6. Kết cấu của luận án
4.3.2 Hàm phản ứng và phân rã phương sai
* Kiểm định Cholesky và hàm phản ứng.
Bằng việc sử dụng nghịch đảo ma trận hiệp phương sai của một yếu tố để đánh giá các phản ứng biến động của đối tượng còn lại, Cholesky xây dựng "Hàm phản ứng Cholesky". Kết quả kiểm định Cholesky sẽ chỉ ra thứ tự các biến trong VECM và mức độ ảnh hưởng của thành phần phổ biến trong hệ thống VECM. Để đánh giá
120 sự tác động của các biến số, phép thử "hàm phản ứng đẩy" sẽ giúp cho việc đánh giá cảm quan (độ nhạy cảm) của các yếu tố trong khoảng thời gian 8 quí liên tiếp nhau. Hàm phản ứng sẽ chỉ ra quan hệ phản ứng khi thay đổi tốc độ tăng trưởng LnGDP thì thu, chi trả BHTN thay đổi ra sao và ngược lại (Xem hình vẽ 4.11).
Hình 4.10Hàm phản ứng Cholesky
Kết luận:
+ Phản ứng của sự thay đổi của GDP và thu BHTN đến chi BHTN gần như là tức thì và cùng hướng. Tương tự đối với sự thay đổi tăng của chi BHTN trong quá khứ cũng làm tăng chi BHTN.
+ Sự biến động tăng thu BHTN trong quá khứ lại có ảnh hưởng ngược lại (làm giảm thu BHTN). Còn tác động của GDP là tích cực đối với thu BHTN và làm thu BHTN tăng lên. Chi BHTN của từng giai đoạn làm giảm thu BHTN, rồi phục hồi làm tăng thu BHTN.
+ Cuối cùng, biến động GDP có mối quan hệ ảnh hưởng tích cực bởi sự thay đổi GDP trong quá khứ.
* Phân rã phương sai
Trong khi các hàm phản ứng xung theo dõi tác động của một cú sốc đối với một biến nội sinh đối với các biến khác trong phương pháp ước lượng kinh tế VECM, thì phân rã phương sai phân tách biến thể của một biến nội sinh thành các cú sốc thành phần đối với VECM. Do đó, phân rã phương sai cung cấp thông tin về tầm quan trọng tương đối của mỗi đổi mới ngẫu nhiên trong việc ảnh hưởng đến các biến trong VECM.
Ở quí thứ 1, chi BHTN được xác định hoàn toàn (100%) dựa trên chi BHTN (LnTCQ1) của những kỳ báo cáo trước đó (LnTCQ/t-1). Sang quí thứ 2, sự xuất hiện
121 của tốc độ tăng trưởng GDP đã có thể giải thích 1 tỷ lệ đáng kể (~ 43%) giá trị dự báo chi trả BHTN.Còn biến động thu BHTN chỉ mang lại gần 1% ảnh hưởng tới chi BHTN. Xét về dài hạn, chi BHTN và biến động GDP giai đoạn trước luôn là trụ cột trong dự báo chi BHTN (trên 85%) phần còn lại sẽ do thu BHTN quyết định (khoảng 15% vào quí thứ 10) (Xem phụ lục).
Đối với thu BHTN thì biến động trong quá khứ của thu BHTN và chi BHTN luôn là trụ cột của xu hướng biến động thu BHTN (chiếm gần 85%) vào quí thứ 10. Sự thay đổi GDP ngày càng đóng ít vai trò hơn trong biến động thu BHTN và duy trì ở mức trên 15% ở quí thứ 10.
Tóm tắt nội dung chương 4
Nội dung chính của chương 4 đã trình bày khái quát những vấn đề sau:
Thứ nhất, phân tích thực trạng thu, chi BHTN và các chỉ số kinh tế vĩ mô: GDP, CPI và tỷ giá VND/USD ở Việt Nam.
Thứ hai, phương pháp thực nghiệm nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố thu, chi BHTN với GDP, CPI và tỷ giá VND/USD ở Việt Nam giai đoạn Q1/2010 đến Q4/2019.
Cuối cùng, tổng hợp lại những kết quả thực hiện phương pháp ước lượng kinh tế VAR/VECM. Kết quả các kiểm định về điều kiện thực hiện ước lượng VAR/VECM cho thấy kết quả khả quan.
Phần tiếp theo của luận án sẽ trình bày những đánh giá về kết quả nghiên cứu, kiến nghị về chính sách và đề xuất trong công tác dự báo thu, chi của quỹ BHTN ở Việt Nam trong thời gian tới.
122
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH