6. Kết cấu của luận án
2.3.3. Sự tương tác giữa các nhân tố ảnh hưởng
Các nghiên cứu ở trên thế giới về mô hình ảnh hưởng của nhân tố kinh tế vĩ mô cho thấy có 2 nhóm giả định về mối quan hệ giữa các nhân tố:
Thứ nhất, giả định về sự biến động có chu kỳ của từng biến số của G.M Jenkins [được giới thiệu vào năm 1976, dựa trên ý tưởng cho rằng chuỗi thời gian có thể được giải thích bằng cách kết hợp các hành vi hiện tại và trong quá khứ với các yếu tố ngẫu nhiên (gọi là nhiễu) ở hiện tại và quá khứ]. Chẳng hạn như chính bản thân quy luật biến động của chi BHTN chịu sự ảnh hưởng bởi chính chính sách thực hiện chi BHTN trước đây. Giáo sư Dek Terrell và cộng sự (2015) đã vận dụng giả định này và chứng minh rằng lợi ích của chính sách BHTN không chỉ có tác dụng trong ngắn hạn mà còn có thể tác dụng dài hạn. Người lao động đã được hưởng chế độ chi BHTN sẽ tiếp tục tham gia vào chính sách BHTN và hưởng chế độ chi trả trong tương lai. Đối với các chỉ số kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng GDP, CPI hay tỷ giá VND/USD cũng tồn tại sự ảnh hưởng bởi chính sách tăng trưởng kinh tế (được biểu diễn qua sự tăng trưởng GDP), biến động CPI và biến động tỷ giá đã được thực hiện trước đây. Nói cách khác là chính sách tăng trưởng kinh tế (được biểu diễn qua sự tăng trưởng GDP)
79 /hoặc biến động CPI /hoặc tỷ giá hối đoái không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, ngắt quãng và nhất thời, mà còn có tác dụng lâu dài, liên tục. Quy luật biến động cũng không hoàn toàn giống nhau giữa các kỳ nghiên cứu (độ trễ và mức độ ảnh hưởng). Lý do được giải thích là "sự thay đổi bất ngờ của một yếu tố có thể ảnh hưởng ngay lập tức và mức độ ảnh hưởng xảy ra khá nghiêm trọng. Tuy nhiên,quy luật tự nhiên sẽ tự cân bằng lại và làm mất đi sự bất ngờ của yếu tố" - G.M Jenkins. Tóm lại, các nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô cho thấy xu hướng biến động chu kỳ có thể gây ra cả tác động ngắn hạn tạm thời và cả tác động lan tỏa dài hạn.
Thứ hai, giả định về sự tương tác chéo giữa các biến số (hồi quy đồng thời). Lý luận về sự kết hợp của hai hoặc nhiều chính sách kinh tế cũng có thể là nguyên nhân thúc đẩy (tiến tới) đạt được mục tiêu của chính sách; trong một số trường hợp lại cho ra kết quả trái ngược hoặc kìm hãm, kéo dài (hay lệch hướng) quá trình (tiến độ) hoặc không đạt được kỳ vọng đặt ra. Lý luận của Okun (về tăng trưởng kinh tế (được biểu diễn qua sự tăng trưởng GDP) cho thấy: "Khi tăng trưởng kinh tế vượt mức tiềm năng thì sẽ giải quyết được tình trạng thất nghiệp". Tăng năng suất lao động nhờ cải tiến kỹ thuật và chuyển đổi tổ chức sản xuất kinh doanh có thể gây tác động trái ngược nhau với tình trạng thất nghiệp. Tăng năng suất sẽ góp phần làm tăng GDP, tuy nhiên việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Còn chuyển đổi tổ chức kinh doanh sẽ hình thành nên ngành kinh doanh mới với sản lượng đóng góp tăng thêm (tăng GDP). Ngoài ra, chuyển đổi tổ chức sản xuất còn tạo thêm việc làm. Trong trường hợp ngược lại, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ làm gia tăng chênh lệch trong phân phối nguồn lực kinh tế và sản xuất không đạt hiệu quả (do nhu cầu giảm, máy móc không đạt năng suất) và kìm hãm tăng trưởng kinh tế (giảm GDP).
Lý luận của Phillip về biến động lạm phát – CPI cho thấy "việc can thiệp vào giá cả thị trường vừa tạo động lực sản xuất nhưng lại có thể kìm hãm tiêu dùng" (nguồn: [47], [48], [49]). Khi giá cả tăng lên, nhà sản xuất có lợi bởi họ mua được nguyên vật liệu với giá rẻ (chu kỳ kinh doanh là MUA – BÁN) và bán thành phẩm với giá cao hơn. Bên cạnh lợi nhuận ước tính, thì nhà sản xuất còn hưởng lợi bởi lạm phát. Chính vì vậy, nhà sản xuất có thể mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động. Tuy nhiên, khi giá cả tăng cao, người tiêu dùng sẽ không thể mua được tất cả nhu cầu dự định ban đầu và họ chỉ lựa chọn những nhu cầu cấp bách và thiết yếu. Trên thị trường
80 tiêu dùng, hàng hóa tồn kho sẽ tăng lên và khó bán hơn. Chi phí tồn kho lớn buộc nhà sản xuất phải cắt giảm hoạt động sản xuất và sa thải người lao động (làm tăng tỷ lệ thất nghiệp).
Lý luận về biến động tỷ giá hối đoái của chuyên gia Ngân hàng thế giới cho thấy "biến động tỷ giá tăng sẽ giúp nhà xuất khẩu kiếm thêm khoản chênh lệch tỷ giá hoặc tăng sức cạnh tranh (về giá) ở nước ngoài". Điều này sẽ giúp nhà sản xuất duy trì và mở rộng kinh doanh (tuyển thêm lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp). Tuy nhiên, nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng "khi tỷ giá tăng, khiến chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu tăng theo, chi phí nhập khẩu máy móc tăng, chi phí vay mượn bằng ngoại tệ tăng sẽ làm cho doanh nghiệp sản xuất gặp nhiều khó khăn hơn". Nếu biến động tỷ giá lớn và kéo dài, nhà sản xuất trong nước có thể thu hẹp sản xuất, thậm chí là dừng hẳn (phá sản), cắt giảm nhân sự ( theo các tài liệu [50],[51]). Tóm lại, sự tương tác chéo giữa các biến số cho thấy cả hướng tác động tích cực lẫn tiêu cực khi việc thực hiện đồng thời nhiều chính sách vĩ mô đối với một mục tiêu xác định hay còn được gọi là sự đánh đổi lợi ích khi thực hiện chính kinh tế vĩ mô.
Kết luận:
Trong các nghiên cứu trên thế giới, giả định ảnh hưởng của nhân tố kinh tế vĩ mô gồm:
(1) Biến số kinh tế (Xt) biến động có tính chu kỳ và dài hạn. Hay Xt có mối quan hệ với X1, X2....Xt-1.
Giả định sự biến động chu kỳ
(2) Biến số kinh tế (Xt) có mối quan hệ với các biến số kinh tế vĩ mô khác Yt, Yt-1,...Y1; Zt, Zt-1, ... Z1.
Giả định về sự tương tác chéo
Hay phương trình giả định tổng quan về sự ảnh hưởng của nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu, chi BHTN được sử dụng trong luận án như sau:
Tóm tắt nội dung chương 2
Nội dung chương 2 của Luận án đã làm rõ 3 vấn đề sau:
81
Thứ hai, lý luận về thu, chi BHTN; nguyên tắc tổ chức và quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam.
Cuối cùng, các mô hình cân đối thu chi BHTN; lựa chọn nhân tố ảnh hưởng đến mô hình cân đối thu chi quỹ BHTN ở Việt Nam.
82
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sự chênh lệch thu, chi quỹ BHTN theo chiều hướng thâm hụt ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Malaysia... đã được nhiều nhà nghiên cứu để ý. Kết quả các công trình nghiên cứu cho thấy "giả định về nguyên nhân của sự thâm hụt xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi" là có căn cứ. Các nhà nghiên cứu cho rằng chính sách BHTN và quản lý quỹ BHTN cũng cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp với sự thay đổi đó. Trong đó, đề xuất một hệ thống dự báo cân đối quỹ BHTN dựa trên mô hình ảnh hưởng kinh tế vĩ mô là có thể giúp đỡ nhà hoạch định chính sách BHTN tính toán được tổng chi, tổng thu và mức thâm hụt, để từ đó điều chỉnh chính sách thu chi BHTN nhằm đảm bảo sự cân đối dài hạn của quỹ BHTN.
Như đã trình bày ở chương 2, nội dung chính mà luận án sẽ tập trung vào giải quyết là xác định phương pháp và đo lường mức độ ảnh hưởng của nhân tố tới sự cân đối thu chi quỹ BHTN ở Việt Nam dựa trên mô hình cân bằng động của thu, chi BHTN theo ảnh hưởng khách quan của nhân tố kinh tế vĩ mô (macroeconomic model). Hướng nghiên cứu của chương 3 sẽ xoay quanh việc tìm hiểu phương pháp xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự cân bằng thu chi bảo hiểm thất nghiệp.