CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Quy trình công nghệ chế tạo đầu thu sinh học nhân tạo MIP
2.2.4.3. Cảm biến Norfloxacin (NOR)-MIP
Cho đến nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về sự kết hợp giữa hạt nano vàng (AuNPs) và công nghệ MIP trong việc chế tạo cảm biến sinh học. So với một số kim loại quý khác thì AuNPs có nhiều đặc tính hấp dẫn nổi trội hơn như:
- Tính tương thích sinh học và trơ hóa học.
34
- Năng lượng bề mặt lớn cung cấp nền tảng ổn định.
- Tính chất quang học đáng chú ý do sự dao động của các điện tử dẫn điện của vật liệu.
- Khảnăng truyền điện tử.
Bình thường vàng có đặc tính trơ về mặt hóa học, nhưng hạt nano vàng lại có thể sử dụng như chất xúc tác điện. Hạt nano vàng với đường kính từ1 nm đến 100 nm có tỷ lệ diện tích bề mặt riêng trên thểtích và năng lượng bề mặt điện cực lớn cung cấp nền tảng ổn định cho các phân tử sinh học, trong khi vẫn giữđược khảnăng phản ứng của chúng. Các hạt vàng có khảnăng truyền điện tử nhanh và trực tiếp giữa hàng loạt phân tửvà điện cực, phù hợp cho việc khuếch đại hoạt động của cảm biến điện hóa. Hơn nữa việc sử dụng kết hợp hạt nano vàng vào quá trình polyme còn tạo một mạng polyme có cấu trúc ba chiều, điều này góp phần làm tăng số lượng khuôn in. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu để pha tạp hạt nano vàng vào mạng polyme. Chúng tôi tiến hành pha tạp hạt vàng vào mạng polyme theo hai cách:
Cách 1:Đưa thêm một lượng HAuCl4 vào dung dịch polyme và tiến hành trùng hợp trong dải điện áp đi qua thế khử Au từ hợp chất (-450 mV vs. Ag/AgCl). Như vậy, Au được khử từ hợp chất của nó ngay trong quá trình trùng hợp polyme và được nhúng ngay vào trong mạng polyme. Trong trường hợp này chúng tôi đã lựa chọn dải thế cho quá trình tạo polyme là từ -500 mV đến +600 mV vs. Ag/AgCl.
Cách 2: Một lượng hạt keo vàng kích thước 10 nm đã được liên kết với monome p- ATP được cho vào dung dịch polyme. Sau đó để tiến hành trùng hợp polyme như thông thường tức là từ -200 mV đến +600 mV vs. Ag/AgCl.