6. Kết cấu của luận án
1.2.2. Hướng nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến sự cân đối thu, chi bảo hiểm
bảo hiểm thất nghiệp
Các nhà nghiên cứu vấn đề kinh tế và nhà quản lý tài chính quỹ BHTN trên thế giới đưa ra những lập luận khác nhau (thậm chí cả trái ngược nhau) trong việc xác
20 định nhân tố ảnh hưởng đến sự cân đối thu, chi BHTN. Các nhà quản lý nghiêng về phương pháp ảnh hưởng bởi nhân tố cấu thành trực tiếp tới sự cân đối thu, chi BHTN (bao gồm: tỷ lệ thất nghiệp và quy mô lực lượng lao động). Trong khi đó, các nhà nghiên cứu kinh tế chỉ ra rằng nhân tố khách quan mới là một nguyên nhân gây sự biến động thu, chi BHTN. Với yêu cầu tự cân đối tài chính dài hạn (khi đã ấn định mức đóng góp % và mức chi trả %), thì biến động thu, chi BHTN xoay quanh hai đại lượng kinh tế là "tỷ lệ thất nghiệp và quy mô lực lượng lao động". Trong đó tỷ lệ thất nghiệp đóng vai trò chính (nhân tố "nhạy cảm" trong xác định thu và chi BHTN). Một khi dự báo được tỷ lệ thất nghiệp (hay xác định được xu hướng biến động của tỷ lệ thất nghiệp) thì mô hình dự báo thu chi BHTN sẽ cho kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp phản ánh cả 2 yếu tố: thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp cơ cấu. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phản ánh xu hướng cân bằng dài hạn của thị trường lao động. Còn tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu phản ánh chu kỳ biến động của nền kinh tế trong ngắn hạn. Để xây dựng mô hình cân đối thu chi BHTN, các nhà nghiên cứu sẽ phải tìm ra quy luật biến động chu kỳ của BHTN, hay thay thế tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu bằng nhân tố khách quan của nền kinh tế trong mô hình.
Nhân tố khách quan mà các nhà nghiên cứu kinh tế ngụ ý ở đây không chỉ bao gồm những nhân tố kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng kinh tế (công nghiệp), chỉ số lạm phát (giá dầu), chính sách tiền tệ (tỷ giá – lãi suất)… mà còn cả yếu tố chính trị hay mùa vụ cũng có thể ảnh hưởng đến cân đối quỹ BHTN (theo các tài liệu: [14]; [19]; [20]; [22]; [31] ).
Tranh luận về sử dụng phương pháp ảnh hưởng yếu tố cấu thành trực tiếp hay phương pháp ảnh hưởng bởi nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu, chi và cân bằng quỹ BHTN ở Mỹ cũng diễn ra giữa một bên là cơ quan quản lý quỹ BHTN (ủng hộ phương pháp truyền thống) với một bên là các nhà nghiên cứu kinh tế (ủng hộ việc thay thế phương pháp truyền thống). Nhà quản lý quỹ BHTN cho rằng: …"Cũng giống như nhiều quốc gia trên thế giới, đảm bảo tài chính quỹ an sinh thất nghiệp là một vấn đề quan trọng và lâu dài. Việc dự báo tài chính quỹ BHTN phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhân khẩu học, kinh tế và xã hội, các hệ số điều chỉnh… Hệ thống số liệu phục vụ việc dự báo của các đối tượng dự báo thường là một con số xác định, và được xây dựng xoay quanh một giá trị trung tâm. Chẳng hạn như: mức tăng tiền lương, sự tham gia của
21
lực lượng lao động…"( Kenneth G. Buffin, 2007. Nguồn: [19]). Phương pháp ảnh hưởng trực tiếp này có sự bất lợi về đánh giá "khả năng" thay đổi tiềm tàng của giá trị trung tâm. Để tránh sự chênh lệch giữa giá trị dự báo và kết quả thực tế xảy ra, nhà quản lý quỹ BHTN sử dụng 2 phương pháp kịch bản để ước lượng dự báo thu, chi BHTN: thay đổi chi phí lớn nhất, thay đổi chi phí nhỏ nhất hoặc giá trị đóng góp từ nguồn đóng thường xuyên hay giá trị đóng góp từ nguồn tài trợ khác (không thường xuyên). Giáo sư Kenneth G. Buffin thuộc nhóm các nhà nghiên cứu vấn đề kinh tế - xã hội phản bác lại và cho rằng: "… các kịch bản này lại làm việc hoạch định chính sách trở nên khó khăn: xác xuất xảy ra có thể nhỏ (dưới 1%) và chính sách áp dụng có thể quá lỏng hoặc quá chặt…". Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Kenneth G. Buffin đề xuất sử dụng những chỉ số kinh tế vĩ mô khi thực hiện đánh giá ảnh hưởng ngẫu nhiên trong công tác dự báo thu, chi và cân bằng quỹ BHTN. Thay vì, xem xét sự ảnh hưởng trực tiếp tới quỹ BHTN, thì có thể sử dụng các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp (khách quan) như: chỉ số biến động kinh tế - thị trường (lạm phát, lãi suất…). Việc lựa chọn những nhân tố ảnh hưởng khách quan tới sự biến động tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu và cân đối quỹ BHTN cũng gặp phải những rào cản nhất định như: sự tác động của điều chỉnh chính sách (chẳng hạn như chính sách hỗ trợ thai sản và cung lực lượng lao động) hoặc tương quan lẫn nhau (chẳng hạn như lãi suất, tỷ giá và lạm phát).
Một nhân tố ảnh hưởng tới quỹ BHTN được Giáo sư Dek Terrell và cộng sự bổ sung thêm vào mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên tới sự cân đối thu chi BHTN của Mỹ là yếu tố thời vụ và yếu tố biến động thị trường sản xuất – kinh doanh. GS Dek Terrell và cộng sự bổ sung 2 yếu tố tự nhiên (quy mô lực lượng lao động; mùa vụ) và 2 yếu tố biến động kinh tế và thị trường (CPI, chỉ số sản xuất công nghiệp) vào trong mô hình dự báo thu, chi BHTN dựa trên những quan sát về sự thay đổi hiện tượng tự nhiên tác động tới tình trạng thất nghiệp ở Mỹ. "…Trong bối cảnh kinh tế Mỹ "ỳ ạch", thì các thảm họa thiên nhiên (bão Katrina, bão Gustav và cơn bão Isaac) xảy ra, đã gây ra hậu quả xấu về vật chất không chỉ với các hộ gia đình mà còn với các nhà sản xuất. Sự tác động của thiên nhiên, môi trường tới người dân bang Louisiana khiến số lượng người lao động nộp đơn thất nghiệp lên văn phòng quản lý quỹ BHTN tăng cao…" (Nguồn: [20]). Bằng việc thu thập kết quả điều tra tình hình
22 chi trả bảo hiểm thất nghiệp trong suốt thời gian xảy ra các cơn bão lớn (bão Katrina, bão Rita 2005; bão Gustav,2008; bão Isaac, 2012), nhóm nghiên cứu nhận thấy cần phải đưa vào hệ số mùa vụ và chỉ số biến động ngành kinh tế trong công tác dự báo thu, chi BHTN ngắn hạn (từng tháng một). Nhóm nghiên cứu của GS Dek Terrell cho rằng việc thâm hụt tài chính của quỹ BHTN không hoàn toàn do lỗi dự báo của con người, và còn có thể lường trước được chu kỳ. Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, công tác dự báo thu, chi BHTN cần phải điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng. Trong những điều chỉnh đó, cần tập chung vào chỉ số mùa vụ và chỉ số biến động ngành kinh tế - thị trường (chỉ số giá dầu, chỉ số khai thác kim loại màu, chỉ số chứng khoán, chỉ số lạm phát…) ( theo các tài liệu:[19], [22], [23],[28], [31]).
Biến động chính trị trực tiếp làm thay đổi cơ cấu dân số ở nhiều quốc gia Trung và Đông Âu và gián tiếp ảnh hưởng tới quỹ xã hội. Sau thời kỳ sụp đổ và tan rã của hệ thống XHCN ở các nước Trung và Đông Âu, khiến sản xuất đình trệ (thất nghiệp tăng, làm tăng chi từ quỹ XH), người lao động di cư sang các thị trường khác (giảm nguồn đóng góp tài chính vào quỹ XH), việc lão hóa dân số (tăng số lượng người lệ thuộc thu nhập vào quỹ XH) khiến số lượng người độc lập tài chính giảm từ mức 4 người độc lập/1 người phụ thuộc xuống còn mức dưới 2 người độc lập/1 người phụ thuộc. Khiến tình trạng thâm hụt quỹ XH (trong đó bao gồm cả quỹ BHTN) trở nên đáng báo động. Năm 2012, khi xem xét hệ thống chính sách an sinh ở các quốc gia Trung và Đông Âu, nhà nghiên cứu Sorin Belea (2012) (theo tài liệu [14])cho rằng cần phải xem xét nguyên tắc “tự cân bằng dài hạn” trong hoạt động quỹ XH với "yếu tố ngẫu nhiên của hậu quả biến động chính trị "[chỉ số biến động di cư và chỉ số biến động tài chính trong hộ gia đình (số người lệ thuộc tài chính trong hộ gia đình)]. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của hiện tượng di cư, lão hóa dân số đều ảnh hưởng đến thu, chi BHTN và gây thâm hụt quỹ BHTN ở Bulgari.
Các nhà nghiên cứu về quỹ BHTN đến từ Quỹ tiền tệ quốc tế và ở Malaysia lại đưa ra giả định về chỉ số tham nhũng trong đánh giá sự ảnh hưởng đến mô hình thu, chi BHTN theo nguyên tắc tài chính độc lập. Nghiên cứu của Annette và cộng sự (2005) (thuộc quỹ tiền tệ quốc tế) đặt ra vấn đề và chứng minh sự ảnh hưởng của "tham nhũng" trong bộ máy quản lý của nhà nước tới nguồn lực tài chính ngân sách quốc gia và nguồn lực tài chính ngoài ngân sách quốc gia ở các nước có thu nhập
23 thấp. Trái ngược với kết quả nghiên cứu của Annette và Stephan, nghiên cứu về ảnh hưởng "tham nhũng" của Anwar Hasan Abdullah Othman (2015) và cộng sự tại Malaysia trong giai đoạn 2006 – 2012 lại cho thấy độ tin cậy thấp của sự ảnh hưởng "tham nhũng".
1.2.3. Tổng quan về phương pháp đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố tới sự cân đối thu chi bảo hiểm thất nghiệp và dự báo