CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.6.2.2. Xây dựng đường chuẩn của cảm biến sử dụng đầu thu CF-MIP bằng phương
5.5.3.2. Xác định dư lượng kháng sinh CF trong mẫu nước hồ nuôi thủy sản
Chúng tôi ứng dụng cảm biển CF-MIP/EIS phân tích định lượng dư lượng kháng sinh CF trong hồ nuôi thủy sản. Mẫu nước được sử dụng phân tích mẫu nước hồ nuôi ngao và hồ nuôi tôm sú tại Tuy Hòa - Phú Yên. Các mẫu nước được thu thập từ khu vực hồ nuôi và được sử dụng để phân tích ngay trong vòng 48 giờ để thu được kết quả chính xác nhất. Ảnh chụp thực tế khu vực hồ nuôi thủy sản với mẫu nước được sử dụng để phân tích thể hiện như trên ảnh tại phụ lục C5.3.
Hình 5.32. Phổ EIS của các mẫu nước khi pha loãng 10 lần trong đệm là dung dịch HCl
0.1 N với (A) mẫu nước hồ nuôi tôm sú và (B) mẫu nước hồ nuôi ngao
Trên hình 5.32 trình bày phổ EIS của cảm biến CF-MIP/EIS phân tích dư lượng kháng sinh CF trong mẫu nước hồnuôi tôm sú và nước hồ nuôi ngao. Mẫu nước được pha loãng giảm 10 lần trong dung dịch HCl 0,1 N. Kết quả phân tích phổ EIS cho thấy đường kính bán cung thay đổi rõ rệt khi cho cảm biến tiếp xúc với mẫu nước hồ nuôi tôm sú so với mẫu trắng và hầu như không thay đổi khi cảm biến tiếp xúc với mẫu nước hồnuôi ngao. Điều này chứng tỏ trong mẫu nước hồ nuôi tôm sú có tồn dư kháng sinh CF còn trong mẫu nước hồ nuôi ngao thì không có. Kết quả này phù hợp với thông tin mà chúng tôi thu được từ chủ hồnuôi. Đểxác định dư lượng kháng sinh CF trong mẫu nước, chúng tôi tiến hành khớp phổ EIS bằng mạch tương đương Randles tìm giá trị ∆RCT rồi áp vào đường đặc trưng chuẩn trên hình 5.31. Kết quả thu được nồng độ CF trong hồ nuôi tôm sú sau khi pha loãng 10 lần là 157 ppb. Như vậy, tồn dư kháng sinh CF trong hồ nuôi tôm sú là 157 ppb. Kết quảnày được chúng tôi so sánh đối chiếu với kết quả phân tích bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao được trình bày chi tiếp ở phần tiếp theo.
Song song với việc phân tích dư lượng kháng sinh CF bằng cảm biến, chúng tôi cũng gửi mẫu nước hồ nuôi đi phân tích HPLC để kiểm nghiệm, đối chứng với cảm biến của chúng tôi.
122
Trên hình tại phụ lục C5.4 trình bày sắc kí đồ, xây dựng đường đặc trưng chuẩn, thể hiện kết quả phân tích HPLC của kháng sinh CF phân tán trong pha động ở các nồng độ xác định 25 ppb, 50 ppb, 100 ppb, 250 ppb, 500 ppb, 750 ppb và 1000 ppb. Đường đặc trưng chuẩn được xây dựng theo sự phụ thuộc của diện tích píc rửa giải vào nồng độkháng sinh CF như trình bày trên hình 5.33.
Hình 5.33. Đường đặc trưng chuẩn được xây dựng theo sự phụ thuộc của diện tích píc rửa
giải vào nồng độ kháng sinh CF.
Kết quả phân tích HPLC cho thấy, thời gian lưu của kháng sinh CF trong pha rắn là 5,60 ± 0,04 phút. Đường đặc trưng chuẩn cho thấy giá trị diện tích píck rửa giải của CF tăng tuyến tính với sựgia tăng nồng độ CF và đạt độ tuyến tính cao (R2 = 0.998). Sau khi xây dựng đường đặc trưng chuẩn, chúng tôi cũng tiến hành phân tích HPLC của mẫu nước hồ nuôi. Kết quả sắc ký đồ cho mẫu nước hồ nuôi tôm sú được trình bày trên hình tại phụ lục C5.4. Kết quả cho thấy, trên sắc ký đồ của mẫu tôm sú xuất hiện píc rửa giải tại phút thứ 5,452 với diện tích píc là 15342,1. Đây chính là đỉnh rửa giải đặc trưng của CF. Áp vào đường chuẩn xác định được nồng độ CF ở hồ nuôi tôm sú là 159,7 ppb. Kết quả này khá phù hợp với kết quảđo được của cảm biến CF-MIP/EIS (nồng độ CF phát hiện được là 157 ppb).
Phân tích tương tựđối với mẫu nước hồ nuôi ngao chúng tôi cũng thu được sắc kỳđồ như trình trên hình tại phụ lục C5.4. Trên sắc kỳ đồ không xuất hiện bất kỳ píc rửa giải nào tại từ phút thứ 2,5 trở đi. Kết quả này chứng tỏ không tồn tại dư lượng kháng sinh CF trong hồ nuôi ngao. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả phân tích bằng cảm biến CF-MIP/EIS và thông tin của chủ hồ nuôi. Đểđi đến kết luận chắc chắn không có dư lượng kháng sinh CF ở hồ nuôi ngao, chúng tôi tiến hành thêm bước cho thêm 50 ppb CF vào nước hồ nuôi và tiến hành phân tích HPLC (phụ lục C5.5). Trên sắc ký đồ xuất hiện píc rửa giải tại 5,742 phút và có diện tích
123
píc là 2438,7. Theo đường chuẩn thì nồng độ CF thu hồi được của phép phân tích HPLC là 53,89 ppb (tương đương 107,8 %). Kết quả này một lần nữa khẳng định sự tương đương giữa phương pháp phân tích HPLC và phương pháp EIS sử dụng