Tổng quan về phương pháp đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố tới sự

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 35 - 42)

6. Kết cấu của luận án

1.2.3. Tổng quan về phương pháp đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố tới sự

Phương pháp ước lượng kinh tế được sử dụng tương đối phổ biến trong các công trình nghiên cứu gần đây về phương pháp đánh giá sự ảnh hưởng của nhân tố khách quan đến sự cân đối thu chi quỹ BHTN. Trong đó nổi bật là hai nhóm phương pháp ước lượng kinh tế: (1) Phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) (theo các tài liệu: [14], [28], [31]); (2) Phương pháp vectơ tự hồi quy (VAR) và biến thể Vecto hiệu chỉnh sai số (VECM) (theo các tài liệu: [22], [23],[24],[25]). Nguyên nhân của sự khác biệt khi áp dụng phương pháp ước lượng kinh tế chính là "sự khác biệt trong mối quan hệ giữa các biến số".

Để đảm bảo sự tin cậy trong phương pháp ước lượng OLS (phương pháp bình phương tối thiểu), yêu cầu bắt buộc là mô hình hồi quy phải tuyến tính. Dựa vào các giả định chặt chẽ về tính chất hàm tuyến tính của các phân phối chuẩn, thì kết luận mới có thể cho ra các hàm ước lượng tham số hiệu quả và các trị thống kê kiểm định có ý nghĩa. Phương pháp OLS được sử dụng trong các ước lượng từng cặp mối quan hệ như trong nghiên cứu của Daron Acemoglu (theo tài liệu [28]). Các biến số mà Daron Acemoglu và cộng sự (2003) đưa ra dựa trên 2 giả định độc lập: vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp (nhằm tăng năng suất lao động) và chi phí lao động (nhằm điều chỉnh số lượng nhân công). Kết quả của ước lượng OLS cho thấy: (1) Càng tăng vốn đầu tư; và (2) Mức lương càng cao thì chi BHTN lại càng lớn.

F(UIF) = ∑Wi x Qi x Ei x Ki (1.1)

Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó về ảnh hưởng đến mô hình cân đối thu, chi của quỹ xã hội, Annette và cộng sự đưa ra giả định ảnh hưởng khách quan. Nghiên cứu trong giai đoạn từ 1997 đến năm 2001 tại nhóm các quốc gia có thu nhập thấp (low income countries) do IMF tài trợ, nhà nghiên cứu Annette và Stephan (2005) đưa ra giả định nhân tố ảnh hưởng đến mô hình thu, chi quỹ xã hội của nhóm quốc gia này gồm: tốc độ tăng trưởng dân số [log(population)], tốc độ tăng trưởng

24 GDP [log(gdp)] và ảnh hưởng của tình trạng tham nhũng (corruption) và kim ngạch xuất khẩu (export value).

Y = a0 + a1Log(GDP) + a2Log(POP) + a3EXP + a4Corruption + ε1 (1.2) Trong đó: Y là phản ánh sự cân bằng quỹ

(Y = Tổng thu BHTN – Tổng chi BHTN)

Để thực hiện đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố, Annette và cộng sự tiến hành đánh giá ảnh hưởng từng cặp riêng rẽ và xử lý dữ liệu bảng bằng phương pháp OLS. Kết quả ước lượng OLS (dữ liệu bảng) trong nghiên cứu của Annette và Stephan chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế (được biểu diễn qua sự tăng trưởng GDP) có ảnh hưởng đáng kể (cùng chiều) đến sự biến động thu, chi của quỹ xã hội ở các quốc gia có thu nhập thấp và có thể sử dụng biến tăng trưởng kinh tế để dự báo biến động thu, chi. Các nhân tố còn lại có sự ảnh hưởng không rõ nét tới tình trạng tài chính quỹ xã hội (trong cả nền kinh tế tự cung tự cấp, nền kinh tế tự do thị trường và nền kinh tế đang chuyển đổi).

Phương pháp vectơ tự hồi quy (VAR) giải quyết được hiện tượng tác động qua lại lẫn nhau và góp phần giải thích hiện tượng phản ứng có tính lan truyền giữa các biến nội sinh. Nghiên cứu về ảnh hưởng của "độ tuổi thất nghiệp và năng suất lao động, lãi suất trái phiếu" (nhân tố kinh tế vĩ mô) tới chi BHTN là nội dung mà Ronald Lee và cộng sự quan tâm (1998), (2003) (hay còn được đặt tên là mô hình L-T4). Trong nghiên cứu của mình, hai nhà nghiên cứu tập chung vào nhân tố lao động, năng suất lao động và lãi suất trái phiếu dưới hành vi của người sử dụng lao động.

UIt = ∑(AP, PG, I)5 = ∑(Số lượng LĐ lớn tuổi, Năng suất LĐ, Lãi suất đi vay trái phiếu).

(1.3)

Kết quả của phương pháp Vecto tự hồi quy VAR của Ronald Lee và cộng sự đã chỉ ra rằng nguyên nhân làm biến động chi từ quỹ BHTN đến từ cả ba yếu tố: Nguy cơ sa thải ở nhóm lao động có độ tuổi trên 35; Chi phí đầu tư cơ giới hóa; Lãi suất trong kênh huy động vốn tài chính – tiền tệ.

Phương pháp kiểm định VAR trong đánh giá ảnh hưởng ngẫu nhiên bởi những nhân tố kinh tế - xã hội đối với biến động thu, chi và cân đối quỹ BHTN của Mỹ được

4 Mô hình L-T: Log(mx,t) = ax+ bxkt + εx,t

25 áp dụng từ năm 2004. Nhờ những thay đổi và bổ sung tính chất trong phương pháp ước lượng kinh tế VAR, mà đã cho ra kết quả dự báo tài chính quỹ BHTN ở Mỹ và nhiều quốc gia khác có sai số giảm đáng kể. Kết luận của công trình nghiên cứu do Giáo sư Kenneth G. Buffin rút ra là “… mô hình VAR có thể giúp nhà hoạch định có cái nhìn sâu rộng về ảnh hưởng chính sách và kế hoạch tài chính quỹ BHTN…”. Phương pháp VAR cũng được nhóm Giáo sư Dek Terrell và cộng sự (2015) sử dụng trong công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân tố kinh tế vĩ mô và môi trường tới chi BHTN:

Thu / Chi TFt= ∑

(Chi TFt-1; Thu TFt-1; chỉ số sản xuất công nghiệpt; chỉ số giá dầut; chỉ số quy mô lao độngt; chỉ số thất nghiệp tự nhiênt; chỉ số mùa vụ)6

(1.4)

Malaysia được ngân hàng thế giới xác định là một quốc gia đang phát triển mới nổi. Phương pháp nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến mô hình cân đối thu chi BHTN ở Malaysia cũng dựa trên các công trình nghiên cứu của các nước đang phát triển và phát triển. Bằng phương pháp vecto tự hồi quy (VAR) và kiểm định Granger, Anwar Hasan Abdullah Othman và cộng sự (2015) đã chứng minh được sự thay đổi của quỹ BHTN trong mối quan hệ "nhân –quả" với những nhân tố kinh tế vĩ mô như: Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số sản xuất công nghiệp, lãi suất kho bạc, lãi suất và tỷ giá hối đoái, giá dầu7. Nghiên cứu trong giai đoạn 2006 – 2012 cho thấy có sự ảnh hưởng của chỉ số giá dầu và chỉ số công nghiệp đến quỹ BHTN của Malaysia (biến động cùng chiều): trong ngắn hạn, khi chỉ số IPI và OP tăng sẽ khiến chi trả quỹ BHTN tăng lên; tuy nhiên, đường xu hướng dài hạn sẽ lại có xu hướng ngược lại với sự biến động quỹ BHTN. Kết quả nghiên cứu cho thấy phạm vi (R-square) giải thích chưa cao và các biến số kinh tế vĩ mô chưa hoàn toàn phản ánh thực sự biến động kinh tế.

6 Trong đó: chỉ số sản xuất công nghiệp dựa trên kết quả điều tra và dự báo của Cục dự trữ liên bang Mỹ; chỉ số giá dầu được công ty Moody cung cấp; chỉ số quy mô lao động và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên do thống kê việc làm bang dự báo; chỉ số mùa vụ dựa trên tính toán số lượng và giá trị khoản chi dành cho người thất nghiệp vào thời gian xảy ra thiên tai cơn bão Katrina, Gustav và Isaac)

7 Trong đó:

TF: Trust fund – Quỹ BHTN. TFBalance = Surplus – Deficit. Cân bằng quỹ = Thặng dư – Thâm hụt CPI: Consumption price index – Chỉ số giá tiêu dùng (%)

IPI: Industrial production index – Chỉ số sản xuất công nghiệp (%) TBR: Treasury bond rate – Lãi suất kho bạc ngắn hạn (3 tháng) (%) M3: Money supply – Cung tiền

FER: Foreign exchange rate – Tỷ giá hối đoái (%) OP: Oil price – Giá dầu (%)

26 Log(TFBalance) =

b0 + b1* Log(CPI) + b2* Log(IPI) + b3* Log(TBR) + b4* Log(M3) + b5* Log (FER) + b6* Log(OP) + b7* Log(CI) + u

(1.5)

Kết quả của các công trình nghiên cứu về mô hình nhân tố ảnh hưởng đến cân đối thu chi BHTN có ý nghĩa quan trọng trong công tác dự báo tình hình thu, chi và cân đối của quỹ BHTN. Các nhà nghiên cứu kinh tế phát hiện ra rằng: …"cùng một mô hình nghiên cứu, nhưng ở những quốc gia có nhiều đặc trưng tương đồng hoặc những đặc trưng khác biệt thì kết quả nghiên cứu lại là khác biệt (đối với quốc gia tương đồng) hoặc tương đồng (đối với quốc gia khác biệt)"… Martin Mühleisen và cộng sự (2005) (nguồn: [17]). Vì quỹ BHTN là một phần của hệ thống ngân sách Canada, liên hiệp Anh, Mỹ và các quốc gia OECD, nên nhà nghiên cứu Martin Mühleisen và cộng sự (2005), cho rằng cả nhân tố chủ quan của chính sách BHTN như: quản lý nhà nước về công tác BHTN, xây dựng chính sách BHTN… lẫn cả nhân tố khách quan như sự biến động kinh tế, xã hội, chính trị và môi trường… đều là nguyên nhân gây ra sự biến động chi trợ cấp thất nghiệp / chi BHTN trong các giai đoạn kinh tế khác nhau. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu về toán kinh tế cho thấy mô hình ước lượng kinh tế sẽ mắc sai lầm nếu chuỗi dữ liệu thời gian có cùng xu hướng. Hiện tượng này được nhà nghiên cứu Johansen (1995) đưa ra và hình thành phương pháp biến thể của mô hình vecto tự hồi quy (Mô hình vecto hiệu chỉnh sai số : VECM).

Các công trình dự báo biến động thu, chi BHTN ở Canada giai đoạn trước năm 2003 đều dựa trên mô hình lý thuyết cân bằng thị trường lao động dài hạn của Michael Burda8 và các phân tích chi phí cấu thành quỹ BHTN (theo tài liệu [18]). Nhà quản

8 Michael Burda đã chỉ ra rằng sự cân bằng quỹ BHTN phụ thuộc vào mức thu, mức chi và khai thác dư tồn quỹ kỳ trước. Các yếu tố trong mô hình cân bằng dài hạn thị trường lao động của Michael Burda

Tồn quỹ năm t =

Tổng thu gồm: - Tổng chi gồm: + Tồn dư quỹ năm t-1

(1) Thu BHTN (1) Chi trả trực tiếp (1) Cân đối quỹ năm t-1 (2) Thu phí tham gia BHTN (2) Chi trả gián tiếp (2) Lãi đầu tư phần tồn dư quỹ (3) Hỗ trợ của chính phủ (3) Chi phí hành chính

(4) Chi đào đạo

Các yếu tố trong mô hình cân bằng dài hạn thị trường lao động của Michael Burda

STT Các yếu tố trong mô hình

1 u: tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment) 2 1 – u: tỷ lệ có việc làm

3 v: tỷ lệ tuyển dụng (Vacancy)

4 s : tỷ lệ thay thế giữa nhóm LĐ rời khỏi thị trường LĐ và tham gia vào thị trường LĐ 5 Mô hình: du/dt= u0 = 0 = s(1-u) – x(u,v)

27 lý quỹ BHTN đưa ra mô hình dự báo biến động thu, chi BHTN theo yếu tố cấu thành trực tiếp (theo phương pháp bình quân trượt) như sau9:

TFt= α3Wt + [COD2 mos * st (1-ut)] +[Σi=1->4(CODbalance t-I * s(t-i)

(1-u(t-i)))] + Gt – Bt – SSt – At – Tt + TF(t-1) + r [TF(t-1)] (1.6)

Trong khi đó, ở nhiều quốc gia khác như Mỹ, liên hiệp Anh và một vài quốc gia OECD lại sử dụng mô hình ảnh hưởng kinh tế vĩ mô (macroeconomic model) tới biến động thu, chi và cân đối quỹ BHTN bằng phương pháp ước lượng kinh tế VAR.

Log(TF) =

b0 + b1* Log(GDP) + b2* Log(IPI) + b3* Log(CPI) + b4* Log(Invest) + b5* Log (Ex/Im) + b6* Log(OP) + b7* Log(I) + u

(1.7)

Chính sự khác biệt này khiến Martin Mühleisen và cộng sự hoài nghi về công tác dự báo biến động thu, chi BHTN ở Canada. Bằng việc so sánh phương pháp dự báo tài chính quốc gia của Canada với phương pháp dự báo thu, chi của các quốc gia công nghiệp khác, Martin Mühleisen cho thấy: mức độ sai lệch trong kết quả dự báo của Canada đối với thu và chi (theo yếu tố cấu thành trực tiếp ) dường như lớn nhất trong một số quốc gia công nghiệp OECD và Mỹ, Liên hiệp Anh (giai đoạn 1995 – 2003). Hầu hết phương pháp dự báo thu, chi quỹ BHTN thuộc nhóm nước công nghiệp đều có phát sinh các sai số dự báo. Trong đó phương pháp dự báo thu, chi dựa trên yếu tố cấu thành trực tiếp ở Canada tạo ra sự chênh lệch sai số lớn hơn cả.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu ở trên thế giới đã cho thấy phương pháp tiếp cận và mô hình dự báo cân đối thu chi BHTN đã và đang thay đổi để phù hợp với thực trạng và xu hướng biến động của kinh tế - xã hội. Trong khoảng 2 thập kỷ

9 UIFt: Cân bằng quỹ BHTN trong thời kỳ t (unemployment insurance fund)

Wt: Tổng tiền lương đóng góp (= Tổng số lao động có việc làm * Mức lương đóng góp) COD: phí tham gia ban đầu (contribution d’ouverture des droits)

S: Tỷ lệ thay thế giữa nhóm LĐ rời khỏi thị trường LĐ và tham gia vào thị trường LĐ U: tỷ lệ thất nghiệp

1- U: tỷ lệ có việc làm

G: Hỗ trợ tài chính từ chính phủ

B: Tổng chi trả trực tiếp từ quỹ cho người thất nghiệp (benefits)

SS: Tổng chi trả gián tiếp từ quỹ (social security) – Trả thay doanh nghiệp A: Chi phí quản lý hành chính quỹ (Administrative costs)

T: Chi phí đào tạo (Training costs) UIFt-1: Tồn dư cân bằng quỹ kỳ trước

r: Tổng lợi tức thu được từ đầu tư tồn dư cân bằng quỹ BHTN thời kỳ t-1 α3: Mức thu phí BHTN (α3 = α1 + α2;)

α1 : Tỷ lệ đóng góp của người sử dụng lao động α2 : Tỷ lệ đóng góp của người lao động

28 gần đây, các nghiên cứu chỉ ra rằng ảnh hưởng của nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu, chi BHTN và phương pháp ước lượng kinh tế đã giải quyết đồng thời hai vấn đề trong công tác dự báo của nhà quản lý quỹ BHTN: (1) Gắn yếu tố biến động kinh tế [kết quả của các chính sách kinh tế] với công tác dự báo hay đảm bảo nguyên tắc độc lập tài chính (tự cân đối theo biến động khách quan); (2) Đề xuất phương pháp ước lượng kinh tế VAR và phương pháp VAR-điều chỉnh cho công tác dự báo và hoạch định chính sách.

29

Bảng 1.2:Tóm tắt các công trình nghiên cứu về sự ảnh hướng tới chính sách chi trả bảo hiểm thất nghiệp trên thế giới (nguồn:

Tác giả tự tổng hợp [19]; [20]; [14]) Tác giả (năm) Quốc gia Giai đoạn Biến số Phương pháp nghiên

cứu Kết quả nghiên cứu

Martin Mühleisen và cộng sự (2005) Canada, EU, Úc và New Zealand 1995 - 2003

Yếu tố cấu thành quỹ BHTN và nhân tố kinh tế vĩ mô

Phương pháp phân tích và so sánh truyền thống

Sai số khi thực hiện dự báo quỹ BHTN bằng phương pháp ảnh hưởng kinh tế vĩ mô cho sai số nhỏ hơn phương pháp ảnh hưởng bởi yếu tố cấu thành ở Canada

Kenneth G. Buffin

(2007) Mỹ

2004 - 2006

Thu, chi quỹ BHTN, chỉ số công nghiệp, lãi suất trái phiếu, CPI

Phương pháp phân tích và hồi quy theo chuỗi thời gian, VAR

Phương pháp lập kế hoạch tài chính quỹ BHTN có thể sử dụng yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên bởi nhân tố kinh tế vĩ mô

Dek Terrell và cộng sự (2015) Mỹ

2005 - 2012

Thu, chi BHTN, chỉ số công nghiệp, quy mô lao động, giá dầu và mùa vụ

Phương pháp phân tích và vecto tự hồi quy (VAR)

Các bang ven biển chịu nhiều thiệt hại của thời tiết (mưa bão) nên bổ sung yếu tố ngẫu nhiên của mùa vụ vào mô hình dự báo chi trả quỹ BHTN Sorin Belea (2012) Trung và Đông Âu 1991 - 2000 Thâm hụt quỹ, Thất nghiệp, Di cư, Người phụ thuộc

Phương pháp phân tích và OLS

Tình trạng thâm hụt quỹ ASXH chịu sự tác động bởi yếu tố chính trị và xã hội

30

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)