Mô hình cân đối thuchi bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 70 - 71)

6. Kết cấu của luận án

2.2.2 Mô hình cân đối thuchi bảo hiểm thất nghiệp

Thất nghiệp và tác động tiêu cực của nó gắn liền với trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nhà nước. Chính sách BHTN là một công cụ quan trọng của nhà nước dùng để giảm thiểu những tác động tiêu cực của hiện tượng thất nghiệp. Tuy nhiên, muốn duy trì chính sách BHTN lâu dài, thì cần phải duy trì được sự cân đối tài chính dài hạn.

Về mặt tài chính của quỹ BHTN (quỹ xã hội), dòng tiền tích lũy tài chính đến từ sự đóng góp của nhiều bên (người sử dụng lao động, người lao động, nhà nước), nhưng dòng tiền chi ra lại dành cho việc bảo vệ lợi ích riêng lẻ của nhóm đối tượng là người lao động. Chính vì vậy, khi xây dựng nền móng chính sách nhằm đạt được sự cân đối dài hạn, thì cần phải được tính toán mức đóng góp và chi trả hợp lý giữa các nhóm đóng góp và nhóm nhận chi trả.

Mô hình thu chi BHTN trong điều kiện tự cân đối phản ánh yêu cầu cơ bản trong tổ chức quản lý quỹ xã hội là: "tự chủ tài chính" – độc lập tài chính. "… Quỹ BHTN được trao quyền tự quyết định mức thu và mức chi, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của quỹ theo khuôn khổ pháp luật…" (nguồn: [34]). Những nhà làm luật / xây dựng chính sách BHTN tính toán / thiết lập nền móng chính sách BHTN dài hạn để đảm bảo việc thực hiện của chính sách theo đúng mục tiêu ban đầu được đặt ra. Nói cách khác là chính sách BHTN vừa phải đảm bảo thực hiện đúng mục đích dự kiến và vừa phải đảm bảo sự hoạt động dài lâu.

Để đảm bảo yêu cầu cân đối thu chi quỹ BHTN dài hạn, thì cần phải xây dựng mô hình dự báo quỹ BHTN dưới khía cạnh khả năng tài chính và thời gian hoạt động. Vì là một quỹ tài chính độc lập, nên những nhà quản lý quỹ phải tính toán hoặc ước lượng dài hạn được chu kỳ kinh tế, mức độ thiệt hại và mức độ huy động quỹ. Nói

59 cách khác, muốn đảm bảo khả năng cân đối quỹ dài hạn thì phải ước lượng được dòng tiền thu được của quỹ BHTN và dòng tiền chi ra của quỹ BHTN, thời gian quay vòng của chu kỳ hoạt động. Ngoài ra, duy trì nguồn đóng góp thường xuyên và chi trả cho hoạt động trực tiếp là vấn đề chính trong quản lý quỹ BHTN. Có 2 phương pháp tiếp cận vấn đề thu – chi quỹ BHTN trong điều kiện tự cân đối:

Mô hình cân bằng tĩnh quỹ BHTN: nhằm xác định mối quan hệ trực tiếp của

thu và chi BHTN mà không chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố tác động khác. Các nhân tố sai sót trong quản lý - tổ chức được kiểm soát tối đa, thị trường việc làm thay đổi tương ứng với sự thay đổi quy mô lao động, mức thu và chi bình quân được đảm bảo là thực hiện đúng … là những giả định quan trọng trong mô hình cân bằng tĩnh của quỹ BHTN. Ở những quốc gia bắt đầu triển khai quỹ BHTN thì mô hình cân bằng tĩnh BHTN rất cần thiết nhằm dự báo và xác định mức thu và chi BHTN thích hợp với những giả định thay đổi tiền lương và tỷ lệ thất nghiệp. Mô hình cân bằng tĩnh nhằm giúp xây dựng nền móng chính sách thu, chi BHTN.

Mô hình cân bằng động quỹ BHTN: hướng đến việc xác định sự ảnh hưởng

của nhiều yếu tố đến thu và chi BHTN. Những thay đổi cả về chất và lượng của: người lao động, ngành sản xuất – kinh doanh, chính sách kinh tế - tài chính của quốc gia, quản lý nhà nước… đều có thể làm thay đổi trực tiếp đến thu nhập (người lao động), mức chi trả BHTN (người thất nghiệp) và gián tiếp làm thay đổi mức thu và mức chi trả BHTN. Mô hình cân bằng động quỹ BHTN được áp dụng khi việc dự báo sự thay đổi của nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới tình hình thu – chi quỹ BHTN hơn là dự báo thay đổi chính sách BHTN (mức thu và mức chi BHTN).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)