6. Kết cấu của luận án
2.3.2. Cơ sở lựa chọn nhân tố kinh tế vĩ mô trong mô hình cân đối thuchi bảo
chi bảo hiểm thất nghiệp
* Các lựa chọn chỉ số kinh tế vĩ mô trong các công trình nghiên cứu ở trên thế giới trong mô hình cân đối thu chi BHTN:
Mô hình ảnh hưởng bởi nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu, chi BHTN ở nhiều quốc gia (Malaysia, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc…) đã cho thấy sự đa dạng của các chỉ số kinh tế vĩ mô. Lập luận lựa chọn chỉ số kinh tế vĩ mô cho mô hình phải dựa vào đặc trưng kinh tế vùng miền, thế mạnh kinh tế và chính sách phát triển thị trường (theo các tài liệu: [17], [19], [20], [22]). Mô hình sẽ có độ tin cậy cao nếu xác định được đâu là những chỉ số kinh tế nhạy cảm và tin cậy, đại diện cho thông tin khách quan về biến động kinh tế (zC
t) trong nền kinh tế thị trường. Dưới đây là tóm tắt một vài chỉ số kinh tế vĩ mô đã được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn:
* Chỉ số biến động giá cả (Chỉ số giá tiêu dùng - CPI36) phản ánh một kênh thông tin về biến động kinh tế (zC
t) trong nền kinh tế thị trường. Trong nghiên cứu về vai trò của chính phủ trong kiểm soát tiền tệ, Adam Smith cho rằng các cá nhân / hay doanh nghiệp đều theo đuổi những lợi ích riêng của mình và nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Với nền kinh tế thị trường không có sự can thiệp của nhà nước sẽ khiến giá cả biến động và không kiểm soát được. Chủ doanh nghiệp với quyền nắm giữ tư liệu sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng sẽ điều chỉnh giá bán nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
36 Chỉ số giá (Consumer Price Index - CPI) là một trong các chỉ số kinh tế quan trọng, do nó là công cụ đo lường lạm phát của một nền kinh tế theo giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Chỉ số giá được tính bằng giá trung bình của rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, bao gồm giá của giao thông vận tải, thực phẩm và năng lượng... Các nhà kinh tế học sử dụng chỉ số giá để đánh giá độ biến động trong chi tiêu của mỗi cá nhân trong nền kinh tế quốc gia.
73 Biến động giá cả hàng hóa tiêu dùng leo thang trực tiếp làm tăng sự chênh lệch giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Hậu quả gián tiếp là sức mua hàng hóa giảm. Vòng luẩn quẩn của "trao đổi hàng – tiền" là sản lượng dư thừa, cắt giảm sản xuất và việc làm. Chỉ số biến động giá tiêu dùng vẫn được sử dụng cho các nghiên cứu vấn đề kinh tế vĩ mô hiện nay về xác định tình trạng "ổn định" của nền kinh tế (theo tài liệu [22]).
* Chỉ số biến động của thị trường chứng khoán. Nếu như chỉ số giá tiêu dùng phản ánh biến động điểm cân bằng cung – cầu hàng hóa, thì chỉ số chứng khoán lại phản ánh diễn biến của nền kinh tế qua kênh huy động vốn trên thị trường chứng khoán (zC
t). Đối tượng mà chỉ số này hướng tới là các nhà đầu tư sản xuất / kinh doanh. Quan sát cuộc khủng hoảng kinh tế [trong giai đoạn năm 1929 – 1930 (trước chiến tranh thế giới thứ 2)] cho thấy cuộc chạy đua mở rộng sản xuất bằng huy động vay mượn với lãi suất cao trên thị trường chứng khoán khiến "rủi ro trả nợ" của các chủ doanh nghiệp tăng cao. Với sự phân hóa sản xuất – lưu thông trên thị trường "hàng hóa – tiền tệ", chỉ số chứng khoán ngày nay phản ánh những nét đặc trưng tiêu biểu và riêng biệt của mô hình tổ chức sản xuất như: Chỉ số trung bình công nghiệp37 ở Mỹ; Chỉ số S&P 50038 ở Mỹ;Chỉ số sản xuất công nghiệp39 ở Mỹ... Các công trình nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội của Mỹ hiện nay vẫn sử dụng các chỉ số trên thị trường chứng khoán như là thước đo biểu diễn tình trạng biến động kinh tế của Mỹ (theo các tài liệu: [19], [20], [42]). Ở một số quốc gia có ngành sản xuất then chốt (dầu và khí đốt, khai thác mỏ...) và thu hút lượng việc làm lớn (sản xuất ô tô, hàng
37 Chỉ số trung bình công nghiệp - Dow Jones Industrial Average hay còn gọi là DJIA là một trong số các chỉ số được tạo ra bởi Tạp chí Wall Street Journal và đồng sáng lập Dow Jones & Company. Chỉ số Dow được tạo ra nhằm mục đích để đánh giá hiệu quả hoạt động của công nghiệp lớn trong nền kinh tế Mỹ. Chỉ số Dow Jones Industrial Average đại diện cho khoảng ¼ giá trị của toàn bộ thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, nhưng một sự thay đổi trong chỉ số Dow Jones có thể có hoặc không, là dấu hiệu cảnh báo chiều hướng biến động tích cực /hay tiêu cực của kinh tế (Christopher Ingraham, 2017, For roughly half of Americans, the stock market’s record highs don’t help at all, Tạp chí The Washington Post)
38 Chỉ số S&P 500 được phát triển bởi Standard & Poor’s. Chỉ số S&P 500 đo lường giá trị chứng khoán của 500 công ty lớn nhất về vốn hóa được niêm yết trên sàn chứng khoán New York hoặc Nasdaq. Ý định của Standard & Poor khi tạo ra chỉ số này là để có thể cung cấp một cái nhìn nhanh về thị trường chứng khoán và nền kinh tế.
39 Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI- Industrial production index) xác định khối lượng sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất và khai thác mỏ kim loại, cũng như trong lĩnh vực tiện ích. IPI được xác định dựa trên tổng sản lượng của các nhà máy, hầm mỏ của quốc gia, tổng số tiền dịch vụ công cộng, cổ phiếu và trái phiếu của các doanh nghiệp công cộng và tính toán công suất sử dụng... Chỉ số IPI do Cục dự trữ liên bang Mỹ thực hiện thống kê và báo cáo. Chỉ số sản xuất công nghiệp là một chỉ số quan trọng thể hiện tình hình ngành công nghiệp trong nước Mỹ. Nó chiếm khoảng 40% nền kinh tế của cả nước Mỹ và có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán (Ben Casselman, 2016, The stock market is not the economy, worldpress.com)
74 không – vũ trụ, hàng tiêu dùng...) thì sử dụng chỉ số biến động năng lượng (energy40), chỉ số khai thác, sản xuất và cung ứng kim loại màu (metal41), chỉ số sản xuất và chế biến lương thực (grains42) hoặc chỉ số sản xuất sản phẩm từ cây công nghiệp43...
* Chỉ số biến động giá dầu (Oil price index). Sản xuất mở rộng và con người càng ngày càng lệ thuộc vào nguồn năng lượng hơn. Một nguồn năng lượng rẻ và sẵn có trong tự nhiên là dầu mỏ trở thành "nhu cầu không thể thiếu được" trong sản xuất và tiêu dùng. Đối với những quốc gia lệ thuộc vào nguồn cung năng lượng dầu mỏ, thì sự biến động của chỉ số giá dầu phản ánh đồng hành cùng với chỉ số giá tiêu dùng (theo các tài liệu: [20], [22], [23], [24], [42]).
* Tỷ giá hối đoái44. Một xu hướng kích thích nền sản xuất trong nước của những quốc gia kém và đang phát triển áp dụng là huy động vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của các nước Đông và Đông Nam Á. Ngoài lợi ích từ thu nhập và tiêu dùng hàng hóa, nền kinh tế - sản xuất của những quốc gia này có cơ hội tiếp cận và nhận chuyển giao những "cải tiến khoa học – kỹ thuật". Sử dụng tỷ giá hối đoái như là một công cụ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và mở rộng thị trường ngoại thương là một chính sách lớn của những quốc gia hướng tới xuất khẩu và gia công hàng hóa này. Tỷ giá hối đoái là công cụ để đo lường giá trị giữa các đồng tiền. Chính vì vậy, nó có tác động như một công cụ cạnh tranh trong thương mại quốc tế, một công cụ quản lý kinh tế, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cả, tới mọi hoạt động kinh tế – xã hội. Tỷ giá có tác động mạnh mẽ tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và sự cạnh tranh giữa các nước với nhau trên thị trường quốc tế. Khi có sự thay đổi về tỷ giá làm giá trị đồng tiền của một nước giảm đi sẽ làm cho những nhà sản xuất trong nước đó thuận lợi hơn trong việc bán hàng của họ ở nước ngoài do đó sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, kích thích xuất khẩu và gây khó khăn cho những nhà sản xuất nước ngoài khi bán hàng tại nước đó và khiến nhập khẩu bị hạn chế. Tuy vậy, việc can thiệp vào tỷ giá hối đoái
40 Gồm: Dầu thô (cruide oil), Dầu sưởi (heating oil), Khí đốt (gas); khí tự nhiên (nature gas), Dầu khai thác biển Brent; Khai thác và chế biến nhiên liệu sinh học (Ethanol)
41 Gồm: Vàng, Bạc, Đồng, Bạch kim (platunium), chất bán dẫn và kim loại quý khác
42 Gồm: Lúa mì, Ngô, đậu phộng…
43 Gồm: Mía đường, bông, coca, cà phê…
44 Tỷ giá là đại lượng xác định quan hệ về mặt giá trị, so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau, hình thành nên tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau với nhau để thuận tiện cho các giao dịch quốc tế. (Giáo trình thanh toán quốc tế).
75 cũng có mặt trái của nó. Biến động tỷ giá hối đoái hoặc biến động giá kim loại quý (Vàng) cũng được xem là "dấu hiệu biến động kinh tế vĩ mô" (zC
t) trong nghiên cứu của Anwar Hasan Abdullah Othman và cộng sự (2015) ở Malaysia giai đoạn 2006 – 2012.
* Chỉ số lãi suất ngân hàng và cung tiền. Ở những nền kinh tế mở, thị trường sản xuất và thị trường tiêu dùng còn bị chi phối bởi hệ thống tín dụng (bao gồm cả lãi suất ngân hàng và chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương) [Dek Terrell và cộng sự (2015)]. Lãi suất chính là công cụ điều tiết chính sách tiền tệ, ổn định lạm phát và phát triển sản xuất. Chính sách lãi suất có ảnh hưởng to lớn đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, khích lệ hoặc hạn chế huy động vốn, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho các hoạt động ngân hàng. Mặt khác, lãi suất là cơ sở để các cá nhân, doanh nghiệp đưa ra các quyết định của mình: chi tiêu hoặc gửi tiết kiệm, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất hoặc gửi tiền vào ngân hàng, để dành cho những khoản đầu tư khác. Ở mức lãi suất thấp, các hoạt động kinh tế được thúc đẩy vì chi phí đi vay thấp, do đó mà người tiêu dùng và các doanh nghiệp tăng cường mua bán. Ngược lại, lãi suất cao đưa đến kìm hãm kinh tế vì chi phí đi vay cao hơn. Lãi suất thấp là cơ hội giúp cho đồng tiền được đưa vào lưu thông, bởi người tiêu dùng có thể vay mượn rẻ hơn (mua hàng tín dụng) và nhà sản xuất có thể vay đầu tư mở rộng sản xuất. Chỉ số lãi suất được các nhà nghiên cứu các vấn đề kinh tế vĩ mô và CBO (văn phòng ngân sách Nghị viện Mỹ) xem xét là lãi suất ngắn hạn 3 tháng trong mô hình xem xét ảnh hưởng kinh tế vĩ mô tới tình trạng thất nghiệp và dự báo thu, chi quỹ an sinh xã hội.
* Chỉ số tăng trưởng sản lượng - Tổng sản phẩm (GDP hoặc GNP). Ở những quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi (đang chuyển sang nền kinh tế thị trường hoặc chưa chuyển sang nền kinh tế thị trường) các chỉ số biến động thị trường chưa được phân hóa thành các chỉ số kinh tế đặc trưng như: IPI, chỉ số chứng khoán ... thì được khuyến cáo sử dụng chỉ số GDP45 hoặc GNP làm công cụ đánh giá sự biến động kinh tế (Ngân hàng thế giới).
* Đề xuất cách lựa chọn chỉ số kinh tế vĩ mô cho mô hình nghiên cứu
45 Nguyễn Ái Đoàn và cộng sự (2016), đưa ra giả định và kiểm chứng về sự thay đổi của tăng trưởng GDP tới Thu /Chi BHTN Việt nam, giai đoạn quý 1/2010 đến quý 2/2016. Kết quả cho thấy sự thay đổi GDP có ảnh hưởng tích cực đối với chi BHTN. Hay khi tăng trưởng GDP ở Việt nam tăng sẽ làm giảm chi BHTN.
76 Để phản ánh sự biến động khách quan của thị trường (zC
t) tới tình trạng thất nghiệp nói chung và sự cân đối thu chi BHTN nói riêng, các nhà nghiên cứu thuộc Ngân hàng thế giới, khuyến cáo sử dụng các chỉ số kinh tế vĩ mô sau cho từng nhóm quốc gia:
Nhóm 1: Các chỉ số kinh tế vĩ mô ở quốc gia phát triển đầy đủ nền kinh tế thị trường Nhóm 2: Các chỉ số kinh tế vĩ mô sử dụng ở quốc gia chưa có hoặc đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
Bảng 2.1 Tóm tắt các giả định nghiên cứu về ảnh hưởng khách quan tới thu, chi BHTN (nguồn:[31])
Nội dung Nhóm 1 (Nghiên cứu của các nhà kinh tế ở Tây Âu, Mỹ, Malaysia...)
Nhóm 2 (Nghiên cứu của quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới...)
Đối tượng áp dụng
Quốc gia phát triển đầy đủ nền kinh tế thị trường
Quốc gia chưa có hoặc đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
Chỉ số tăng trưởng kinh tế
(1) Chỉ số tăng trưởng (1) Chỉ số công nghiệp (2) Chỉ số trung bình công nghiệp (2) GDP
(3) GDP (3) GNP
Chỉ số thị trường vốn và môi trường kinh doanh
(1) Lãi suất ngắn hạn (1) Vốn đầu tư nước ngoài (2) Lãi suất dài hạn (2) Lãi suất ngắn hạn của
ngân hàng thương mại (3) Chỉ số giá cả hàng hóa (3) Chỉ số giá tiêu dùng (4) Chỉ số chứng khoán (4) Biến động tỷ giá
Chỉ số vĩ mô khác
(1) Tỷ lệ thất nghiệp (1) Tỷ lệ thất nghiệp (2) Lực lượng lao động (2) Quy mô dân số
Nguyên nhân sự khác nhau trong việc sử dụng các chỉ số kinh tế vĩ mô (zC
t) ở
2 nhóm quốc gia này là:
Thứ nhất, chỉ số được sử dụng cho nghiên cứu phải phản ánh rõ nét mức độ
bao phủ của thông tin và chất lượng của thông tin. Các nhà nghiên cứu kinh tế chỉ ra rằng số liệu thống kê (theo ngành nghề - thống kê chi tiết) quốc gia chưa có hoặc đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường chưa đo lường chính xác tình hình kinh tế - xã hội, quy luật biến động kinh tế thị trường; Những số liệu thu thập còn chưa khách quan, thậm chí còn không minh bạch. Do đó, những quốc gia chưa có hoặc đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường được khuyến cáo sử dụng những chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản.
77
Thứ hai, chỉ số được sử dụng cho nghiên cứu phải phản ánh phù hợp với mô hình phát triển kinh tế - xã hội. Các nền kinh tế khác nhau đưa ra những chỉ số kinh tế riêng biệt nhau. Lịch sử phát triển loài người đã chứng minh rằng xã hội phát triển luôn thực hiện phân công lao động. Trong phân công lao động, các quốc gia cạnh tranh lẫn nhau và đều dựa trên lợi thế về các nguồn lực kinh tế mà quốc gia đó có. Sức mạnh quốc gia chịu sự chi phối của việc sử dụng nguồn lực kinh tế mà nó kiểm soát trong cạnh tranh thương mại quốc tế. Chỉ số kinh tế vĩ mô phải chứa đựng thông tin có tính chi phối nền kinh tế và phù hợp với nền kinh tế quốc gia đó thì mới có thể sử dụng trong nghiên cứu ảnh hưởng bởi nhân tố kinh tế vĩ mô.
Tóm lại, xuất phát từ cách tiếp cận ảnh hưởng gián tiếp tới biến động tài chính quỹ BHTN trên thế giới và đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam. Ba chỉ số kinh tế vĩ mô gồm: GDP, CPI và tỷ giá VND/USD có thể đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu bởi nó thỏa mãn những nguyên tắc sau:
(1) Nguyên tắc nhất quán và có thể so sánh (kế thừa những vấn đề đã được giải quyết / hay chứng minh bởi các công trình nghiên cứu trước đó). Sự lựa chọn nhân tố kinh tế vĩ mô trong nghiên cứu là kế thừa những cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu trước đó ở trên thế giới và ở Việt Nam46.
(2) Nguyên tắc phù hợp trong thực tiễn nghiên cứu. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra sự đa dạng của các nhân tố kinh tế vĩ mô theo đặc trưng mối quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất hay mức độ "hòa nhập nền kinh tế thị trường". Mô hình nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nên không phải là bất cứ nhân tố kinh tế vĩ mô nào cũng phù hợp với đặc trưng mối quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất / hay mô hình kinh tế thị trường ở Việt Nam. Các yếu tố lựa chọn phải phản ánh đặc trưng sự "nhạy cảm" trong quan hệ tổng thể nền kinh tế (zC