Mô hình cân bằng động quỹ BHTN

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 74 - 77)

6. Kết cấu của luận án

2.2.2.2 Mô hình cân bằng động quỹ BHTN

Lý thuyết phát triển bền vững đã đặt ra những yêu cầu mới trong lập kế hoạch tài chính trong tương lai dài, chứ không giống mô hình lý thuyết cổ điển tĩnh. Các mô hình lý thuyết nghiên cứu cân bằng tài chính cổ điển đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết như: phản ánh sự biến động tĩnh mà không tính toán đến sự tác động của các chính sách... Điều này làm cho số liệu tính toán không hoàn toàn tin cậy, và không giúp nhà quản lý trong lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch có tính khả dụng. Chính vì vậy, phương pháp nghiên cứu chuyển dần sang việc cân bằng thu – chi theo ảnh hưởng khách quan (của các chính sách kinh tế vĩ mô) và để đáp ứng yêu cầu quản lý quỹ BHTN. Điều này là cần thiết cho hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý quỹ tài chính nói riêng. Dự báo sự thay đổi sự cân bằng tương đối được dựa trên những giả định biến động khách quan tác động trực tiếp đến thu và chi tài chính.

Mô hình cân bằng động quỹ BHTN được xây dựng dựa trên việc tính toán khả năng duy trì cân bằng tài chính quỹ BHTN với sự biến động trực tiếp của khoản thu và chi BHTN với điều kiện: (1) không thay đổi của chính sách quản lý nhà nước; (2) không có sự can thiệp theo mục đích riêng của nhà nước; (3) các chỉ số kinh tế - xã hội vận động theo chu kỳ tự nhiên28.

Dựa trên các số liệu phỏng đoán về thay đổi trong lực lượng lao động (cả về chất và lượng), thị trường việc làm (tiền lương và nhu cầu việc làm), các chính sách kinh tế vĩ mô dài hạn... 29, sự chênh lệch về thu – chi quỹ BHTN có thể gây ra tình trạng thặng dư và thâm hụt. Để dự báo tình hình tài chính quỹ BHTN, yếu tố tốc độ thay đổi thu và chi BHTN là yếu tố then chốt nhằm xác định được thời điểm “mất khả năng thanh toán“ của quỹ30.

28 Mô hình cân bằng động thu – chi BHTN (dự báo) sẽ giúp việc trả lời câu hỏi:

(1) Mức thu và mức chi BHTN trong tương lai sẽ thay đổi qua từng năm ra sao? (Với các điều kiện kinh tế, xã hội tuân theo chu kỳ tự nhiên).

(2) Tình trạng tài chính quỹ BHTN sẽ thay đổi ra sao? Thời điểm nào sẽ xảy ra mất cân bằng thu – chi BHTN?

29 TS Đỗ Văn Sinh, Đánh giá hoạt động quỹ BHXH, BHYT; Tính toán dự báo cân đối quỹ BHXH, BHYT đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, năm 2011 (trang 83 – 92; 99 – 106)

30 Giải thích:

Gọi ts là khoảng thời gian thặng dư quỹ BHTN (ký hiệu: ts time surplus) Áp dụng công thức toán học về cấp số nhân (Định lý số 2)30:

un = u1 x rn-1

Tổng giá trị thu của năm thứ 2 = Tổng giá trị thu năm cơ sở x (1 + % thay đổi giá trị thu BHTN)

Tổng giá trị thu của năm thứ t (năm có thu BHTN = chi BHTN) = Tổng giá trị thu năm cơ sở x (1 + % thay đổi giá trị thu BHTN)t-1

Hay f(thu BHTN) = TC x ( 1 + % thay đổi giá trị thu BHTN )t-1

63

Ý nghĩa:

- Việc xác định thời điểm xảy ra thâm hụt tài chính quỹ BHTN có ý nghĩa quan trọng đối với những nhà hoạch định chính sách BHTN. Nó giúp cơ quan quản lý quỹ BHTN ước lượng thời gian và điều chỉnh chính sách thu và chi BHTN kịp thời nhằm tăng tính khả thi (thanh khoản) và đảm bảo mục tiêu đặt ra của quỹ BHTN.

Công trình nghiên cứu của Ronald Lee và Shripad Tuljapurkar đã tóm tắt tương đối đầy đủ cách tiếp cận nghiên cứu về xây dựng mô hình cân đối thu, chi BHTN theo hướng cân bằng động (cả mô hình Bismarck và mô hình Beveridge). Nghiên cứu về quỹ BHTN ở các quốc gia khác nhau như phát triển như: Pháp, Đức hay các nước Caribe (Trung Mỹ)... cho thấy "chi BHTN đóng vai trò chính trong duy trì cân đối dài hạn của quỹ BHTN", "chi BHTN chủ yếu dành cho chi trực tiếp trả cho người lao động bị thất nghiệp" và "tổng chi BHTN được xác định dựa trên 4 nhóm giả định gồm: (1) Lực lượng lao động; (2) Tỷ lệ thất nghiệp; (3) Mức hưởng bình quân và Thời gian hưởng bình quân" [xem Hình (2.2)].

Hay f(chi BHTN) = TD x ( 1 + % thay đổi giá trị chi BHTN )t-1

Vì đến năm thứ ts thì Tổng thu BHTN = Tổng chi BHTN nên:

TC x ( 1 + % thay đổi giá trị thu BHTN )t-1 = TD x ( 1 + % thay đổi giá trị chi BHTN )t-1

( 1 + % thay đổi giá trị thu BHTN )t-1

= TD ( 1 + % thay đổi giá trị chi BHTN )t-1 TC

Lấy logarit 2 vế ta được công thức 2.4:

(ts− 1) x |Ln ((1+% thay đổi giá trị thu BHTN)

(1+% thay đổi giá trị chi BHTN))| = |Ln (TD

TC)| (*) Từ công thức (*) có thể xác định được khoảng thời gian thặng dư quỹ BHTN:

ts = |Ln ( TD TC)| |Ln ((1+Thay đổi thu BHTN)

64

Hình 2.2Tổng hợp nhóm nhân tố giả định của Giáo sư Ronald Lee và cộng sự - (nguồn: [24])

Trong khi đó, ở chiều hướng thu BHTN thì "... yếu tố biến động về lực lượng lao động, tỷ lệ lao động có việc làm và biến động tiền lương..." lại là những yếu tố trực tiếp quyết định sự biến động thu BHTN. Giáo sư Ronald Lee và cộng sự (2003) đã tổng hợp lại những công trình nghiên cứu ở các nước phát triển trong giai đoạn 1992 – 2001 cho thấy có 4 nhóm yếu tố giả định có mối quan hệ ràng buộc với thu, chi BHTN.

Thứ nhất, giả định về sai sót chuyên môn của cơ quan quản lý quỹ BHTN (cơ quan đóng vai trò thực hiện đôn đốc đóng góp vào quỹ BHTN / chi trả BHTN). Trong đó, đội ngũ cán bộ quản lý quỹ BHTN đảm nhiệm quy trình xét duyệt và tổ chức thực hiện chính sách BHTN. Các nghiên cứu dựa trên những giả định về sai sót của cá nhân quản lý hoặc sai sót kỹ thuật trong tổ chức quy trình tổ chức thu khoản đóng góp quỹ / hoặc quy trình xét duyệt chi BHTN khiến dự toán thu, chi BHTN thay đổi khác so với dự tính đặt ra.

Thứ hai, giả định về trục lợi của người lao động bị thất nghiệp. Người lao động là đối tượng được chính sách BHTN bảo vệ khi xảy ra rủi ro bị thất nghiệp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại đưa ra giả định về yếu tố trục lợi cá nhân của người lao động đối với chính sách BHTN. Điều này có thể làm thay đổi kế hoạch tài chính quỹ BHTN được đặt ra ban đầu khi xây dựng chính sách.

Thứ ba, giả định về sự thay đổi chính sách đóng góp /chi trả BHTN. Ở nhiều quốc gia, chính sách BHTN (bao gồm mức hưởng và thời gian hưởng) được kiểm soát và cân đối dài hạn. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), để đảm bảo sự công bằng trong đóng góp và hưởng thụ thì mức hưởng chi BHTN trong giới hạn 45% - 65% mức đóng góp là hợp lý31. Trong khi đó, thời gian hưởng cũng đặt ra giới hạn tối thiểu là 26 tuần, tối đa là 24 tháng32. Vì chính sách BHTN được thiết kế cho mục tiêu lâu dài, nên các chính sách mức hưởng và thời gian hưởng được kiểm soát và giữ ổn định lâu

31 Quy định chính sách BHTN tại Việt Nam: Mức hưởng là 60% nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc mức lương tối thiểu vùng tùy theo từng đối tượng. Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

32 Quy định chính sách BHTN tại Việt Nam: Thời gian hưởng theo quy định cứ đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng: lãnh được 03 tháng trợ cấp thất nghiệp; sau đó, cứ đóng đủ 12 tháng thì được lãnh thêm 01 tháng trợ cấp ( nhưng không quá 12 tháng trợ cấp)

65 dài. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu không tập trung nghiên cứu về sự thay đổi chính sách.

Cuối cùng, nhóm giả định về sự thay đổi quy mô lực lượng lao động và tỷ lệ thất nghiệp. Hướng nghiên cứu này được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế ở Tây Âu, Mỹ và các nước đang phát triển quan tâm. Giả định mà các nhà nghiên cứu vấn đề lao động đưa ra là: sự thay đổi quy mô lao động (số lượng lao động tham gia vào thị trường việc làm lớn hơn số lượng lao động rút khỏi thị trường hoặc ngược lại) làm tăng (hoặc giảm) sức ép cạnh tranh công việc, khiến số người nộp đơn đăng ký BHTN tăng lên (hoặc giảm xuống). Một số nhà nghiên cứu vấn đề kinh tế lại đưa ra giả định về "biến động thị trường và kinh tế (zC

t)" khiến tỷ lệ thất nghiệp thực tế tăng/hoặc giảm. Điều này tác động tới chi BHTN và gây nguy cơ thâm hụt quỹ BHTN. Hướng tiếp cận này chỉ ra nguyên nhân khách quan bên ngoài làm thay đổi sự cân đối thu chi quỹ BHTN.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)