6. Kết cấu của luận án
2.1.1.2. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp
Chính sách BHTN ở mỗi quốc gia được hình thành vào các giai đoạn lịch sử khác nhau. Nhưng nhìn chung, mục tiêu bảo vệ lợi ích của người thất nghiệp luôn là
43 đối tượng cơ bản của chính sách BHTN. Xuất phát từ chính sách quản lý người thất nghiệp riêng rẽ ở mỗi quốc gia mà chính sách BHTN ở mỗi quốc gia có đặc thù riêng. Thuật ngữ BHTN được giải thích theo từng cách khác nhau.
Phần lớn các quốc gia trên thế giới hình thành và áp dụng chính sách BHTN kể từ sau năm 1952 đều sử dụng 2 nội dung chính của ILO (Tổ chức lao động quốc tế) về bảo vệ lợi ích người lao động để giải thích khái niệm BHTN. Theo Công ước số 168 của ILO16 về Tạo việc làm và Bảo vệ người thất nghiệp, được thông qua tại Geneva năm 1988 có đưa ra một giải thích ngắn gọn: "... bảo hiểm thất nghiệp là một loại hình của bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ lợi ích người lao động trước rủi ro mất việc làm và thu nhập...". Nội dung chính trong thuật ngữ BHTN của ILO xoay quanh vấn đề:
Thứ nhất, bảo vệ lợi ích của người thất nghiệp. Mô hình tổ chức BHTN có cùng mục đích chung với các loại bảo hiểm khác là giảm thiểu rủi ro và bất ổn cho không chỉ cho riêng người lao động, mà còn cho cả toàn xã hội17. BHTN là một biện pháp bảo vệ người lao động và gia đình của người lao động trong tình trạng rút khỏi tạm thời khỏi thị trường lao động (thời gian gián đoạn giữa các thỏa thuận Hợp đồng lao động khác nhau).
Thứ hai, chính sách BHTN chỉ bảo vệ người lao động theo những ràng buộc nhất định. Những ràng buộc phát sinh từ cả phía quản lý chính sách lẫn cả phía người lao động18. Đối với cơ quan quản lý chính sách BHTN thì phải đảm bảo việc vận hành, cân đối tài chính (thu – chi) quỹ BHTN. Còn đối với người lao động các quy định
16 Sửa đổi Công ước 102 đã đề cập tới bảo hiểm thất nghiệp như là 1 trong 9 nhánh của bảo hiểm xã hội. "…
việc chi trả thất nghiệp là nhằm hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động bị mất việc làm và giúp họ có điều kiện học nghề, tạo cơ hội tiếp tục tham gia thị trường lao động…".
17 Phạm vi của BHTN không chỉ giới hạn về tiếp tục bảo vệ sức khỏe hay hỗ trợ tài chính đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho người thất nghiệp, mà còn được mở rộng ra thành nhiều vấn đề khác như: đào tạo kỹ năng, giới thiệu việc làm... Điều này sẽ giúp cho người thất nghiệp nhanh chóng tái hòa nhập vào thị trường lao động và củng cố nguồn thu nhập cho gia đình họ
18 Để hội đủ điều kiện nhận chế độ bảo hiểm thất nghiệp, người thất nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện:
(i) Phải có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc; và
(ii) Cần tìm việc bằng cách đăng ký tại một trao đổi việc làm công cộng và thường xuyên tìm kiếm cơ hội công việc mới.
(iii) Người thất nghiệp có thể bị loại tiếp nhận tài chính từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp nếu: mất việc làm là do tranh chấp lao động, hành vi sai trái, gian lận, hoặc không tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
(iv) Thời hạn hưởng hỗ trợ tài chính từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp do ILO đề xuất là 26 tuần, nếu người lao động đã làm việc trong (quá khứ) 52 tuần
(v) Mức chi thất nghiệp nên được cố định, không thấp hơn 45% thu nhập trước đó hoặc mức lương tối thiểu theo luật định, hoặc tiền lương của lao động bình thường, hoặc ở mức độ cung cấp những nguồn vật chất cần thiết, tối thiểu cho chi phí sinh hoạt cơ bản.
44 ràng buộc gắn liền với điều kiện khách quan "nguyên nhân thất nghiệp" và điều kiện chủ quan của người lao động.
Cơ quan xây dựng chính sách BHTN của CH liên bang Đức không hoàn toàn sử dụng thuật ngữ BHTN để xây dựng chính sách bảo vệ lợi ích người lao động. Thay vào đó, cụm từ thuật ngữ "đền bù thất nghiệp" được sử dụng để phản ánh một đặc trưng hoạt động của quỹ BHTN là "chia sẻ rủi ro và sự đóng góp cá nhân vào quỹ BHTN". Theo nghiên cứu của Thomas Paster về chính sách BHTN ở CH liên bang Đức thì: “…chế độ bảo hiểm thất nghiệp là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về việc đóng góp và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp, chi trả tiền hỗ trợ thất nghiệp để bù đắp thu nhập cho người lao động bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đưa người thất nghiệp trở lại làm việc. Bảo hiểm thất nghiệp vì thế thường được hiểu là một chế độ trong hệ thống đền bù thất nghiệp, có mục đích hỗ trợ thu nhập cho người lao động bị mất bởi thất nghiệp…” (nguồn: [38]).
Thuật ngữ BHTN mà các nhà làm luật của Pháp đưa ra lại nhằm nhấn mạnh đến yếu tố "điều kiện ràng buộc" trong việc bảo vệ lợi ích của người lao động. Điều này xuất phát từ nguyên tắc tổ chức "tài chính" và tổ chức "quản lý" quỹ BHTN. Đặc thù của mô hình BHTN của Pháp là quỹ tài chính độc lập (dạng Ngân hàng tư nhân bảo hiểm xã hội) với ngân sách chính phủ. Bảo hiểm thất nghiệp ở Pháp không nằm trong hệ thống bảo hiểm xã hội19, mà tồn tại độc lập riêng do theo thỏa thuận giữa nghiệp đoàn lao động và giới chủ (theo tài liệu [39]). Tuy nhiên, các khoản thu và chi này đều vì mục đích cho công đoàn viên, nên khi xảy ra thâm hụt, có thể được chính phủ cho vay để đảm bảo hoạt động."… Bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp bảo vệ người lao động trước nguy cơ bị thôi việc (ngừng việc không tự nguyện). BHTN sẽ đảm bảo cho người bị thất nghiệp một khoản thu nhập thay thế, nhằm bù đắp phần thu nhập mất đi và hỗ trợ trong tìm kiếm công việc mới…". (nguồn: [39]).
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam là một trong nhiều nhánh bảo hiểm xã hội và có cùng mục tiêu bảo vệ lợi ích người lao động. Mô hình BHTN ở Việt Nam được đưa vào áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Nội dung thuật ngữ BHTN được giải thích tương tự như Công ước 168 của ILO tại Geneva năm 1988: ... "Bảo hiểm thất
19 Bảo hiểm xã hội của Pháp được thành lập năm 1945,bao gồm: Bảo hiểm thương tật, Trợ cấp gia đình, Bảo hiểm y tế và lương hưu cơ bản.
45
nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp"20.
Tóm lại, dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau về thuật ngữ "bảo hiểm thất nghiệp", nhưng nhìn chung thuật ngữ BHTN phản ánh nội dung: "...là một chính sách an sinh xã hội, dành cho đối tượng là người lao động bị thất nghiệp, trong phạm vi lưới bảo vệ lợi ích gồm: thu nhập bị mất do thất nghiệp, lợi ích đảm bảo sức khỏe và cơ hội tái hòa nhập thị trường việc làm... ".