp dụng để "đánh giá sự ảnh hưởng giữa các nhân tố kinh tế" là ước lượng kinh tế. Phương pháp ước lượng được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu. Để sử dụng phương pháp ước lượng kinh tế, các nhà nghiên cứu phải sắp xếp và phân loại tính chất thông tin kinh tế và lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp.

Mối quan hệ giữa các biến số trong phương trình /hoặc hệ phương trình (sự kết hợp các giả định nghiên cứu) nhằm đánh giá mối quan hệ tác động (ảnh hưởng) không phải lúc nào cũng chỉ mang tính chiều hướng nhất định. Điều này cũng phù hợp với quy luật tự nhiên của sự thích ứng. Theo đó, sự can thiệp vào trật tự (kết cấu)

59 GDP Quí 4 năm 2009 là: 488404 tỷ đồng Tỷ giá hối đoái Q4/2009 là: 18045 đồng/USD CPI Q4/2009 là 100

Tổng chi BHTN Q4/2009 là 26.33tỷ đồng Tổng thu BHTN Q4/2009 là 877,675 tỷ đồng

95 của nền kinh tế thị trường sẽ khiến không chỉ một chủ thể biến động, mà còn kéo theo sự biến động của các đối tượng nhiễu loạn xung quanh. Mức độ tác động (cường độ) và thời gian tác động sẽ quyết định sự biến động của chủ thể. Tuy nhiên, cơ chế tự cân đối sẽ khiến hướng tác động (mục tiêu của tác động) sẽ bị chệch đi, thậm chí là phản tác dụng (chệch hoàn toàn so với mục tiêu đặt ra ban đầu). Các biến số độc lập (biến giải thích) không phải luôn luôn tác động lên biến phụ thuộc mà trong nhiều trường hợp biến phụ thuộc lại tác động ngược lên biến độc lập. Để đảm bảo tính hợp lý, các nghiên cứu cần phải xét ảnh hưởng qua lại của những biến này cùng một lúc. Chính vì thế mô hình ảnh hưởng bởi yếu tố kinh tế vĩ mô phải xét đến không chỉ dừng lại ở mô hình một phương trình mà là mô hình nhiều phương trình (hệ phương trình). Sự ra đời của phương pháp ước lượng kinh tế vectơ tự hồi quy (VAR) đã đáp ứng được những yêu cầu giả định trong ước lượng kinh tế các vấn đề kinh tế vĩ mô như: ảnh hưởng tác động qua lại giữa các biến số, kiểm định mức độ tác động và dự báo các vấn đề kinh tế... Ứng dụng quan trọng của phương pháp OLS là vào năm 1977, hai nhà nghiên cứu kinh tế Christopher Sims và Thomas Sargent (về sau đạt giải Nobel kinh tế năm 2011) cùng đưa ra một phương pháp định lượng (đo lường mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô)60. Với giả thiết là nền kinh tế đang vận hành với những yếu tố hiện tại, khi có sự thay đổi chính sách kinh tế thì nền kinh tế sẽ có phản ứng ra sao61; cấu trúc thị trường liệu có thay đổi tích cực hay tiêu cực?...

Bảng 3.5Tổng hợp các công trình nghiên cứu về phương pháp ước lượng kinh tế

Tác giả nghiên cứu Nội dung

Legendre (1805), Gauss (1809) Phương pháp ước lượng kinh tế OLS

Pearson (1908) Phương pháp ước lượng kinh tế đa biến

C.W.J Granger (1969) Phương pháp ước lượng Vecto tự hồi quy

Johansen, Søren (1991) Phương pháp ước lượng Vecto hiệu chỉnh sai số

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

60 ..." Nhận thấy rằng logic giản đơn của các nhà khoa học trong lĩnh vực hóa học là muốn kết luận về tính chất (một sản phẩm hóa học mới) thay đổi ra sao, thì phải dựa theo sự thay đổi thành phần đầu vào của phản ứng thí nghiệm hóa học, nên hai nhà nghiên cứu kinh tế Christopher Sims và Thomas Sargent đã cùng có ý tưởng đưa ra phương pháp đánh giá sự tác động sự thay đổi chính sách kinh tế lên nền kinh tế."...

96

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)