8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạođức cho học sinh các trƣờng
tiểu học thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về công tác giáo dục đạo đức cho HS
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức cho các lực lƣợng GD trong và ngoài nhà trƣờng, đặc biệt là đội ngũ CBQL, giáo viên, PHHS, HS về vai trò, vị trí, mục tiêu công tác GDĐĐ trong nhà trƣờng TH hiện nay.
Giúp cho các thành viên nhà trƣờng nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động GD và rèn luyện đạo đức HS; nhận thức công tác
90
GDĐĐ cho HS không chỉ là trách nhiệm của riêng GVCN lớp, mà còn là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong Hội đồng nhà trƣờng, của gia đình và xã hội; GDĐĐ cho HS là một quá trình thƣờng xuyên, liên tục, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Một trong những yêu cầu thƣờng xuyên là bồi dƣỡng kỹ năng, phƣơng pháp GDĐĐ cho HS.
3.2.1.2 . Nội dung và cách thực hiện của biện pháp
a) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà trường.
Trong cuộc họp hội đồng sƣ phạm đầu năm, cán bộ quản lý các trƣờng tiểu học cần thƣờng xuyên tổ chức quán triệt sâu sắc nghị quyết của Đảng, chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy đảng cấp trên; các văn bản hƣớng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ quan cấp trên về công tác giáo dục, quản lý hoạt động dạy học trong nhà trƣờng. Trên cơ sở nắm chắc nhiệm vụ giáo dục, quản lý giáo dục trong tình hình mới, yêu cầu quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý hoạt động dạy học môn đạo đức ở trƣờng tiểu học nói riêng, để từ đó lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các hoạt động dạy học môn đạo đức ở trƣờng tiểu học.
Trong cuộc họp tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trƣờng chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên đề về tầm quan trọng của bộ môn đạo đức trong giai đoạn hiện nay, nêu các biện pháp nâng cao hiệu quả của HĐDH bộ môn đạo đức nhằm nâng cao nhận thức cho GV, sau đó tổ chức hội thảo cấp trƣờng để trao đổi, thảo luận và nhân rộng. Qua hoạt động này sẽ giúp CBQL, GVBM nhận thức sâu sắc hơn về công tác quản lý HĐDH môn đạo đức, đồng thời họ cũng thấy rõ trách nhiệm của mình trong công việc này.
Thông qua các cuộc họp hội đồng sƣ phạm hàng tháng, họp tổ chuyên môn, họp PHHS mà đặc biệt là các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, lãnh đạo nhà trƣờng lồng ghép nội dung tuyên truyền về mục tiêu về kiến thức, kỹ
91
năng, thái độ và hành vi ứng xử của HS thông qua môn đạo đức, nhất là mục tiêu rèn kỹ năng vận dụng kiến thức từ đó hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những ngƣời xung quanh, đồng thời thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản cụ thể trong trƣờng học, trong các mối quan hệ với bạn bè, ngƣời lớn và trong cuộc sống.
Chỉ đạo tổ chuyên môn, tổ chức tốt các HĐDH trong nhà trƣờng nhƣ ứng dụng CNTT hợp lý, tích cực sử dụng các phƣơng tiện dạy học trực quan nhƣ tranh ảnh, các đoạn phim, mô hình, ... có nhƣ vậy mới thu hút, hấp dẫn học sinh, tạo hứng thú học tập ở các em.
Chỉ đạo Phụ trách đội phối hợp với tổ chuyên môn thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhƣ: dọn vệ sinh trƣờng lớp, chăm sóc cây xanh, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, quyên góp giúp đỡ những nạn nhân bị ảnh hƣởng chất độc da cam... do vậy, Hiệu trƣởng cần quan tâm chỉ đạo GV thực hiện tốt hoạt động này nhằm giúp các em thực hiện những hành vi, việc làm trong thực tiễn cuộc sống của mình theo chuẩn mực hành vi đạo đức quy định.
b) Tăng cường tuyên truyền cho phụ huynh học sinh và các lực lượng bên ngoài nhà trường về công tác giáo dục đạo đức cho HS tiểu học
Thông qua các cuộc họp PHHS, nhà trƣờng cần triển khai các văn bản, kế hoạch phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong công tác GDĐĐ cho học sinh; tuyên truyền, xác định với PHHS về sự cần thiết phải phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong công tác GDĐĐ cho học sinh. Qua đó, làm cho PHHS thấy rõ nhiệm vụ GDĐĐ cho học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có vai trò rất quan trọng của gia đình.
Nhà trƣờng cần trang bị, cung cấp thêm cho PHHS các kiến thức về công tác GDĐĐ nhƣ mục tiêu, nội dung… và những vấn đề tâm lý lứa tuổi học sinh và phƣơng pháp để giáo dục con cái.
92
Tổ chức các hội thảo có sự tham gia của PHHS về công tác GDĐĐ cho học sinh để cùng gia đình bàn bạc, trao đổi các vấn đề liên quan đến công tác GDĐĐ cho học sinh…
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho Ban đại diện PHHS và PHHS thông qua các hội nghị PHHS đầu năm học. Chỉ đạo các hội nghị phụ huynh theo các lớp, chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phối hợp với gia đình học sinh trong công tác GDĐĐ cho học sinh.
Nhà trƣờng đóng vai trò chủ đạo, bàn bạc, thống nhất với gia đình học sinh về kế hoạch, nội dung, phƣơng pháp, hình thức phối hợp và chủ động trong việc tổ chức thực hiện công tác phối hợp.
Nhà trƣờng liên lạc với gia đình học sinh theo định kỳ 2 lần/ học kỳ (vào giữa kỳ và cuối học kỳ) hoặc khi cần thiết để nắm bắt tình hình đạo đức của học sinh, từ đó, bàn bạc các biện pháp phối hợp giáo dục phù hợp.
Hiệu trƣởng đẩy mạnh công tác tham mƣu với chính quyền địa phƣơng, ngƣời đứng đầu làng bản trong việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của ngƣời dân địa phƣơng về công tác GDĐĐ cho học sinh; làm cho họ nhận thấy trách nhiệm và sự cần thiết phải phối hợp với nhà trƣờng trong công tác GDĐĐ cho học sinh, không giao phó việc giáo dục con em cho giáo viên, nhà trƣờng.
Đây là biện pháp quan trọng, là cơ sở để thực hiện các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức ở các trƣờng tiểu học thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Nếu nhận thức đúng vị trí quan trọng và tính đặc thù của công tác giáo dục đạo đức ở các trƣờng tiểu học thì mới có những biện pháp quản lý khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo trong nhà trƣờng; ngƣợc lại, nếu nhận thức không đầy đủ, không đúng đắn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm, không thống nhất, mang tính bị động… và tất yếu dẫn đến quản lý kém hiệu quả.
93
3.2.2. Xây dựng chương trình công tác giáo dục đạo đức trên cơ sở phù hợp với đặc điểm học sinh và đặc điểm, điều kiện địa phương
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Đƣa các nội dung công tác GDĐĐ cho HS vào một chƣơng trình có tính khoa học, hệ thống, nhằm đạt đƣợc mục tiêu, chiến lƣợc phát triển GD toàn diện của nhà trƣờng một cách bền vững.
3.2.2.2. Nội dung và tổ chức thực hiện
Trên cơ sở kế hoạch chung của trƣờng, hiệu trƣởng cần phải xây dựng chƣơng trình cụ thể về công tác GDĐĐ cho HS cho phù hợp với đặc điểm của tổ chức, bộ phận trong trƣờng và văn hóa của địa phƣơng. Khi xây dựng kế hoạch, hiệu trƣởng cần phải nắm vững thực trạng công tác này cũng nhƣ các yếu tố chi phối đến đạo đức và GDĐĐ cho HS của trƣờng mình. Nắm đƣợc các yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trƣờng. Từ đó, xây dựng kế hoạch tổng thể, lấy ý kiến của tập thể sƣ phạm nhà trƣờng, sau đó hoàn chỉnh và ban hành kế hoạch.
Để chƣơng trình công tác GDĐĐ cho học sinh có tính khả thi cao, khi lên kế hoạch hiệu trƣởng cần phải nắm vững thực trạng công tác này cũng nhƣ các yếu tố chi phối đến đạo đức và GDĐĐ cho học sinh của trƣờng mình. Trong quá trình xây dựng chƣơng trình kế hoạch, Hiệu trƣởng các trƣờng TH cần phải tìm hiểu, khảo sát tình hình của nhà trƣờng về năng lực của đội ngũ giáo viên những yếu tố thuận lợi và khó khăn tác động đến giáo dục đạo đức cho học sinh. Từ đó, xây dựng kế hoạch tổng thể, lấy ý kiến của hội đồng, sau đó hoàn chỉnh và thống qua kế hoạch.
Muốn đạt đƣợc kết quả thiết thực, nhà trƣờng cần phải có kế hoạch lâu dài, kế hoạch cho từng năm, học kì, tháng với những nội dung cụ thể cho từng chủ điểm. Nội dung kế hoạch phải gắn với mục tiêu đã đƣợc xác định với những công việc và cách làm cụ thể. Từ kế hoạch chung của nhà trƣờng các
94
bộ phận tự lên kế hoạch cho bộ phận mình. Kế hoạch càng cụ thể thì càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. Tuy nhiên cần sự thống nhất trong kế hoạch của các bộ phận với kế hoạch chung của trƣờng thì kế hoạch đó mới có tính khả thi và hiệu quả.
Để việc thực hiện kế hoạch có hiệu quả, ngƣời cán bộ quản lý cần đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch. Trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay có thể đánh giá sơ kết việc thực hiện kế hoạch theo các mốc thời gian nhƣ: 20/11, cuối học kì I, 26/3 và cuối năm học. Từ những kế quả đạt đƣợc về công tác giáo dục đạo đức để rút ra các bài học kinh nghiệm cần thiết, kịp thời bổ sung cho các giai đoạn tiếp theo.
Muốn thực hiện chƣơng trình, kế hoạch giáo dục đạo đức có hiệu quả, các tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc đặc điểm, tính chất, nội dung công việc, tình hình nhà trƣờng, thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao, đảm bảo sự phân công nhiệm vụ một cách hợp lý khoa học.
Trên cơ sở kế hoạch, hiệu trƣởng chỉ đạo các tổ chức cá nhân nhƣ BCH đoàn - hội, GVCN, GVBM phải lập kế hoạch thực hiện GDĐĐ cho HS. Đối với GVBM thì kế hoạch GDĐĐ phải đƣợc thể hiện rõ ở mục tiêu bài dạy trong giáo án. Việc xây dựng kế hoạch cho từng tháng, tuần, từng đợt thi đua đóng vai trò quan trọng quyết định đến thành công của quản lý chƣơng trình GDĐĐ. Kế hoạch càng cụ thể, chi tiết thì càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.
Một điểm quan trọng khác, để tăng cƣờng quản lý việc kế hoạch hóa công tác GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả, các trƣờng TH cần quan tâm thích đáng đến công tác kiểm tra thƣờng xuyên và kiểm tra nội bộ tại đơn vị mình. Làm tốt đƣợc công tác kiểm tra, kịp thời và có biện pháp điều chỉnh, sẽ tạo đƣợc sự chặt chẽ, thống nhất trong nhà trƣờng. Và đó là nền tảng để đạt đƣợc những mục tiêu trong công tác GDĐĐ cho HS của mỗi nhà trƣờng. Hiệu trƣởng phải thực hiện các biện pháp kiểm tra chuyên đề công tác GDĐĐ của GVCN,
95
GVBM theo định kì. Thông qua kiểm tra bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau, hiệu trƣởng nắm bắt thông tin và đánh giá kết quả, biểu dƣơng khen thƣởng, xử lí vi phạm, bổ sung điều chỉnh kế hoạch. Hiệu trƣởng phải thực hiện chế độ khen thƣởng, động viên giáo viên làm công tác chủ nhiệm giỏi, các cá nhân có thành tích về công tác GDĐĐ, phê bình nhắc nhở hay xử lý những GV chƣa hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
Để việc thực hiện kế hoạch có hiệu quả, hằng năm, Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần tổ chức đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch của năm trƣớc. Cơ sở để đánh giá, tổng kết là từ kết quả đánh giá, sơ kết theo từng giai đoạn, với các mốc thời gian cụ thể. Từ những kế quả đạt đƣợc, rút ra các bài học kinh nghiệm cần thiết, kịp thời bổ sung giải pháp cho các giai đoạn tiếp theo.
3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về nghiệp vụ giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm tạo ra bộ phận vận hành một cách có trách nhiệm và hiệu quả các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trƣờng. Thông qua bộ máy tổ chức này để giúp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh.
Việc tập huấn, giúp đỡ, hỗ trợ GV trong việc tích hợp “dạy chữ” với “dạy ngƣời”, kết hợp mục tiêu, nội dung bài học với rèn luyện các chuẩn mực đạo đức cho HS mang tính quyết định tới thành công của hoạt động quan trọng này.
3.2.3.2. Nội dung và tổ chức thực hiện
Giáo viên là ngƣời trực tiếp giáo dục đạo đức cho HS, kiểm tra đánh giá quá trình rèn luyện, phấn đấu tu dƣỡng của từng HS trong lớp và ảnh hƣởng đến quá trình phát triển nhân cách của HS. GV phải có năng lực sƣ phạm, nắm bắt đƣợc tâm lý, hoàn cảnh của từng HS để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp. Thầy cô giáo phải là tấm gƣơng sáng cho HS noi theo. Vì
96
vậy, việc bồi dƣỡng cho đội ngũ GV góp phần quan trọng vào công tác GDĐĐ cho HS. Nhằm xây dựng một đội ngũ GV giỏi, có phẩm chất đạo đức, chuyên môn vững vàng, nhân cách hoàn thiện, có tâm huyết và yêu nghề có kỹ năng trong tổ chức các hoạt động và sử dụng đa dạng các hình thức trong việc GDĐĐ cho HS.
Với đội ngũ giáo viên mới vào nghề: Kiến thức chuyên môn có thể khá vững, song phƣơng pháp giảng dạy, kinh nghiệm quản lý học sinh, xử lý các tình huống sƣ phạm và hiểu đặc điểm đối tƣợng học sinh thì còn rất nhiều hạn chế. Với đội ngũ này cần phải bồi dƣỡng cho họ những kỹ năng cần thiết từ việc: Soạn bài theo đúng cấu trúc, nội dung phải chắt lọc đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù họp với đối tƣợng ngƣời học theo phƣơng châm: Tinh giản vững chắc; Lựa chọn và biết phối hợp các phƣơng pháp giảng dạy, thực hiện các bƣớc lên lớp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với học sinh, nhất là học sinh tiểu học để giúp học sinh lĩnh hội, tiếp nhận tri thức một cách tốt nhất. Hình thức bồi dƣỡng có thể là bồi dƣỡng tại chỗ, yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn đƣa những nội dung này để trao đổi trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, chọn cử các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh giúp đỡ, hƣớng dẫn giáo viên trẻ. Mặt khác, yêu cầu giáo viên trẻ tích cực dự giờ đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm hay và rút kinh nghiệm những hạn chế. Bên cạnh đó bản thân đội ngũ giáo viên trẻ phải tích cực tự học, tự bồi dƣỡng để có một vốn kiến thức đảm bảo soạn giảng phù hợp đặc điểm đối tƣợng học sinh.
Hiệu trƣởng trực tiếp xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ GV để có những yêu cầu sƣ phạm cần thiết nhƣ:
- Bồi dƣỡng GV có lý tƣởng nghề nghiệp đúng đắn, giúp họ am hiểu, nắm bắt những chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nƣớc trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Có nhận thức và ý thức đúng đắn về
97
nghề dạy học. Họ thấy rằng nghề dạy học có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của đất nƣớc.
- Bồi dƣỡng về chuyên môn để GV có chuyên môn vững vàng, đây là một trong những yêu cầu sƣ phạm có tính quyết định sự thành công hay thất bại của công tác GDĐĐ cho HS vì GV có chuyên môn tốt, giảng dạy tốt thì HS mới phục, tiếp thu nhanh hơn những kiến thức GV truyền tải và GV cũng tự tin tìm những biện pháp tốt tác động đến giáo dục HS.
- Bồi dƣỡng GV cách ứng xử sƣ phạm, cách ứng xử khéo léo, thái độ quan tâm chu đáo, tôn trọng, lịch sự đối với HS và PHHS.
- Bồi dƣỡng về nhân cách, đạo đức nhà giáo : GV phải có lối sống đạo