Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 94 - 95)

6. Kết cấu của luận án

3.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích

Theo ILO thì "Xác định phương pháp tính giá trị thu và chi bảo hiểm thất nghiệp và dự báo cân đối thu chi BHTN" luôn là hai nhiệm vụ chính trong xây dựng mô hình cân đối tài chính quỹ BHTN ở nhiều quốc gia trên thế giới. Kết quả tổng hợp các nhóm nhân tố giả định của Giáo sư Ronald Lee và cộng sự (2003) cho thấy để xác định sự cân đối quỹ BHTN có thể dựa vào việc xác định tổng thu BHTN và tổng chi BHTN.

Đối với tổng thu BHTN cũng được xác định dựa vào nhân tố: (1) Tỷ lệ thất nghiệp (hay tỷ lệ người tham gia BHTN = 1 - % tỷ lệ người thất nghiệp); (2) quy mô lực lượng lao động; (3) Quy định về chính sách đóng góp vào quỹ BHTN (mức đóng góp là dài hạn và được tính toán trên cơ sở lâu dài).

83 Việc xác định tổng chi trực tiếp BHTN thì dựa vào các nhân tố: (1) tỷ lệ thất nghiệp; (2) quy mô lực lượng lao động; (3) chính sách chi BHTN (bao gồm: thời gian hưởng và mức hưởng chế độ BHTN). Trong đó, chính sách chi BHTN được nhà hoạch định chính sách giữ ổn định (có thể coi là một hằng số - const: không thay đổi), còn nhóm giả định còn lại phản ánh biến động khách quan bên ngoài.

Để đo lường thu, chi BHTN thì chỉ cần xác định được 2 nhân tố còn lại: (1) tỷ lệ thất nghiệp và (2) quy mô lực lượng lao động. Phương pháp tiếp cận này được gọi là phương pháp tiếp cận trực tiếp.

Một phương pháp tiếp cận khác nhằm giải quyết vấn đề "Xác định phương pháp tính giá trị thu và chi bảo hiểm thất nghiệp và dự báo cân đối thu chi BHTN" ở trên thế giới lại tập trung vào sử dụng nhân tố kinh tế vĩ mô trong tính toán thu, chi BHTN và cân đối quỹ. Phương pháp tiếp cận này lại xác định tổng thu, chi BHTN "dựa trên một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng ảnh hưởng có giá trị tương đương" [Giáo sư Ronald Lee và cộng sự (2003)]. Điều này có nghĩa là thay thế 2 nhân tố (1) tỷ lệ thất nghiệp và (2) quy mô lực lượng lao động bằng một hoặc một nhóm các chỉ số liên quan. Phương pháp tiếp cận này được gọi là phương pháp tiếp cận gián tiếp.

Nhờ có những thành tựu quan trọng trong nghiên cứu phương pháp ước lượng kinh tế và phương pháp đánh giá khoa học về giải thích mối quan hệ giữa: Tăng trưởng kinh tế - Việc làm – Lạm phát, mà mô hình ảnh hưởng kinh tế vĩ mô đã được ứng dụng rộng rãi ở Thái Lan, Malaysia, Mỹ, Úc…trong mô hình tính toán thu, chi và cân đối quỹ BHTN.

Đối với các công trình nghiên cứu ở Việt Nam trong lĩnh vực BHTN, hướng tiếp cận này là khá mới mẻ và chưa được nghiên cứu bài bản. Luận án này sẽ tổng hợp những vấn đề lý luận trên thế giới và sử dụng phương pháp tiếp cận gián tiếp nhằm trả lời vấn đề " Xác định phương pháp tính giá trị thu và chi bảo hiểm thất nghiệp và xây dựng mô hình cân đối thu chi BHTN ở Việt Nam". Nội dung tiếp theo của luận án sẽ trình bày rõ hơn về phương pháp tiếp cận:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)