Mô hình cân bằng tĩnh quỹ BHTN

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 71 - 74)

6. Kết cấu của luận án

2.2.2.1 Mô hình cân bằng tĩnh quỹ BHTN

Mô hình lý thuyết cổ điển về quản lý tài chính tập trung vào xem xét sự cân bằng tuyệt đối. Các nghiên cứu về quỹ xã hội và đảm bảo sự phát triển bền vững tài chính đều cho rằng tổng chi phải luôn luôn nhỏ hơn tổng thu thì quỹ xã hội đó mới không rơi vào tình trạng vỡ nợ23. Sự cân bằng tuyệt đối này sẽ không tạo ra sự bội

23 Giải thích:

+ Giả định thị trường lao động là P (OP: số lượng người tham gia vào thị trường lao động là không đổi trong suốt thời kỳ).

+ Trong số lượng người lao động tham gia vào thị trường luôn tồn tại một lượng người thất nghiệp cố định và hưởng chế độ BHTN (OP*: là số lượng người thất nghiệp hưởng trợ cấp thất nghiệp; P*P: là số lượng người lao động đang làm việc và đóng BHTN).

60 thu hay bội chi, mà cho thấy tình huống nếu rơi vào trạng thái này đều gây ra sự lãng phí tài nguyên, nguồn lực đóng góp của những chủ thể tham gia quỹ24.

Để đơn giản hóa mô hình thu chi BHTN, nhà thiết kế tài chính quỹ đưa ra những giả định riêng và đồng đều trong toàn bộ mô hình. Theo đó, nghiên cứu sự cân bằng thu – chi trong từng năm một là cơ sở để xây dựng các chính sách tài chính ngắn hạn25.

+ Khi thị trường lao động hoàn hảo (tất cả những người lao động đều có việc làm và đều đóng BHTN){xảy ra vào thời gian đầu áp dụng mô hình BHTN khi người thất nghiệp chưa đủ điều kiện thời gian đóng BHTN} thì không có người hưởng trợ cấp thất nghiệp và số tiền thu được của quỹ BHTN là số lượng người đóng BHTN nhân với mức đóng góp (là diện tích hình chữ nhật SOCC*P).

+Sau một khoảng thời gian hoạt động, người thất nghiệp phát sinh và hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp từ quỹ BHTN. Gọi P* là điểm cân bằng về mặt giá trị (thu – chi BHTN) theo số lượng người hưởng trợ cấp thất nghiệp và số lượng người đóng góp vào quỹ BHTN. Trong đó OP* là số lượng người lao động bị mất việc làm và PP* là số lượng người lao động hiện tại.

+ Nguyên tắc chung của bảo hiểm là lấy số đông đóng góp (theo tỷ lệ đóng góp nhỏ) để bù đắp tổn thất cho số ít thiệt hại (theo giá trị thiệt hại).Có thể dễ dàng nhận ra là số lượng người thất nghiệp bao giờ cũng phải nhỏ hơn số lượng người lao động đóng góp quỹ BHTN thì quỹ BHTN mới tồn tại lâu dài được (OP* < P*P). Mặt khác tỷ lệ chi trả bao giờ cũng lớn hơn tỷ lệ đóng góp (OD > OC).

+ Vì số lượng người thất nghiệp tăng lên, nên phần đóng góp cho quỹ BHTN ban đầu sang kỳ kế tiếp có xu hướng giảm (trị giá khoản thu quỹ BHTN giảm là diện tích hình chữ nhật SOCO*P*). Khoản chi trả BHTN phát sinh (trị giá khoản chi trả BHTN là diện tích hình chữ nhật SODD*P*).

+Vì P* là điểm cân bằng về mặt giá trị (thu = chi BHTN) nên trị giá khoản đóng góp bằng trị giá khoản chi trả (SODD*P* = SP*O*C*P). Hay OD x OP* = OC x P*P.

Vì OP* + P*P = OP (số lượng người lao động trên thị trường)

Nên OD x OP* = OC x (OP – OP*) hay OP* x (OD + OC) = OC x OP (*)

Từ công thức (*) có thể rút ra về tỷ lệ số lượng người đóng góp BHTN và số lượng người thụ hưởng BHTN là:

Số lượng người thất nghiệp hưởng chế độ BHTN

=

Số lượng người thất nghiệp hưởng chế độ BHTN

= Tổng số người lao động trên thị

trường Số người thất nghiệp + Số người lao động =

Số lượng người thất nghiệp hưởng chế độ BHTN = Tỷ lệ đóng góp Số người thất nghiệp + Số người lao động Tỷ lệ đóng góp + Tỷ lệ chi trả Số lượng người thất nghiệp hưởng

chế độ BHTN

=

Tỷ lệ đóng góp Tổng số người lao động trên thị

trường

Tỷ lệ đóng góp +

Tỷ lệ chi trả

24 Đối với mô hình tài chính quỹ BHTN, mô hình cân bằng tĩnh quỹ BHTN sẽ giúp nhà hoạch định chính sách trả lời được câu hỏi sau:

(1) Trong điều kiện không có sự can thiệp của nhà nước, số lượng người hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ là bao nhiêu trong tổng số người tham gia lao động thì vẫn duy trì được sự cân bằng thu – chi quỹ BHTN?

(2) Khi có sự thay đổi của lực lượng lao động trên thị trường việc làm, thì tình trạng cân bằng tài chính quỹ BHTN sẽ ra sao?

25 Axel Börsch Supan, Khoa kinh tế, ĐH Mannheim, Đức, 1997: "Hệ thống an sinh xã hội rơi vào khủng hoảng"

..."nếu gọi P là số lượng người hưởng thụ trợ cấp và W là số lượng người tham gia đóng góp thuế ASXH, c là mức thuế AS đóng góp, r là tỷ lệ chi trả, mức lương đóng góp và chi trả là giống nhau, thì c = rP/W"...

61

Hình 2.1 Mô hình cân bằng đơn giản của thu BHTN và chi BHTN26

Ý nghĩa:

+ Ở quốc gia A có tỷ lệ đóng góp là 3% và tỷ lệ hưởng lương (chi trả) là 60% (mức lương cố định và không đổi) thì giới hạn số lượng người thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp không vượt quá 4,76% tổng số người lao động trên thị trường. Nói cách khác, trong tổng số 10000 người lao động tham gia quỹ BHTN, thì số người thất nghiệp được hưởng không được vượt quá 476 người27.

+ Nếu chính sách lao động và việc làm của quốc gia A duy trì mức tỷ lệ thất nghiệp dưới 4,76% tổng số lượng lao động trên thị trường, thì quỹ BHTN luôn trong trạng thái tích lũy. Ngược lại, nếu tỷ lệ thất nghiệp trên 4,76% thì quỹ BHTN sẽ bị thâm hụt tài chính.

26 Giả định:

Điều kiện 1 Mức lương không thay đổi và cố định Mức lương (đóng

góp) =

Mức lương (chi trả)

Điều kiện 2 Thu

BHTN =

Số lượng người lao động đóng góp x

Mức lươngBQ (đóng góp) x

Tỷ lệ đóng góp (thu)

Điều kiện 3 Chi

BHTN =

Số lượng người thất nghiệp hưởng TCTN x

Mức lương BQ (chi trả) x

Tỷ lệ chi trả (chi) Điều kiện 4 Cân bằng tài chính trong 1 kỳ là Thu BHTN = Chi BHTN

27 Trong trường hợp mức đóng 2% thì số người hưởng BHTN không quá 323 người/tổng số 10000 lao động tham gia quỹ BHTN. Hay tỷ lệ thất nghiệp vượt 3,23% thì quỹ BHTN sẽ thâm hụt.

62

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)