Thực trạng kết quả công tác giáo dục đạođức cho học sinh các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 84 - 86)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.7. Thực trạng kết quả công tác giáo dục đạođức cho học sinh các

2.3.7. Thực trạng kết quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học tiểu học

Kết quả giáo dục đạo đức đƣợc thể hiện qua kết quả đánh gia phẩm chất của học sinh nhƣ Bảng 2.10.

70

thị xã An Nhơn đạt kết quả hoàn thành tốt khá cao, trên 80%. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại học sinh đánh giá kết quả chƣa hoàn thành, con số này không nhiều nhƣng có chiều hƣớng gia tăng.

Bảng 2.10: Tổng hợp đánh giá phẩm chất của học sinh trong 3 năm

Năm học Tổng số HS Kết quả các phẩm chất của học sinh (%)

Tốt Đạt Cần cố gắng

2017 – 2018 13659 83,24 16,61 0,15

2018 – 2019 13652 82,12 17,54 0,34

2019 - 2020 13492 86,71 13,10 0,19

Trao đổi với giáo viên và Tổng phụ trách Đội ở các trƣờng tiểu thị xã An Nhơn cho thấy không phải học sinh nào cũng ý thức đƣợc nhiệm vụ học tập và rèn luyện. Một số học sinh thƣờng xuyên nghỉ học không lý do, giáo viên phải tự đến nhà để vận động các em đến lớp. Nhiều khi cha mẹ không quan tâm đến, buông lỏng việc giáo dục con cái nên trẻ lƣời học ham chơi, lừa dối cha mẹ để trốn học hay đi học đối phó. Học sinh cuối cấp (lớp 4, 5) có sự thay đổi sớm về nhận thức, nghĩ mình đã lớn, trƣởng thành, muốn chứng tỏ bản thân mà không cần trao đổi với cha mẹ, xem nhẹ lời khuyên của thầy cô giáo.

Nhà trƣờng là nơi góp phần rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, là môi trƣờng rất tốt để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, thực tế sự phối hợp giữa các lực lƣợng trong nhà trƣờng để giáo dục đạo đức cho học sinh còn không ít bất cập. Giáo viên phần lớn chú trọng đến chuyên môn mà ít để ý đến hoàn cảnh từng đối tƣợng học sinh của mình, đặc biệt học sinh khó dạy, học sinh cá biệt. Mặt khác, xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau, mà nhất là tình trạng cạnh tranh lợi ích trong việc dạy thêm - học thêm của một số GV, dẫn đến một bộ phận GV không có cách đối xử công bằng với mọi HS. Với những đối tƣợng HS thiếu ý thức rèn luyện, tu dƣỡng, thiếu bản lĩnh phấn đấu, thì đây là nguy cơ

71 dẫn đến hƣ hỏng, lệch lạc bất cứ lúc nào.

Hiện nay, môi trƣờng xã hội ở nơi cƣ trú không lành mạnh nhiều hiện tƣợng cờ bạc, rƣợu chè bê tha, sinh hoạt văn hóa - văn nghệ (hát Karaoke) tùy tiện đến mức thái quá và nhiều biểu hiện thiếu lành mạnh khác, nhiều thói hƣ tật xấu của những ngƣời xung quanh, hoặc phim ảnh, tin tức có nội dung xấu qua Intenet đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hành vi đạo đức của các em. Đây chính là thực trạng cần quan tâm xem xét trong việc đề ra giải pháp GDĐĐ cho HS các trƣờng TH hiện nay.

2.4. Thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trƣờng tiểu học thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)