8. Cấu trúc của luận văn
1.3.8. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học
1.3.8.1.Đặc điểm sinh lý học sinh tiểu học
* Đặc điểm về mặt thể chất
Hệ cơ và xƣơng đang trong thời kỳ phát triển mạnh, nên các em rất thích các trò chơi vận động nhƣ chạy, nhảy, nô đùa....
Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tƣ duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tƣ duy hình tƣợng, tƣ duy trừu tƣợng. Các em thƣờng tò mò về thế giới xung quanh, đặt nhiều câu hỏi và hứng thú với các trò chơi trí tuệ.
* Đặc điểm về hoạt động và môi trƣờng sống
Hoạt động chủ đạo của trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Trẻ cũng thƣờng dành nhiều sự quan tâm đối với việc học trên trƣờng.
Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu thực hiện các hoạt động tự phục vụ bản thân và gia đình nhƣ tự tắm rửa, tự giặt quần áo, quét dọn nhà cửa, nấu cơm, làm việc nhà… Ngoài ra trẻ cũng tham gia các hoạt động tập thể ở trƣờng lớp nhƣ trực nhật, trồng cây…
Hoạt động xã hội: Trẻ bắt đầu tiếp xúc và tham gia vào các phong trào, hoạt động của trƣờng, lớp và cộng đồng.
* Đặc điểm về mặt nhận thức
Khả năng chú ý: Ở đầu tiểu học, khả năng chú ý của trẻ còn hạn chế và thiếu tính bền vững, chƣa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Đến cuối tiểu học, trẻ đã bắt đầu có thể tổ chức, chủ động điều chỉnh sự chú ý của mình nhƣ học thuộc một bài thơ, thực hiện một phép toán,
31
hay nhớ công thức… Trẻ cũng ƣớc lƣợng đƣợc một khoảng thời gian cần thiết để làm một công việc nào đó.
Khả năng ghi nhớ: Ở đầu tiểu học, trẻ còn ghi nhớ một cách máy móc. Đến cuối tiểu học, trẻ đã có thể ghi nhớ thông tin dựa trên ý nghĩa, các từ khóa, các đặc điểm chung....
Khả năng tƣởng tƣợng: Ở đầu tiểu học, hình ảnh tƣởng tƣợng của trẻ còn đơn giản và dễ thay đổi. Đến cuối tiểu học, trẻ đã có thể tƣởng tƣợng sáng tạo thông qua các hoạt động làm thơ, làm văn, vẽ tranh… Trí tƣởng tƣợng của các em gắn liền với những rung động về mặt xúc cảm, tình cảm.
Khả năng ngôn ngữ: Ở đầu tiểu học, trẻ đã có ngôn ngữ nói thành thạo. Đến cuối tiểu học, trẻ đã thành thạo ngôn ngữ viết, và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Vốn từ ngữ của trẻ đƣợc tăng cƣờng qua thời gian.
* Đặc điểm về mặt tính cách
Nét tính cách của trẻ còn đang trong quá trình hình thành, chƣa có sự ổn định, trong đó trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tƣ, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng.
Khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, tuy vậy đã có sự trƣởng thành hơn so với tuổi mầm non. Trẻ có thể bắt đầu bộc lộ những năng khiếu nhƣ thơ, ca, hội họa, kỹ thuật, khoa học, ngoại ngữ,....
1.3.8.2 Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học
Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bƣớc gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chƣa đủ ý thức, chƣa đủ phẩm chất và năng lực nhƣ một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của ngƣời lớn, của gia đình, nhà trƣờng và xã hội.
32
Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hƣớng tới tƣơng lai. Nhƣng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chƣa đƣợc phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh. Đối với học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tƣợng phát triển chiếm ƣu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logic. Tƣ duy của trẻ em mới đến trƣờng là tƣ duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tƣợng và hiện tƣợng cụ thể. Trong sự phát triển tƣ duy ở học sinh tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp.
Đối với học sinh tiểu học, các em có trí nhớ trực quan phát triển chiếm ƣu thế hơn trí nhớ từ ngữ. Ví dụ các em sẽ mô tả về một chú chim bồ câu dễ dàng hơn sau khi xem hình ảnh hơn là nghe định nghĩa bằng lời nói rằng chim bồ câu thuộc họ chim, có hai cái cánh, biết đẻ trứng… Vì vậy, trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học có đồ dùng, tranh ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn, có trò chơi hoặc có cô giáo dịu dàng. Ngoài ra, trẻ vẫn còn thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định, có tính hiếu động và dễ xúc động. Trẻ nhớ rất nhanh nhƣng quên cũng rất nhanh.
Trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này. Vì vậy, trong dạy học lớp ghép, giáo viên cần đảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng ngƣời thực, việc thực, qua dạy học hợp tác hành động để phát triển tƣ duy cho học sinh. Giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tƣợng hóa, khái quát hóa, khả năng phán đoán và suy luận qua hoạt động với thầy, với bạn.
Khi nói về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, vấn đề tình thân, tình bạn,… cũng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ ở lứa tuổi này. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó gắn kết nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ
33
em nhận thức tốt và thúc đẩy các em hoạt động đúng đắn. Ở lứa tuổi này, đời sống xúc cảm, tình cảm của các em khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang trạng thái tích cực. Các em bỡ ngỡ, lạ lẫm nhƣng cũng nhanh chóng bắt nhịp làm quen với bạn mới, bạn cùng lớp. Trẻ tự hào vì đƣợc gia nhập Đội, hãnh diện vì đƣợc cha mẹ, thầy cô đánh giá cao hay giao cho những công việc cụ thể. Các em đã biết điều khiển tâm trạng của mình, thậm chí còn biết che giấu khi cần thiết. Học sinh tiểu học thƣờng có tâm trạng vô tƣ, sảng khoái, vui tƣơi, đó cũng là những điều kiện thuận lợi để giáo dục cho các em những chuẩn mực đạo đức cũng nhƣ hình thành những phẩm chất trí tuệ cần thiết.