Đặc trưng phổ tán xạ Raman

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và chế tạo cảm biến sinh học trên cơ sở công nghệ polyme in phân tử ứng dụng phát hiện một số phân tử nhỏ (protein, kháng nguyên, kháng sinh) (Trang 132 - 133)

CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.5. Cảm biến CF-MIP

5.5.2.1. Đặc trưng phổ tán xạ Raman

Trong quá trình chế tạo đầu thu CF-MIP, chúng tôi đã tiến hành đo quang phổ tán xạRaman để phân tích sự hiện diện của các hóa chất và các chất sinh học trên bề mặt điện cực cảm biến sau mỗi bước chế tạo. Trên hình 5.22 trình bày đặc trưng phổ tán xạ Raman của bề mặt cảm biến sau các bước như sau: in phân tử CF vào mạng poly(aminothiophenol), loại bỏ phân tử CF ra khỏi mạng poly(aminothiphenol) hình thành đầu thu CF-MIP và tái liên kết các phân tử CF với đầu thu CF-MIP của chúng. Với điện cực sau bước in phân tử CF vào mạng poly(aminothiophenol), chúng tôi ghi nhận sự xuất hiện của 2 vạch phổcó cường độ lớn tại vị trí số sóng 1580 cm-1 và 1337 cm-1, đây chính là hai vạch phổđặc trưng của dao động liên kết C-C trong mạng Carbon (G-band) và khuyết tật trong mạng (D-band) [25]. Tiếp theo là sự xuất hiện của các vạch phổ tại vị trí 1072 cm-1, 1140 cm-1, 1189 cm-1, đây là các vạch phổđặc trưng cho mạng poly(aminothiophenol). Các vạch phổ này tương ứng với mode dao động của liên kết C-S, C-C, C-N và mode dao động uốn cong của liên kết C-H [26]. Trong phổđặc trưng Raman, chúng tôi cũng ghi nhận được dịch chuyển Raman xảy ra tại các số sóng tại 816 cm-1, 1390 cm-1, 1439 cm-1 và 1623 cm-1. Đây chính là các vạch phổ đặc trưng của phần tửkháng sinh CF. Trong đó, vạch phổ 1623 cm-1đặc trưng cho dao động rung bất đối xứng của liên kết đôi C=C và của vòng thơm, vạch 1390 cm-1đặc trưng cho dao động đối xứng của gốc COO-, vạch 1439 cm-1đặc trưng cho dao động rung đối xứng của nhóm O-C-O của gốc carboxyl, vạch 816 cm-1đặc trưng cho dao động rung đối xứng của liên kết C-F [27].

113

Hình 5.22. Đặc trưng phổ tán xạ Raman của bề mặt cảm biến sau bước in phân tử CF vào

mạng polyme (polyme-MIP/AuNPs-SPCE), sau bước loại bỏ phân tử CF ra khỏi mạng poly(aminothiphenol) hình thành đầu thu CF-MIP và sau bước tái liên kết các phân tử CF

với đầu thu CF-MIP của chúng (Tái liên kết của CF 1µM).

Như vậy, kết quả phổ tán xạ Raman cho thấy các phân tửCF đã được in vào mạng polyme. Sau bước loại bỏ CF, chúng tôi cũng tiến hành đo đặc trưng quang phổ tán xạ Raman. Kết quả cho thấy không tồn tại dịch chuyển Raman tại các số sóng 816 cm-1, 1390 cm-1, 1439 cm-1 và 1623 cm-1. Điều này chứng tỏ phân tửCF đã được tách loại ra khỏi mạng polyme-MIP hình thành đầu thu CF-MIP. Sau đó, chúng tôi cho điện cực chứa đầu thu CF-MIP tiếp xúc với dung dịch chứa 1 µM CF và ủ ở nhiệt độ phòng trong 15 phút, trên đặc trưng phổ Raman xuất hiện trở lại các vạch phổđặc trưng của phân tử CF. Sự xuất hiện của các vạch phổ này chứng tỏđã có sự tái liên kết giữa các phân tử CF với đầu thu CF-MIP của chúng. Kết quả này một lần nữa chứng tỏđầu thu CF-MIP đã được chế tạo thành công theo quy trình đề xuất của chúng tôi như đã trình bày trong phần thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và chế tạo cảm biến sinh học trên cơ sở công nghệ polyme in phân tử ứng dụng phát hiện một số phân tử nhỏ (protein, kháng nguyên, kháng sinh) (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)