6. Kết cấu của luận án
5.2.2. Kiến nghị đối với chính phủ và cơ quan quản lý kinh tế
Các nhà kinh tế học của Mỹ đã chỉ ra rằng "...thất nghiệp gây ra tình trạng lãng phí nguồn lực lao động và bất ổn xã hội...". Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên. Lực lượng lao động trong độ tuổi (có sức khỏe và có trình độ, kỹ năng) không tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa, tạo ra sự lãng phí xã hội (chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực quá khứ). Lực lượng lao động đó còn là gánh nặng tài chính cho xã hội (là người phụ thuộc trong gia đình), khiến chi tiêu cá nhân trong từng hộ gia đình bị cắt giảm (để chi trả cho người phụ thuộc) và gián tiếp cắt giảm nguồn lực đầu tư cho từng cá nhân trong hộ gia đình (trẻ em bị cắt giảm cơ hội học hành, người già bị cắt giảm chi tiêu chăm sóc sức khỏe...). Tình trạng thất nghiệp còn khiến người thất nghiệp lâm vào khủng hoảng tài chính và sức khỏe tâm thần. Trong một số trường hợp, người thất nghiệp lựa chọn con đường phạm tội và bạo lực để giải tỏa áp lực tài chính và tinh thần. Chính vì vậy, mà chính phủ của các quốc gia phát triển hiện nay lựa chọn chiến lược giải quyết việc làm làm trọng tâm hoạt động (theo tài liệu [64]).
Trong nghiên cứu này, kết quả của luận án cho thấy tăng trưởng GDP là yếu tố ảnh hưởng đến thu, chi BHTN. Trong đó, tăng trưởng GDP gắn liền với giải quyết việc làm thì mới có thể giảm chi BHTN và tăng tích lũy, dự phòng cho quỹ BHTN.
134 Tác giả đề xuất hai hướng chính sách để có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP và gắn liền với việc giải quyết việc làm gồm:
* Chính sách điều chỉnh cầu việc làm.
Điều chỉnh cầu việc làm thường áp dụng trong trường hợp thất nghiệp theo chu kỳ (còn được gọi là thất nghiệp Keynes). Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, khi đầu tư và tiêu dùng bắt đầu giảm và nền kinh tế không có khả năng tạo ra số lượng việc làm tương đương như đã xảy ra ở đỉnh cao chu kỳ trước đó, thì tỷ lệ người thất nghiệp tăng nhanh. Lý thuyết của Keynes chỉ ra rằng lợi nhuận sụt giảm khiến chủ doanh nghiệp thu gọn sản xuất / đóng băng khoản đầu tư. Sự thay đổi đó nhằm điều chỉnh giảm sản lượng hàng hóa cung ra và hậu quả là cầu việc làm sụt giảm. Trong giai đoạn kinh tế phục hồi, nhu cầu sản lượng hàng hóa tăng lên và lợi nhuận doanh nghiệp có cơ hội tăng lên nếu mở rộng sản xuất. Doanh nghiệp thực hiện đầu tư và tăng cầu sử dụng lao động. Mối quan hệ nhân quả xảy ra giữa kích cầu tiêu dùng thì sẽ kích thích sản xuất; kích thích mở rộng sản xuất sẽ làm tăng cầu việc làm; tăng cầu việc làm sẽ điều chỉnh giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Bởi GDP phản ánh giá trị tổng số sản phẩm sản xuất trong nước, nên muốn thay đổi GDP theo hướng tích cực (tăng lên) thì chính sách kích thích vĩ mô hướng tới đầu tư - sản xuất – tiêu dùng có thể áp dụng là:
+ Giảm thuế cá nhân. Thuế cá nhân có ảnh hưởng đến chi tiêu hộ gia đình. Khi giảm thuế cá nhân (thuế thu nhập cá nhân, thuế lao động...), người tiêu dùng có mức thu nhập cao hơn (so với thời kỳ trước khi giảm thuế TNCN) vì chịu ít thuế hơn, thì cá nhân có thể tiêu dùng lớn hơn. Tiêu dùng lớn hơn sẽ làm tăng nhu cầu sản lượng hàng hóa...
+ Giảm thuế trực tiếp đối với hàng hóa sản xuất trong nước (giảm thuế GTGT87, thuế TTĐB). Việc giảm thuế trực tiếp đối với hàng hóa sẽ khiến giá bán hàng hóa có xu hướng giảm. Giá hàng hóa giảm, khiến người tiêu dùng có thể mua được nhiều hàng hóa hơn với mức thu nhập hiện tại. Tiêu dùng tăng sẽ sẽ làm tăng nhu cầu sản lượng hàng hóa...
87 Ở Mỹ thuế GTGT được gọi với tên là thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and service tax) – Xem thêm bài viết của Lê Thành Công – Hệ thống ngân sách nhà nước của Mỹ
135 + Miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có hoạt động mở rộng đầu tư sản xuất. Các hoạt động mở rộng sản xuất sẽ có lợi cho doanh nghiệp khi được miễn hoặc giảm thuế. Lợi nhuận kinh doanh là một động lực kích thích chủ doanh nghiệp tăng sản lượng sản xuất.
+ Tăng chi tiêu chính phủ. Chính phủ có thể thực hiện các dự án xã hội nhằm tạo ra nhu cầu hàng hóa như: xây dựng cơ sở hạ tầng, tích lũy dự phòng hàng hóa... Việc tăng chi tiêu chính phủ sẽ bù đắp một phần sản lượng dư thừa của quá trình sản xuất. Điều này, khiến nhà sản xuất sẽ vẫn tiếp tục duy trì dây truyền sản xuất hiện tại (không thực hiện cắt giảm lao động). Trong trường hợp, đặt hàng của chính phủ là những đơn hàng sản xuất mới, doanh nghiệp có thể đầu tư dây truyền sản xuất và tuyển dụng lao động.
+ Điều chỉnh lãi suất. Lãi suất được duy trì ở mức thấp (thậm trí là lãi suất âm) sẽ khiến người tiêu dùng tìm phương thức đầu tư có lợi hơn là để đóng băng tại ngân hàng. Lãi suất thấp cũng làm cho doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư khi mở rộng kinh doanh.
Bảng 5.2 Đề xuất chính sách điều chỉnh cầu việc làm
STT Nội dung chính sách hướng tới
Tránh cắt giảm / sa thải người LĐ Tạo thêm việc làm mới 1 Chính sách thuế
+ Giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế lao động để
kích cầu tiêu dùng X X
+ Giảm thuế tiêu dùng đối với hàng hóa sản xuất
trong nước kích cầu tiêu dùng X X
+ Giảm thuế TNDN khuyến khích mở rộng sản xuất X
2 Chính sách chi tiêu công X X
3 Chính sách lãi suất X X
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
* Chính sách điều chỉnh cung việc làm
Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy vấn đề chi BHTN cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nội tại của chính sách chi trả BHTN. Chính vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ BHTN là một giải pháp cần chú ý. Dưới góc độ quản lý kinh tế vĩ mô, chỉnh phủ vẫn có thể can thiệp hỗ trợ hoạt động của quỹ BHTN dưới dạng chính sách điều chỉ cung việc làm. Trên thị trường lao động có xảy ra tình huống
136 người lao động (đang bị thất nghiệp và vẫn mong muốn làm việc) và nhà sản xuất (đang có nhu cầu tuyển dụng) không thể tiếp cận được với nhau. Mặt khác, thất nghiệp do thay đổi cơ cấu phát sinh như: nhu cầu về lao động một ngành nghề mới, về kỹ năng mới ... nhưng thị trường lao động thất nghiệp chưa đáp ứng được. Các chính sách có thể thực hiện như:
+ Chính sách kết nối thị trường lao động. Chính phủ xây dựng mạng lưới thông tin về người tìm việc (thông qua cơ quan bảo hiểm thất nghiệp) và yêu cầu doanh nghiệp khai báo tuyển dụng lao động. Từ đó kết nối người thất nghiệp với thông tin tuyển dụng. Chính phủ và cơ quan quản lý quỹ BHTN yêu cầu người thất nghiệp phải đăng ký Chương trình môi giới việc làm, sàn tuyển dụng lao động, thực hiện giám sát phỏng vấn định kỳ... để giám sát điều kiện hưởng chính sách chi trả BHTN "đang tìm kiếm việc và sẵn sàng làm việc theo khả năng". Xuất khẩu lao động là một giải pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp.
+ Chính sách đào tạo lại nghề cho người thất nghiệp (thất nghiệp cơ cấu). Để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng, người lao động cần phải trạng bị lại kiến thức và kỹ năng phù hợp. Thông qua điều kiện hưởng chính sách BHTN, người lao động phải đăng ký học nghề chuyển đổi và thi đạt kỹ năng hành nghề. Đây là một biện pháp nhằm lấp chỗ trống nghề nghiệp chuyên sâu và lĩnh vực mới. Tuy nhiên, không phải lúc nào chính sách này cũng đạt hiệu quả. Bởi việc đào tạo nghề cần phải sát với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
+ Chính sách hỗ trợ khác cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động. Một số chính sách mà chính phủ có thể sử dụng như: chính sách giảm giá các phương tiện công cộng hoặc các dịch vụ công ích cho doanh nghiệp được xếp hạng tốt (doanh nghiệp không thực hiện cắt giảm lao động); ưu tiên tham gia các hoạt động quảng bá, truyền thông... để tạo động lực cho người chủ doanh nghiệp trong mở rộng sản xuất và kinh doanh.
+ Chính sách cắt giảm trợ cấp cho người thất nghiệp (cả về thời gian và mức chi trả từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp). Mức chi thất nghiệp thấp sẽ buộc người thất nghiệp phải sớm quay lại thị trường lao động (người thất nghiệp tự nguyện). Giải pháp "cắt giảm mức chi thất nghiệp" chỉ là giải pháp ngắn hạn và phù hợp khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn phục hồi và tăng trưởng. Giải pháp này nhằm kiểm soát những người lao động có mục đích trục lợi chính sách BHTN. Khi nền kinh tế phục hồi,
137 người thất nghiệp phải chủ động tham gia tái hòa nhập vào thị trường việc làm chứ không phải ngồi chờ nhận chi trả BHTN.
Bảng 5.3 Đề xuất chính sách điều chỉnh cung việc làm
STT Nội dung chính sách hướng tới
Tránh cắt giảm LĐ/ giảm thất nghiệp tự nguyện Tạo thêm việc làm mới 1 Chính sách cải cách luật
+ Quy định chặt chẽ điều kiện sa thải người
lao động X
+ Quy định chặt chẽ điều kiện hưởng trợ cấp
bảo hiểm thất nghiệp X
2 Chính sách hỗ trợ tài chính
+ Môi giới việc làm X
+ Đào tạo nghề mới X
3 Chính sách bảo hiểm thất nghiệp
+ Rút ngắn thời gian hưởng chi trả BHTN X
+ Giảm mức chi trả BHTN X
Tóm tắt nội dung chương 5
Dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 4, tác giả đã tổng hợp lại kết quả nghiên cứu và đề xuất những giải pháp dựa trên nghiên cứu của mình. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu khẳng định có cơ sở để nói rằng sự thay đổi của biến động GDP có ảnh hưởng tới thu, chi BHTN ở Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu cũng cho thấy xu hướng biến động thu, chi BHTN trong giai đoạn 2010 đến 2019 là vừa có tính chu kỳ và vừa có sự ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan khác.
Thứ ba, chỉ số CPI và tỷ giá VND/USD có ảnh hưởng chưa thực sự rõ ràng tới thu, chi BHTN.
Cuối cùng, luận án đề xuất hai nhóm giải pháp riêng cho hai cơ quan quản lý:
- Đối với cơ quản quản lý quỹ BHTN thực hiện minh bạch thông tin tài chính, kiểm tra, giám sát độc lập tài chính, đánh giá hiệu quả sự dụng nguồn tài chính của quỹ BHTN và điều chỉnh chính sách BHTN cho phù hợp với thực trạng kinh tế Việt Nam và chu kỳ khủng hoảng kinh tế - thất nghiệp.
139
KẾT LUẬN
Thất nghiệp là một hiện tượng xảy ra bình thường trong nền kinh tế thị trường. Cơ chế chọn lọc tự nhiên, cạnh tranh tự do trong nền kinh tế thị trường, khiến bất kể đối tượng bị tụt lại phía sau do không đáp ứng những tiêu chuẩn của thị trường lao động sẽ bị đào thải. Ở một chừng mực nào đó thì tự do cạnh tranh thúc đẩy sự sáng tạo và khiến nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển quá nóng, các quan hệ kinh tế rời rạc và bị bóp méo sẽ tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng kinh tế. Khi chu kỳ khủng hoảng kéo dài và lan truyền, hậu quả của nó ảnh hưởng rất lớn tới không chỉ đối với toàn bộ nền kinh tế mà còn ảnh hưởng tới từng cá nhân, gia đình và tổ chức xã hội.
Chính sách BHTN ra đời là nhằm mục đích dự phòng rủi ro thất nghiệp cho người lao động. Ngày nay, mục tiêu hoạt động của quỹ BHTN không chỉ dừng lại ở chi trả trợ cấp, mà còn mở rộng sang việc trợ giúp tái hòa nhập vào thị trường việc làm của người thất nghiệp và đảm bảo chăm sóc sức khỏe – khám bệnh y tế trong giai đoạn nghỉ mất việc. Nguyên tắc tổ chức tài chính và hoạt động của quỹ xã hội (trong đó bao gồm cả quỹ BHTN) phải đảm bảo sự cân đối tài chính và lấy thặng dự thời kỳ kinh tế phục hồi để bù đắp thâm hụt thời kỳ suy thoái kinh tế. Để đảm bảo nguyên tắc này, công tác dự báo cân đối thu chi BHTN là một yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, các phương pháp dự báo truyền thống dựa trên các giả định yếu tố cấu thành cho ra kết quả chưa thực sự thuyết phục. Các nhà nghiên cứu kinh tế đã xem đây là cơ hội để xây dựng các mô hình ảnh hưởng đến sự cân đối thu chi BHTN. Trên thế giới, một số nhóm nghiên cứu lựa chọn sự kết hợp giữa yếu tố hành vi (hành vi người lao động, hành vi người tuyển dụng lao động, hành vi của người quản lý nhà nước) với các hiện tượng kinh tế - xã hôi và môi trường để xây dựng mô hình dự báo thu chi BHTN.
Cuối những năm 70 của thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu kinh tế học chỉ ra rằng các dấu hiệu kinh tế vĩ mô có thể giúp nhà quản lý phán đoán được chu kỳ khủng hoảng kinh tế và vấn đề thất nghiệp. Trên cơ sở đó, lý thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thất nghiệp và chính sách hỗ trợ thất nghiệp ra đời. Ứng dụng quan trọng của lý thuyết này là khắc phục một phần các sai lệch trong dự báo tài chính quỹ BHTN (đã được minh chứng ở Canada). Đồng thời với sự ra đời mô
140 hình ảnh hưởng kinh tế vĩ mô, thì phương pháp chứng minh mối quan hệ ảnh hưởng cũng ngày càng được hoàn thiện hơn. Trong đó, phương pháp ước lượng kinh tế vectơ tự hồi quy (VAR) / Vecto hiệu chỉnh sai số (VECM) đã giúp các nhà hoạch định chính sách và dự báo giải quyết đồng thời nhiều hiện tượng kinh tế (theo các tài liệu: [20], [22], [23], [24], [28], [42]).
Quỹ BHTN ở Việt Nam ra đời từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự thay đổi chính sách an sinh xã hội của Việt Nam. Quỹ BHTN của Việt Nam là một quỹ tài chính ngoài ngân sách, nên công tác đảm bảo tài chính quỹ luôn là một nhiệm vụ có tính lâu dài. Vì vậy, công tác dự báo tài chính quỹ BHTN ở Việt Nam là một yêu cầu bắt buộc. Để có một dự báo tài chính quỹ BHTN có độ tin cậy thì cần phải xác định mối quan hệ ảnh hưởng đến thu chi BHTN và kiểm chứng mức độ ảnh hưởng đó. Xuất phát từ ý tưởng đó, tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu này cho luận án tiến sĩ của mình với tiêu đề: "ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TỚI THU-CHI QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CÂN ĐỐI Ở VIỆT NAM".
Những nội dung chính mà luận án đã giải quyết được gồm:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về thu, chi bảo hiểm thất nghiệp và tình hình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến cân đối thu, chi bảo hiểm thất nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra được đặc điểm quan trọng của chính sách bảo hiểm thất nghiệp nói chung và những vấn đề liên quan tới quản lý quỹ BHTN trên thế giới và ở Việt Nam.
Thứ hai, tiếp cận sử dụng mô hình ảnh hưởng kinh tế vĩ mô (macroeconomic model) và phương pháp vectơ tự hồi quy (VAR) / phương pháp vecto hiệu chỉnh sai số (VECM) trong việc kiểm chứng thực nghiệm ở Việt Nam. Trong các mô hình nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng có nhiều nhân tố kinh tế có thể cảnh báo khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp. Đối với nền kinh tế Việt Nam, quy luật kinh tế thị trường
đã và đang ngày càng hiện rõ nét. Các hiện tượng biến động kinh tế - xã hội và môi trường xảy ra ở Việt Nam cũng có những đặc điểm tương đồng với hiện tượng biến động ở những quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi / hay những quốc gia có nhóm thu nhập thấp khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng thất nghiệp /khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam mà các nhà nghiên cứu kinh tế ở Việt Nam lựa chọn là: CPI, biến động tỷ giá, biến động tăng trưởng GDP… Trong luận án