8. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Giáo dục đạođức
1.2.2.1 Đạo đức
Đạo đức là một từ Hán Việt, đƣợc dùng từ xa xƣa để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con ngƣời. Đạo là con đƣờng, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một ngƣời có đạo đức là ý nói ngƣời đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.
Đạo đức có thể đƣợc nhìn thấy theo các góc độ sau:
Nghĩa hẹp: Đạo đức thể hiện nét đẹp trong phong cách sống của một ngƣời hiểu biết và rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về các quy tắc ứng xử, các đƣờng lối tƣ duy thanh tao tốt đẹp.
Nghĩa rộng hơn: Nghĩa rộng hơn, đạo đức trong một cộng đồng thể hiện qua những quy tắc ứng xử đƣợc áp dụng phù hợp với đạo lý xƣa nay và phong tục của địa phƣơng, cộng đồng đó. Tạo thành nét đẹp truyền thống văn hóa.
Nghĩa rộng: Đạo đức của cả một xã hội thƣờng đƣợc xét đến khi xã hội đó bị hỗn loạn và thiếu chuẩn mực. Khi đó những bậc trí giả sẽ định ra những chuẩn mực cơ bản nhất để tạo dựng nên nền tảng đạo đức. Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đó là đạo đức xã hội. Từ đó học tập đi lên thành các thành phần cao cấp hơn.
Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện sự quan tâm tự nguyện tự giác của những con ngƣời trong quan hệ với nhau và trong quan hệ xã hội nói chung. Bản chất của đạo đức là sự quan tâm tự giác của những con ngƣời đến lợi ích của nhau, đến lợi ích của xã hội. Sự quan tâm tự giác này có tính chất tự nguyện [29].
15
phát sinh trong quá trình phát triển lịch sử của xã hội loài ngƣời. Với thời gian, có những chuẩn mực mất ý nghĩa, biến dạng hoặc phát triển. Những chuẩn mực đạo đức tồn tại xuyết suốt chiều dài lịch sử của xã hội loài ngƣời đƣợc gọi là những giá trị đạo đức phổ biến toàn nhân loại. Toàn bộ những chuẩn mực đạo đức tồn tại ở một trình độ phát triển nhất định của xã hội là luân thƣờng đạo lý, là bộ luật đạo đức của xã hội ấy.
Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con ngƣời, đạo đức là vấn đề thƣờng xuyên đƣợc đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển. Sống trong xã hội, ngƣời ta ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con đƣờng, cách thức và phƣơng tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng. Đạo đức đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội.
Vai trò của đạo đức còn đƣợc biểu hiện thông qua các chức năng cơ bản của đạo đức: Chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục, chức năng nhận thức nhƣ đã trình bày ở phần trên.
Ngày nay để xây dựng xã hội mới, chúng ta đang cần có những con ngƣời mới. Những con ngƣời phát triển toàn diện cả đức và tài. Tuy nhiên, cần chú ý trong quan hệ giữa đức và tài hôm nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn lƣu ý, nhắc nhở chúng ta phải coi trọng cả tài và đức nhƣng phải lấy đức là gốc. Bởi lẽ tài năng chỉ có thể phát triển lâu bền trên nền của đức và tài năng chỉ có thể hƣớng thiện trên gốc của đức.
1.2.2.2 Giáo dục đạo đức
Theo các nhà nghiên cứu, GDĐĐ là quá trình biến đổi hệ thống các tiêu chuẩn đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành đòi hỏi bên trong của mỗi cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của ngƣời đƣợc giáo dục.
16
Trong tác phẩm “Phát triển con ngƣời toàn diện thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Phạm Minh Hạc[10] đã đề cập đến mục tiêu của GDĐĐ cho ngƣời học trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay là:
- Trang bị cho ngƣời học những tri thức cần thiết về tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật và văn hóa xã hội.
- Hình thành ở mọi công dân thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi ngƣời, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và mọi hiện tƣợng xảy ra xung quanh.
- Rèn luyện để mọi ngƣời tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Theo giáo sƣ Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của ngƣời đƣợc giáo dục” [25].
Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học diễn ra dƣới tác động giáo dục phức hợp từ nhiều phía, đó là những tác động giáo dục từ gia đình, tác động giáo dục từ nhà trƣờng và xã hội. Những tác động này đan xen vào nhau, cùng chi phối đến nhận thức, thái độ, tình cảm và hành vi cá nhân học sinh, khi thì hỗ trợ lẫn nhau cùng tạo ra những ảnh hƣởng tích cực, nhƣng cũng có khi làm vô hiệu hóa kết quả của nhau làm ảnh hƣởng không tốt đến quá trình giáo dục đạo đức học sinh.