Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạođức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 53)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạođức

1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh học sinh

Kiểm tra, giám sát, thanh tra là một chức năng quan trọng của quản lý giáo dục. Kiểm tra phải đi cùng với đánh giá. Hiệu trƣởng phải bám sát, nắm bắt những diễn biến ban đầu, đánh giá kết quả triển khai thực hiện kế hoạch của các lực lƣợng, và kịp thời động viên, khuyến khích hợp lý, hoặc đƣa ra những quyết định điều chỉnh bổ sung khi cần thiết. Sau khi đã khởi đầu thành công, các hoạt động của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiếp tục đƣợc diễn ra theo kế hoạch. Hiệu trƣởng cần kiếm tra đánh giá về tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, nội dung giáo dục, phƣơng pháp tiến hành, khi phát hiện sai sót lệch lạc cần tìm nguyên nhân và có điều chỉnh kịp thời.

Để quản lý tốt kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh thì việc đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh phải đƣợc tiến hành một cách nghiêm túc, khách quan, công bằng, toàn diện nhƣng phải có trọng điểm, đảm bảo tính phát triển và phản ánh đúng thực tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trƣờng và thƣờng xuyên rút kinh nghiệm về công tác đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

- Chỉ đạo sử dụng tài chính, cơ sở vật chất phục vụ tốt nhất cho việc đổi mới phƣơng pháp giáo dục (lấy học sinh làm trung tâm), chuyển từ truyền thụ tri thức sang phát triển tƣ duy sáng tạo cho học sinh

Trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, công tác kiểm tra có thể hiểu là hoạt động nghiệp vụ quản lý của ngƣời cán bộ quản lí nhằm điều tra, theo dõi, kiểm soát, phát hiện, xem xét sự diễn biến và đánh giá kết quả các hoạt

42

động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy định đề ra hay không. Qua đó, kịp thời động viên mặt tốt, điều chỉnh, uốn nắn những mặt chƣa đạt chuẩn nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động GDĐĐ trong nhà trƣờng

Hiệu trƣởng có thể tiến hành kiểm tra định kỳ, thƣờng xuyên, đột xuất, trực tiếp, hoặc gián tiếp để giúp học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định đƣợc mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. Một số hoạt động nhằm kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS ở nhà trƣờng:

+ Sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch học kì, tháng, tuần.

+ Kiểm tra đánh giá giáo viên sau khi tập huấn, bồi dƣỡng.

+ Kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị hỗ trợ hoạt động GDĐĐ.

+ Đánh giá hoạt động GVCN qua kế hoạch, sổ sách, dự giờ.

+ Dự giờ giáo viên bộ môn để đánh giá việc thực hiện lồng ghép GDĐĐ trong dạy học.

+ Tham gia nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm thực hiện phối hợp các lực lƣợng giáo dục.

+ Kiểm tra, đánh giá thông qua báo cáo, kiểm tra thực tế, kết quả đạt đƣợc của Đội và thông qua nhận xét, đánh giá của cấp trên.

+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá, thảo luận rút kinh nghiệm hoạt động giáo dục học sinh chƣa ngoan.

+ Tuyên dƣơng, khen thƣởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt hoạt động GDĐĐ cho HS.

43

1.4.7. Hiệu trưởng trường tiểu học và quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Hiệu trƣởng là ngƣời lãnh đạo cao nhất của nhà trƣờng, là ngƣời chịu mọi trách nhiệm và có quyền quyết định mọi hoạt động của nhà trƣờng theo khuôn khổ pháp luật quy định và theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh của Hiệu trƣởng là một yêu cầu chính trong việc nâng cao chất lƣợng GDĐĐ cho học sinh.

Công tác quản lý giáo dục đạo đức của Hiệu trƣởng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Xác định rõ nội dung các nguyên tắt đạo đức và các phạm trù cơ bản của đạo đức trên cơ sở phƣơng pháp luận khoa học chân chính.

- Quản lý chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phải nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của công tác này.

- Quản lý, chỉ đạo quá trình giáo dục đạo đức phải đảm bảo cho quá trình đó thực hiện đúng nội dung, nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Quản lý, chỉ đạo quá trình giáo dục đạo đức phải nắm vững và sử dụng có hiệu quả các con đƣờng, các phƣơng pháp giáo dục đạo đức để giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Hiệu trƣởng cùng với tập thể sƣ phạm cũng phải là tấm gƣơng sáng về nhân cách, là mẫu mực tiêu biểu của những phẩm chất đạo đức mà nhà giáo dục, nhà quản lý muốn giáo dục cho học sinh.

- Hiệu trƣởng quản lý, chỉ đạo giáo dục đạo đức phải thông qua kế hoạch giáo dục đạo đức. Bởi vì, có kế hoạch Hiệu trƣởng mới xác định đƣợc mục tiêu sẽ đạt đến, hệ thống các biện pháp sẽ thực hiện, thời gian để đạt những chỉ tiêu đã đề ra… Việc lập kế hoạch các hoạt động giáo dục đạo đức cần tập trung vào những nội dung sau:

44

+ Xác định nội dung các hoạt động của công tác giáo dục đạo đức.

+ Xác định các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu và nội dung công tác giáo dục đạo đức đã đặt ra.

- Xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh bao gồm: Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng chuyên môn, Tổ trƣởng chuyên môn và những giáo viên cốt cán có uy tín và đạo đức tốt trong nhà trƣờng cũng nhƣ ngoài xã hội.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học sinh tiểu học

1.5.1. Các yếu tố khách quan

Chủ trƣơng, chính sách và cơ chế quản lý của nhà nƣớc đối với loại hình Trƣờng tiểu học là yếu tố khách quan có ảnh hƣởng rất lớn đến công tác giáo dục ở trƣờng tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Sự phát triển của trƣờng tiểu học nói chung và các hoạt động của công tác giáo dục đạo đức ở Trƣờng tiểu học nói riêng luôn gắn liền và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ các văn bản pháp quy của nhà nƣớc, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống văn bản pháp quy về giáo dục tiểu học bao gồm các Thông tƣ về việc tổ chức và hoạt động ở Trƣờng tiểu học, các quy chế quản lý hoạt động, quản lý đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, quy chế về giáo dục đạo đức ở Trƣờng tiểu học và các Thông tƣ hƣớng dẫn về một số vấn đề về tài chính, sử dụng tài chính. Tất cả các văn bản quy chế, thông tƣ này đều mang tính pháp lý để các trƣờng tiểu học tổ chức và thực hiện, thiếu các văn bản đó hoặc hiểu chƣa đúng sẽ dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng ở trƣờng tiểu học đi không đúng hƣớng.

Điều kiện kinh tế văn hóa, xã hội ở địa phƣơng, sự ủng hộ và mối quan hệ gắn kết của các cấp chính quyền địa phƣơng với Trƣờng tiểu học, trình độ dân trí của cộng đồng dân cƣ là các yếu tố khách quan trực tiếp ảnh hƣởng

45

đến hoạt động của Trƣờng tiểu học, trong đó có giáo dục đạo đức cho học sinh. Đặc biệt, bối cảnh kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế hiện nay có tác động rất lớn đến thay đổi quan niệm giá trị và hành vi đạo đức của học sinh. Đặc trƣng của giai đoạn hiện nay là sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin vào các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Điều này sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến quản lý giáo dục đạo đức ở trƣờng tiểu học vì Internet đang tác động đến nhận thức, lối sống và hành vi đạo đức của học sinh cả về mặt tích cực lẫn về mặt tiêu cực. Công nghệ thông tin cũng tạo thuận lợi quản lý các chƣơng trình giáo dục chính khóa và ngoại khóa, đem lại các tác động trực tiếp cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và vận dụng đƣợc các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Nhờ vậy việc quản lý giáo dục đạo đức sẽ có chất lƣợng và hiệu quả hơn.

Mục tiêu giáo dục tiểu học là yếu tố đầu tiên có tính định hƣớng cho công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh tiểu học. Nếu không bám sát mục tiêu giáo dục ở bậc tiểu học và không xác định đƣợc yêu cầu của việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì các công tác giáo dục đạo đức cho học sinh sẽ không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn.

Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trƣờng tiểu học có ảnh hƣởng rất lớn đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì muốn quá trình quản lý đạt đƣợc mục tiêu thì chủ thể quản lý phải hiểu đƣợc tâm sinh lý lứa tuổi của đối tƣợng quản lý. Do đó, những nhà quản lý, ngƣời làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Trƣờng tiểu học phải đặc biệt coi trọng giáo dục truyền thống dân tộc và cách mạng để giáo dục đạo đức cho trẻ em.

Cơ sở vật chất và các thiết bị trƣờng học là điều kiện, là phƣơng tiện thiết yếu để tổ chức quá trình giáo dục. Nhà trƣờng có đủ diện tích mặt bằng theo quy định, có quang cảnh môi trƣờng sạch sẽ, phòng học xây dựng đúng quy cách, có trang thiết bị kĩ thuật đồng bộ để phục vụ cho dạy và học ở tất cả

46

các môn học, thƣ viện đủ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, có sân chơi, bãi tập, vƣờn trƣờng ... đó là một trƣờng học có đầy đủ cơ sở vật chất. Cùng với các hoạt động giáo dục khác, giáo dục đạo đức cho học sinh phải có đủ điều kiện tổ chức và phƣơng tiện tốt để tổ chức các hoạt động. Thiết bị tối thiểu để tổ chức các hoạt động là: âm ly, loa đài, đầu video, đàn, dụng cụ thể thao và kinh phí hoạt động. Nhà trƣờng cần đảm bảo các điều kiện vật chất để tập thể giáo viên và học sinh hoàn thành các nhiệm vụ của mình với chất lƣợng cao.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên ở trƣờng tiểu học đều có trình độ tốt nghiệp từ cao đẳng sƣ phạm trở lên. Giáo viên đều đƣợc đào tạo kiến thức về giáo dục học, nghiệp vụ sƣ phạm, đƣợc tiếp xúc làm quen với các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng. Với yêu cầu của xã hội, trong thời kỳ đổi mới của đất nƣớc, đội ngũ giáo viên luôn tích cực trau dồi kiến thức và nghiệp vụ sƣ phạm, học tập về công nghệ thông tin, biết khai thác tài nguyên phục vụ dạy học trên Internet và sách báo, yên tâm với công việc, gắn bó với lớp, với trƣờng. Tuy nhiên, trong đội ngũ các nhà giáo không ít các thầy cô mới chỉ chú ý đến “dạy chữ” và chƣa quan tâm đến việc “dạy ngƣời”. Điều này đƣợc thể hiện trong các bài giảng còn thiếu tính thực tiễn, cứng nhắc trong việc xử lý tình huống sƣ phạm, thiếu sự quan tâm uốn nắn hành vi của học sinh, ngại trong việc tham gia các hoạt động chung của nhà trƣờng mà nhất là hoạt động giáo dục đạo đức, nếp sống cho học sinh. Vì thế, các nhà quản lý giáo dục nói chung, Ban giám hiệu nhà trƣờng nói riêng cần phải có kế hoạch, chƣơng trình và các yêu cầu trong công tác giáo dục tƣ tƣởng, trình độ nhận thức của giáo viên về nghề nghiệp, nhất là về giáo dục đạo đức cho học sinh. Việc “dạy chữ, dạy ngƣời” là những yêu cầu cần phải đƣợc thực hiện liên tục và xuyên suốt, mọi nơi, mọi lúc trong

47

tƣ tƣởng của mỗi ngƣời thầy. Chỉ khi nào đội ngũ giáo viên nhận thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc dạy học và giáo dục học sinh thì công tác giáo dục đạo đức mới đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.

Nhận thức của các lực lƣợng tham gia công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những điều kiện quan trọng chi phối công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhận thức của các lực lƣợng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đƣợc đánh giá bởi các vấn đề sau: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho học sinh. Hiểu thế nào là đạo đức? Ý nghĩa, vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay, nhất là trƣớc sự phát triển và hội nhập của đất nƣớc; Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa ban giám hiệu, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ môn. Vai trò, trách nhiệm của gia đình, của các tổ chức xã hội và mối quan hệ giữa Nhà trƣờng - Gia đình - Các tổ chức xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, trình độ nhận thức của các lực lƣợng tham gia quản lý và giáo dục đạo đức cho học sinh không đồng đều, do đó sự tham gia của các lực lƣợng trong các hoạt động giáo dục sẽ khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi hiệu trƣởng trƣờng tiểu học tổ chức các hoạt động cần có sự tuyên truyền vận động, hƣớng dẫn, động viên khuyến khích kịp thời tới các lực lƣợng tham gia giáo dục đạo đức thì công tác giáo dục đạo đức cho học sinh mới đƣợc nâng tầm và đạt hiệu quả nhƣ mục tiêu giáo dục đề ra.

Trong một tổ chức nói chung cũng nhƣ một nhà trƣờng nói riêng, văn hóa luôn tồn tại trong mọi hoạt động của tổ chức đó. Văn hóa là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con ngƣời, làm cho con ngƣời và cuộc sống con ngƣời trở nên tốt đẹp hơn. Với cách tiếp cận cơ bản nhƣ vậy, thì văn hóa nhà trƣờng là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản đƣợc các thành viên trong nhà trƣờng cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của nhà trƣờng

48

đó. Căn cứ theo hình thức biểu hiện thì văn hóa nhà trƣờng gồm phần nổi có thể nhìn thấy nhƣ: không gian cảnh quan nhà trƣờng, khẩu hiệu, hành vi giao tiếp, ngôn ngữ xƣng hô giao tiếp giữa thầy và thầy, thầy và trò, trò và trò, phong cách ứng xử hàng ngày, phong cách làm việc, phong cách ra quyết định, phong cách truyền thông, nghi thức tập thể…Và phần chìm không quan sát đƣợc nhƣ niềm tin, cảm xúc, thái độ...

Quản lý công tác GDĐĐ cần phải đƣợc ngƣời Hiệu trƣởng quan tâm chỉ đạo trong việc xác định xây dựng phƣơng pháp, hình thức, lựa chọn những nội dung giáo dục phù hợp. Quá trình giáo dục đạo đức cần đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên, với nhiều con đƣờng, hình thức, biện pháp khác nhau đáp ứng đƣợc mục tiêu chung của giáo dục, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, điều kiện kinh tế – xã hội của địa phƣơng, đơn vị. Để xác lập đƣợc cơ sở lý luận giáo dục đạo đức đòi hỏi nhà quản lý phải nắm đƣợc mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp giáo dục, phải hiểu sâu sắc tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Hiệu trƣởng nhà trƣờng phải nắm vững quy trình chức năng quản lý công tác GDĐĐ, làm tốt công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công tác GDĐĐ trong trƣờng tiểu học.

49

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Ở các Trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, công tác GDĐĐ cho HS có ý nghĩa quan trọng. Nghiên cứu của luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận của công tác GDĐĐ cho HS, đồng thời xác định rõ các vấn đề cơ bản trong quản lý công tác này. Đó là xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, các điều kiện quản lý cũng nhƣ những yêu cầu đối với việc quản lý công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)