6. Kết cấu của luận án
3.1.1.1. Phương pháp tiếp cận trực tiếp
Trong đề án xây dựng mô hình cân đối thu – chi quỹ BHTN ở Việt Nam giai đoạn 2009 – 2011 của Viện khoa học bảo hiểm xã hội do TS Đỗ Văn Sinh làm chủ
84 nhiệm đề án, hướng nghiên cứu tập trung vào việc "xây dựng mô hình tính toán giá trị thu, chi BHTN của từng năm riêng lẻ và dự báo tình trạng cân đối tài chính trong vòng 20 năm tiếp theo47. Mô hình cân đối thu chi BHTN ở Việt Nam của TS Đỗ Văn Sinh được biểu diễn như sau:
Cân đối thu
chi hàng năm =
Thu BHTN
hàng năm -
Chi BHTN hàng năm
Có thể nói, mô hình cân đối thu chi quỹ BHTN ở Việt Nam do TS Đỗ Văn Sinh thiết kế xây dựng là mô hình được tính toán rất khoa học và kế thừa từ kết quả nghiên cứu "phương pháp tính giá trị thu, chi BHXH và chuỗi dữ liệu nền móng của
thu, chi BHXH". Phương pháp tiếp cận của TS Đỗ Văn Sinh dựa trên số liệu của thu, chi BHXH và các giả định về tỷ lệ thất nghiệp nhằm xây dựng công thức tính toán "giá trị thu, chi BHTN".Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu của TS Đỗ Văn Sinh là phù hợp với thực tiễn tại thời điểm nghiên cứu bởi: quỹ BHTN mới bước đầu được thực hiện từ năm 2010 và cơ sở dữ liệu chưa thực sự hoàn chỉnh.
47 Đề án khoa học đánh giá hoạt động quỹ BHXH, BHYT, BHTN và tính toán dự báo quỹ BHXH, BHYT, BHTN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó:
Thu BHTN
Số người tham gia BHTN
Số người tham gia BHXH
Số liệu dự báo dựa trên ý kiến chuyên
gia Tỷ lệ người đóng BHXH tham gia BHTN Số liệu phỏng đoán theo kịch bản Mức lương Mức lương cơ sở của năm trước
Số liệu dự báo dựa trên quy định mức lương tối thiểu
Tốc độ tăng lương dự kiến
của năm sau
Số liệu phỏng đoán theo Hội đồng chính sách tiền lương Tỷ lệ đóng góp Chính sách tỷ lệ đóng góp được giữ nguyên Chi BHTN
Số người tham gia BHTN
Số người tham gia BHXH
Số liệu dự báo dựa trên ý kiến chuyên gia Tỷ lệ người đóng BHXH tham gia BHTN Số liệu phỏng đoán theo kịch bản Tỷ lệ thất nghiệp Số liệu phỏng đoán theo kịch bản Định mức chi Mức lương Số liệu phỏng đoán theo kịch bản Định mức phí giới thiệu việc làm Định mức phí hỗ trợ dạy nghề Định mức phí quản lý...
85 Đến năm 2015, TS Phạm Đình Thành thực hiện xây dựng "mô hình tính toán lại thu, chi BHTN ở Việt Nam"48 dựa trên nghiên cứu trước đó của TS Đỗ Văn Sinh. Điểm mới duy nhất trong "xây dựng mô hình thu, chi quỹ BHTN" của TS Phạm Đình Thành là bổ sung giả định "lạm phát" trong tính toán tiền lương.
Mức lương BQ
đóng BHTN năm t =
Mức lương BQ đóng
BHTN năm t-1 x (1+Tỷ lệ lạm phát)49 Mức lương BQ
đóng BHTN năm t-1 = Mức lương tối thiểu x Hệ số
Mô hình tính toán thu, chi BHTN và cân đối quỹ BHTN của TS Đỗ Văn Sinh, TS Phạm Đình Thành đã hình thành nên hệ thống các phương trình toán học và chắp nối thành mô hình tính toán. Điều này góp phần giúp các nhà quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam có những dự báo dài hạn về tài chính và cân đối quỹ.
Các nghiên cứu của Đỗ Văn Sinh và cộng sự (2011), Phạm Đình Thành và cộng sự (2012) đều sử dụng tỷ lệ thất nghiệp giả định nhằm xác định thu, chi BHTN của Việt Nam trong thời gian từ 2010 – 2030. Chỉ số tỷ lệ thất nghiệp được các nhà nghiên cứu giải thích là "chỉ số phản ánh số lượng người lao động trong độ tuổi lao động không có việc làm hoặc đang chờ để chờ nhận việc trong tổng số lực lượng lao động". Chỉ số tỷ lệ thất nghiệp của một nền kinh tế đạt được ứng với mức sản lượng tiềm năng. Trong điều kiện các nguồn lực của nền kinh tế được sử dụng đến mức cao nhất có thể và sản xuất ra mức sản lượng như dự kiến [tức là sản lượng tiềm năng (lý thuyết cung – cầu)], vẫn có sự chênh lệch giữa số người làm việc với lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp tại thời điểm đạt được sản lượng tiềm năng được gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Thực tế, tỷ lệ thất nghiệp trong một nền kinh tế thường dao động xung quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (Đinh Vũ Trang Ngân, 2011).
Xét về dài hạn, chỉ số tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên luôn được giả định là chỉ số ít biến động. Thậm chí trong các công trình dự báo thu, chi BHTN ở Việt Nam của Đỗ Văn Sinh và cộng sự (2011), Phạm Đình Thành và cộng sự (2012) đều đặt giả định về chỉ số tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên không đổi là 6,5% trong giai đoạn 2010 – 2025. Điều này có thể gây nhầm lẫn giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ rời công việc trong xác định chi BHTN (thất nghiệp do cơ cấu và thất nghiệp tạm thời – lý thuyết của
48 Đề án nghiên cứu xây dựng mô hình tính toán quỹ BHTN ở Việt nam
86 Keynes50). Có thể nhận ra rằng về dài hạn tỷ lệ thất nghiệp sẽ quay về mức cân đối chung, chính vì vậy việc sử dụng chỉ số thất nghiệp tự nhiên sẽ có thể dự báo được thu, chi BHTN trong thời gian dài.