Đánh giá ảnh hưởng của GDP, CPI, tỷ giá đến thu, chi BHTN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 136 - 141)

6. Kết cấu của luận án

5.1.1. Đánh giá ảnh hưởng của GDP, CPI, tỷ giá đến thu, chi BHTN ở Việt Nam

Nam giai đoạn 2010 - 2019

Luận án đã sử dụng những thông tin về chỉ số kinh tế vĩ mô và biến động thu, chi quỹ BHTN để xem xét mối quan hệ ảnh hưởng và cho ra những kết luận sau:

Thứ nhất, biến động tăng trưởng kinh tế (được biểu diễn qua sự tăng trưởng GDP) và thu, chi BHTN gần như là đồng thời. Điều này có nghĩa là khi xảy ra sự biến động kinh tế lớn thì ngay lập tức thu, chi BHTN cũng thay đổi theo. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tăng trưởng của GDP có làm thay đổi thu, chi trả BHTN trong cả ngắn hạn và dài hạn. Đối với thu BHTN, sự vận động thuận chiều của GDP là dấu hiệu tích cực (tốt) và có kết quả tương đồng với nghiên cứu của Jean Fares và Milan Vodopivec (2008); Annette và cộng sự (2005); Nguyễn Ái Đoàn và cộng sự (2016). Khi biến động GDP thay đổi, thì thu BHTN cũng biến động khác nhau theo từng độ trễ. Xu hướng ngắn hạn của GDP tăng 1 điểm, thì thu BHTN sẽ tăng 0,12 điểm. Tuy nhiên, mức độ tin cậy của ảnh hưởng GDP tới thu BHTN chưa cao. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức độ tác động của chi BHTN đến thu BHTN là trái ngược nhau. Khi chi BHTN tăng 1% thì thu BHTN giảm 2,8%. Thu BHTN (quý: t-10) trong các quý trước đó vẫn có sức ảnh hưởng tới thu BHTN (quý t-9) là 76%; và thu BHTN (quý t) là 52%.

Đối với chi BHTN, biến động GDP có ảnh hưởng cùng chiều với chi BHTN (trong ngắn hạn). Theo đó, khi GDP tăng 1%, chi BHTN sẽ tăng tương ứng là 0,11%. Cũng có mối quan hệ tương tự đối với thu BHTN, khi thu BHTN tăng 1 điểm, thì chi BHTN giảm 0,36 điểm. Để dự báo chi BHTN, quy luật biến động chi BHTN trong quá khứ có ảnh hưởng cùng chiều với chi BHTN, theo đó chu kỳ tăng chi BHTN trong quá khứ (t-1) là 1% thì chi BHTN quý t sẽ là 1,1%.

Đối với nền kinh tế Việt Nam, tăng trưởng kinh tế (được biểu diễn qua sự tăng trưởng GDP) ổn định và bền vững mới có thể giảm tình trạng thất nghiệp và giảm chi trả BHTN. Tăng trưởng kinh tế bền vững phải song hành với vấn đề đảm bảo an sinh xã hội. Chính vì vậy, vấn đề thu nhập và việc làm là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhìn vào thông tin về tình trạng thất nghiệp (khi mất cả 2 yếu tố thu nhập và việc làm) của nền kinh tế sẽ cho thấy

125 toàn cầu tiếp tục hồi phục và duy trì cải cách trong nước. Tốc độ tăng trưởng cao tạo điều kiện tăng việc làm và tăng thu nhập, dẫn đến những thành tựu chung về phúc lợi và giảm nghèo.

Tuy nhiên Tăng trưởng kinh tế (được biểu diễn qua sự tăng trưởng GDP) ở Việt Nam với hàm lượng và tăng trưởng tín dụng cao kéo dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng và sự ổn định của sự tăng trưởng, nhất là trong điều kiện nợ xấu chưa được giải quyết và nợ công83 tăng cao. Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới thì khi nợ công vượt quá 90% GDP, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ sụt giảm 4%. Các nghiên cứu khác của tổ chức lao động quốc tế (ILO) và ngân hàng thế giới (WB) cũng cho thấy vấn đề nợ công là rào cản làm giảm chất lượng tăng trưởng GDP của Việt Nam.

Thứ hai, nghiên cứu khẳng định có mối liên hệ giữa thu, chi BHTN giữa các thời kỳ. Hay giả định về sự ảnh hưởng có tính chu kỳ của thu, chi BHTN là có cơ sở. Độ trễ phù hợp của thu, chi BHTN cho mô hình ảnh hưởng đến thu, chi BHTN là 2 quí. Xu hướng thu BHTN của 2 quý liên tiếp chỉ có sức ảnh hưởng khoảng 50%. Trong khi đó, xu hướng chi BHTN của 2 quí liên tiếp sẽ ảnh hưởng đến chi BHTN của quí thứ 3 với độ giải thích trên 55%.

Chi BHTN có độ trễ khác nhau thì vẫn gây ảnh hưởng giống nhau (cùng tăng). Theo đó, với độ trễ là 1 và 2, xu hướng biến động chi BHTN là tiêu cực và mang lại 0,022 và 0,142 điểm (ảnh hưởng ngắn hạn). Số liệu phân tích cho thấy: Việt Nam tuy duy trì tỷ lệ thất nghiệp vĩ mô dưới 3% (trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019), nhưng tỷ lệ người hưởng BHTN tăng bình quân 14% mỗi năm. Điều này cũng phù hợp với giả định nghiên cứu về "tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu" là hoàn toàn khác với "tỷ lệ thất nghiệp vĩ mô". Kết quả này cũng phù hợp với kết quả điều tra độc lập của Trung Cương (2012); Nhật Minh (2015)... Ngược lại, đối với thu BHTN, độ trễ khác nhau nhưng sự biến động chu kỳ lại làm giảm thu BHTN (biến động ngược chiều). Ảnh hưởng ngắn hạn của thu BHTN trong quá khứ với độ trễ là 1 và 2 tới thu BHTN là trái chiều. Biến động tăng 1% thu BHTN ở độ trễ 1 làm giảm 0,515 điểm; ở độ trễ 2 làm giảm 0,180 điểm. Điều này cũng phù hợp với quy luật tăng trưởng giảm dần của

83 World Bank định nghĩa: Nợ công không chỉ là nợ chính phủ, nợ chính quyền địa phương, nợ chính phủ bảo lãnh mà còn bao gồm nợ ở ngân hàng trung ương, các tổ chức công lập, các doanh nghiệp nhà nước và đặc biệt là các khoản chính phủ đã cam kết chi trả như lương hưu, bảo hiểm

126 số người mới tham gia quỹ BHTN, khi số lượng người tham gia vào quỹ BHTN đang tăng chậm dần (Xuân Đức, 2019).

Thứ ba, tác động của CPI và tỷ giá VND/USD lên chi BHTN là khác nhau. Trong khi biến động CPI có ảnh hưởng tiêu cực (cùng chiều) với chi BHTN và tích cực với thu BHTN, thì biến động tỷ giá VND/USD và chi BHTN là ngược nhau (tích cực). Tuy nhiên, độ tin cậy của chuỗi dữ liệu về ảnh hưởng của biến động CPI và tỷ giá VND/USD lên thu, chi BHTN ở Việt Nam chưa thực sự rõ nét. Kết quả cuối cùng của mô hình nghiên cứu cũng cho thấy kiểm soát lạm phát là cần thiết nhằm giảm chi BHTN (nếu CPI tăng thêm 1% thì chi BHTN sẽ tăng thêm 20,847 điểm). Còn khi biến động tỷ giá VND/USD tăng 1% thì chi BHTN giảm 0,495 điểm. Điều này cũng phù hợp với nhận định của các chuyên gia kinh tế [Ngân hàng thế giới; ngân hàng phát triển châu Á; Bộ kế hoạch và đầu tư đưa ra kết luận về chính sách mở cửa nền kinh tế và biện pháp kích thích xuất khẩu hàng hóa bằng chính sách tiền tệ / tỷ giá - Chuyên gia của Ngân hàng thế giới: Anja Baum, David Corvino và Mitsuru Katagiri (2018), Chuyên gia ngân hàng phát triển châu Á Nguyễn Minh Cường và Eric Sidgwick, (2018), Bộ kế hoạch và đầu tư: Ngô Chí Long, TS. Đặng Đức Anh (2019)]. Kết quả nghiên cứu cũng thừa nhận việc sử dụng chỉ số CPI là một biến số có ảnh hưởng cùng chiều với chi BHTN trong công tác dự báo thu, chi quỹ BHTN ở Việt Nam (TS Phạm Đình Thành). Tuy nhiên, với độ tin cậy chưa cao, việc sử dụng chỉ số CPI nhằm dự báo chi BHTN sẽ khiến kết quả dự báo sẽ có sai số nhất định.

Cuối cùng, kết quả dự báo của phương pháp ước lượng kinh tế VECM có sai lệch thấp hơn kết quả của những công trình nghiên cứu trước đó84. Khi so sánh biểu diễn chi trả BHTN trong giai đoạn Q1/2010 đến Q4/2019 (giữa mô hình VECM và thực tế) cho thấy vẫn có sự chênh lệch giữa giá trị mô hình (model VECM) và giá trị thực tế về chi trả BHTN (xem hình vẽ phía dưới). Điều này cũng phù hợp với kết quả

84 Để dự báo chi BHTN cho từng quí (giả sử là Q3/2019) có thể thực hiện dựa trên mô hình ước lượng kinh tế VECM như sau:

D(LNTC)Q3/19 = 1.103*( LNTCQ2/19 - 0.739*LNGDPQ2/19 - 5.031 - 2.812*( DLNTDQ2/19) + 0.850*LNGDPQ2/19 - 3.984 + 0.022*D(LNTCQ2/19) + 0.142*D(LNTCQ1/19) + 2.184*D(DLNTDQ2/19) + 1.199*D(DLNTDQ1/19) + 0.782*D(LNGDPQ2/19 + 0.206*D(LNGDPQ1/19) - 104.481 + 20.847*LNCPIQ3/19 - 0.495*LNEXRQ3/19 D(DLNTD)Q3/19 = - 0.358* LNTCQ2/19 - 0.739*LNGDPQ2/19 - 5.032 – 0.097*DLNTDQ2/19 + 0.850*LNGDPQ2/19 - 3.984 + 0.119*D(LNTCQ2/19) - 0.0007*D(LNTCQ1/19) – 0.515*D(DLNTDQ2/19) - 0.180*D(DLNTDQ1/19) + 0.082*D(LNGDPQ2/19) + 0.083*D(LNGDPQ1/19) - 4.117 + 0.634*LNCPIQ3/19 + 0.281*LNEXRQ3/19

127 nghiên cứu về phạm vi giải thích của mô hình chỉ là 61,58%. Phương sai giữa mô hình VECM và giá trị thực tế chi trả BHTN là 0,028644 (độ lệch chuẩn là 0,2261).

Hình 5.1 So sánh giữa kết quả dự báo bằng phương pháp VECM và thực tế thu, chi BHTN từ quí 3/2012 đến quí 4 năm 2019 - Nguồn: Nghiên cứu sinh tự tính toán

So sánh với các phương pháp dự báo thu chi BHTN khác:

Phương pháp dự báo cân đối thu chi BHTN ở Việt Nam đã trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn nền móng (trước năm 2009 – trước khi chính sách BHTN có hiệu lực) và giai đoạn sau 5 năm hình thành (từ năm 2009 đến năm 2014). Nếu như giai đoạn trước năm 2009 (khi chưa có số liệu về chi BHTN) thì phương pháp dự báo theo phương pháp tiếp cận trực tiếp đã dựa trên giả định tỷ lệ lao động tham gia, tỷ lệ thất nghiệp... làm cơ sở xác định tỷ lệ đóng góp, tỷ lệ chi trả BHTN và mức an toàn cân

0 800 1600 2400 3200 4000 4800

Biến động thực tế thu BHTN Kết quả ước lượng VECM

0 800 1600 2400 3200 4000

128 đối quỹ BHTN85. Số liệu để dự báo ở giai đoạn này có nguồn tin cậy từ số liệu của BHXH (TS Đỗ Văn Sinh, 2011). Sang giai đoạn sau 5 năm hình thành, đối tượng dự báo chi BHTN đã có số liệu cơ sở và có thể vận dụng được phương pháp tiếp cận gián tiếp (TS Phạm Đình Thành, 2015; Nguyễn Ái Đoàn và cộng sự, 2016). Tuy nhiên, nghiên cứu dự báo thu, chi BHTN ở Việt Nam của TS Phạm Đình Thành sử dụng phương pháp tiếp cận gián tiếp vẫn dựa trên giả định chuyên gia (giả định giá trị trung tâm) về chính sách BHXH, chính sách tiền lương, chính sách lạm phát... theo kịch bản chuyên gia trên nền tảng mô hình dự báo thu, chi BHTN86.

85 Giả định giá trị trung tâm của biến số dự báo: Tỷ lệ thất nghiệp 2010 – 2025: 6.5%/năm Chi phí quản lý: 3% tổng khoản thu BHTN

Lãi suất đầu tư: 9,08%/năm đối với khoản thu BHTN.

86 Giả định giá trị trung tâm của tỷ lệ lạm phát: Giai đoạn 2015 – 2025: 10%

Giai đoạn 2026 – 2050: 7%

Giả định giá trị trung tâm của hệ số biến động hàng năm: Giai đoạn 2015 – 2025: 99% Giai đoạn 2026 – 2050: 99,5% 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Thực tế thu BHTN Model VECM

Dự báo 1 (TS Sinh) Dự báo 2 (TS Thành)

0 5000 10000 15000 20000 25000 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Thực tế chi BHTN Model VECM

129

Hình 5.2So sánh kết quả dự báo của các nghiên cứu và thực tế thu, chi BHTN từ năm 2011 đến năm 2019

Bảng 5.1Tổng hợp phương sai và độ lệch chuẩn của các phương pháp dự báo

Mô hình Thu BHTN Chi BHTN Nhà nghiên cứu Phương sai Độ lệch chuẩn Phương sai Độ lệch chuẩn Dự báo 1 35.876.196 5.989,67 43.154.197 6.569,19 TS Đỗ Văn Sinh Dự báo 2 29.667.381 5.446,78 22.834.314 4.778,53 TS Phạm Đình Thành Model VECM 288.752 537,36 1.013.003 1.006,48 Mô hình VECM

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán

So sánh kết quả của cả 3 phương pháp dự báo thu, chi BHTN ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2019 cho thấy: các kết quả dự báo đều sai sót và chênh lệch tương đối với biến động thu, chi thực tế. Tuy nhiên, với phương pháp dự báo thu, chi BHTN bởi sự biến động tăng trưởng kinh tế vĩ mô (theo phương pháp ước lượng VECM) cho kết quả sai lệch thấp hơn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 136 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)