Song song với việc phân tích dư lượng kháng sinh NOR bằng cảm biến chúng tôi cũng gửi mẫy nước hồnuôi đi phân tích HPLC để kiểm nghiệm, đối chứng với cảm biến của chúng tôi. Chúng tôi tiến hành phân tích HPLC trên Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường. Thông số, quy trình của phương pháp phân tích được trình bày trên chương 2.
Trên hình tại phụ lục c5.1 trình bày sắc kí đồ, xây dựng đường đặc trưng chuẩn thể hiện kết quả phân tích HPLC của kháng sinh NOR phân tán trong pha động ở các nồng độ 10, 20 30,50, 100, 150, 200 ppb. Với nồng độ 10 ppb mẫu có thời gian lưu là 4,96 phút và diện tích của đỉnh là 1145,3. Với các nồng độ tiếp theo các mẫu đều có đỉnh xấp xỉ 4,9 phút và diện tích của đỉnh tăng dần theo độtăng của nồng độ kháng sinh NOR.
Bảng 5.7. Kết quả phân tích HPLC của mẫu chuẩn NOR tại các nồng độ khác nhau.
Nồng độ (ng/mL) Diện tích đỉnh Thời gian lưu
10 1145,3 4,96 20 1675,9 4,90 30 3180,8 4,87 50 5135,7 4,83 100 11710,1 4,81 150 16862,1 4,79 200 23315,9 4,77
Giá trị diện tích đỉnh và thời gian lưu của từng nồng độđược thể hiện trong bảng 5.7.
Hình 5.16. Đường đặc trưng chuẩn của phương pháp HPLC phân tích kháng sinh
Norfloxacin trong dải nồng độ từ 10 đến 200 ppb.
107
Với kết quả trên, chúng tôi xây dựng đường chuẩn xác định kháng sinh NOR theo phương pháp HPLC (hình 5.16). Đường đặc trưng chuẩn cho thấy giá trị diện tích píc của NOR tăng tuyến tính với sựgia tăng của nồng độNOR và đạt độ tuyến tính cao R2= 0,998.
Sau khi có đường chuẩn của mẫu chuẩn chúng tôi tiến hành phân tích mẫu nước của hồ nuôi cá Bớp. Nước của hồnuôi được chuẩn bịnhư đã nêu ở chương 2. Sau khi phân tích chúng tôi thu được kết quả như hình tại phụ lục c5.2. Hình tại phụ lục c5.2a cho thấy không có kháng sinh NOR trong mẫu nước do thời gian lưu ở 4,9 phút không có đỉnh. Kết quả này phù hợp với kết quả phân tích của cảm biến NOR-MIP/EIS và thông tin được cung cấp từ trang trại nuôi.
Sau đó chúng tôi lần lượt thêm vào các nồng độ khác nhau của mẫu chuẩn thì đều thấy có sựthay đổi tín hiệu (hình tại phụ lục c5.1b, c, d). Kết quả thêm vào 3 nồng độ20, 40, 60 ppb đều thu được đỉnh ở gần 4,9 phút điều này phù hợp với kết quả phân tích mẫu chuẩn ở trên. Kết quả cho thấy phương pháp có khả năng phát hiện kháng sinh NOR trong điều kiện thực. Tuy nhiên từ diện tích của đỉnh chúng tôi tính độ thu hồi của phương pháp này thì cho thấy độ thu hồi (được thể hiện trong bảng 5.8) không cao như phương pháp phân tích điện hóa. Tại nồng độ thêm 40 ppb mẫu chuẩn độ thu hồi đạt 90,6% tuy nhiên với thêm nồng độ20 ppb độ thu hồi chỉ đạt 82,8% (bảng 5.8). Kết quả cho thấy, qua các phương pháp phân tích và đối chiếu, chúng tôi khẳng định đã chế tạo thành công cảm biến sinh học sử dụng đầu thu sinh học nhân tạo NOR-MIP nhằm phân tích định lượng kháng sinh Norfloxacin trong nước hồ nuôi thủy sản. Qua đó kiểm soát tình trạng sử dụng tràn lan thuốc kháng sinh trong chăn nuôi gây những tác hại không tốt đến môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.
Bảng 5.8. Kết quả phân tích mẫu nước hồ nuôi cá bớp sử dụng phương pháp HPLC.
Mẫu Thời gian sống
(phút) Diện tích đỉnh Phát hiện (ng/mL)
Độ thu hồi (%)
Mẫu nước (M) Không phát hiện
M +20 ppb 4,751 1537,3 15,552 82,8 M +40 ppb 4,721 3855,9 36,255 90,6 M +60 ppb 4,719 5743,0 52,290 87,2