8. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên, PHHS về giáo dục đạo đức và quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Khảo sát về thực trạng công tác GDĐĐ cho học sinh các trƣờng tiểu học thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Khảo sát về thực trạng quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh các trƣờng tiểu học thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
2.1.3. Phương pháp khảo sát
Trong quá trình nghiên cứu thực trạng, tác giả đã xây dựng nội dung các phiếu khảo sát; phát phiếu khảo sát đến các đối tƣợng; trao đổi, thăm dò ý kiến của các CBQL, GV, PHHS; thống kê, xử lý kết quả khảo sát; rút ra kết luận, nhận xét.
Phƣơng pháp quan sát: Quan sát cách ứng xử của HS khi tham gia các hoạt động học tập, giao tiếp trong nhà trƣờng và ngoài xã hội.
2.1.4. Tổ chức khảo sát
-Khảo sát đối với 30 cán bộ quản lý là Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng - 120 giáo viên các trƣờng tiểu học Nhơn Thọ, Nhơn Hòa, Nhơn Tân và trƣờng tiểu học số 2 phƣờng Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
51
-83 phụ huynh học sinh của các trƣờng tiểu học Nhơn Thọ, Nhơn Hòa, Nhơn Tân và trƣờng tiểu học số 2 phƣờng Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
2.1.5. Cách thức xử lý số liệu
Sau khi thu phiếu thăm dò ý kiến, sử dụng phần mềm Microsoft Office Excell, tính điểm trung bình (ĐTB) cho tất cả các mức độ khảo sát trong đề tài nghiên cứu.
Các nội dung khảo sát bằng phiếu hỏi đƣợc đánh giá theo 4 mức độ thực hiện đƣợc quy ƣớc nhƣ sau:
- Tốt/rất thƣờng xuyên/rất quan trọng/rất cấp thiết: 4 điểm - Khá/thƣờng xuyên/quan trọng/cấp thiết: 3 điểm
- Trung bình/thỉnh thoảng/ít quan trọng/không thƣờng xuyên/ít cấp thiết: 2 điểm
- Kém/không thực hiện/chƣa đạt yêu cầu/không quan trọng/không cấp thiết: 1 điểm
Kết quả khảo sát đƣợc xử lý bằng phép toán với điểm trung bình cộng ( ) đƣợc thực hiện theo công thức: 4
1 1 i i i X x n N
Với : là điểm đƣợc cho ứng với từng nội dung, {1,2,3,4 } là số ngƣời cho điểm nội dung tƣơng ứng.
N là tổng số ngƣời cho điểm từng nội dung.
Cách quy ƣớc thang ĐTB ứng với từng mức độ khảo sát của phiếu điều tra nhƣ sau:
Mức độ thực hiện
ĐTB từ 3,26 4,00 = Rất quan trọng/Tốt/Rất thƣờng xuyên/Rất cấp thiết.
ĐTB từ 2,51 3,25 = Quan trọng/Khá/Thƣờng xuyên/Cấp thiết. ĐTB từ 1.76 2,50 = Ít quan trọng/Trung bình/Không thƣờng
X
i
x xi
i
52 xuyên/Ít cấp thiết.
ĐTB từ 1.00 1.75 = Không quan trọng/Yếu/Không thực hiện/Không cấp thiết.
Hiệu quả thực hiện
ĐTB từ 3,26 4,00 = Rất cần thiết/Rất khả thi ĐTB từ 2.51 3.25 = Cần thiết/Khả thi
ĐTB từ 1.76 2.50 = Ít cần thiết/Ít khả thi
ĐTB từ 1.00 1.75 = Không cần thiết/Không khả thi.
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Thị xã An Nhơn thuộc vùng đồng bằng của tỉnh Bình Định có xu hƣớng nghiêng từ tây sang đông với độ dốc không đáng kể, độ cao trung bình là 20m so với mực nƣớc biển. Mạng lƣới thuỷ văn tự nhiên phân bố khá đều với mật độ cao. Hệ thống hạ lƣu sông Kôn chia thành hai nhánh Nam phái và Bắc phái, tiếp với sông An Tƣợng chia thành năm nhánh phân bố đều trên địa bàn thị xã, cùng với Hồ Núi Một và mạng lƣới kênh mƣơng nhân tạo đã tạo nên cảnh quan đa dạng, thuận lợi cho quy hoạch đầu tƣ xây dựng và phát triển toàn diện đô thị.
Sau năm 1975, tỉnh Nghĩa Bình đƣợc thành lập, quận An Nhơn đƣợc đổi thành huyện An Nhơn với 13 xã. Ngày 24/3/1979, Chính phủ ban hành Quyết định số 127-CP thành lập thị trấn Bình Định trên cơ sở tách một phần diện tích xã Nhơn Hƣng. Ngày 19/02/1986, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) có quyết định số 15-HĐBT thành lập xã Nhơn Tân trên cơ sở sáp nhập một phần diện tích của xã Nhơn Thọ và một phần diện tích của xã Nhơn Lộc. Ngày 26/12/1997, Chính phủ ra Nghị định số 118/1997/NĐ-CP thành lập thị trấn Đập Đá trên cơ sở xã Đập Đá.
53
Ngày 28 tháng 11 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 101/NQ-CP thành lập thị xã An Nhơn và thành lập 5 phƣờng thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. An Nhơn là một thị xã đồng bằng, phát triển theo hƣớng công nghiệp và đô thị hóa. Thị xã nằm dọc theo trục đƣờng quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 17 km về hƣớng tây bắc. Có các tuyến đƣờng chính là quốc lộ 1A, quốc lộ 19, Quốc lộ 19B và đƣờng sắt Bắc Nam, cách sân bay Phù Cát 8 km.
Thị xã An Nhơn có 24.264,36 ha diện tích tự nhiên, 178.817 nhân khẩu với 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phƣờng: Bình Định, Đập Đá, Nhơn Hòa, Nhơn Hƣng, Nhơn Thành và 10 xã: Nhơn An, Nhơn Phong, Nhơn Hạnh, Nhơn Hậu, Nhơn Mỹ, Nhơn Khánh, Nhơn Phúc, Nhơn Lộc, Nhơn Tân, Nhơn Thọ. Là đô thị vệ tinh của thành phố Quy Nhơn và là trung tâm giao lƣu kinh tế - văn hóa xã hội trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên theo định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định.
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Thị xã An Nhơn nằm ở khu vực đồng bằng, là một trong những vùng có tốc độ phát triển kinh tế cao của tỉnh Bình Định. Đất An Nhơn đƣợc mệnh danh là đất “trăm nghề” với sự phát triển của các làng nghề đã có từ hàng trăm năm và kết tinh thành những thƣơng hiệu nổi tiếng nhƣ: Rƣợu Bàu Đá; Bánh tráng Trƣờng Cửu - Nhơn Lộc; Tiện gỗ mỹ nghệ nhạn Tháp, Gốm Vân Sơn - Nhơn Hậu; nghề Rèn tây Phƣơng Danh, Đúc đồng Bằng Châu - Đập Đá; Nón lá Gò Găng - Nhơn Thành...
Những năm qua, kinh tế của thị xã phát triển ổn định và có mức tăng trƣởng khá. Các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã đƣợc hình thành và đi vào hoạt động ổn định. Cơ sở hạ tầng của thị xã đƣợc đầu tƣ xây dựng, nâng cấp với tốc độ nhanh, bộ mặt đô thị đƣợc cải thiện rõ rệt, nhiều công trình có ý nghĩa xã hội sâu sắc đƣợc triển khai xây dựng, nâng cấp, sửa chữa
54
đi vào hoạt động. Văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Thị xã đã hoàn thành chƣơng trình phổ cập trung học và nghề. Đội ngũ giáo viên luôn đƣợc chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa và cải cách giáo dục. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện. An ninh chính trị đƣợc giữ vững và ổn định, trật tự an toàn xã hội có nhiều tiến bộ. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các đoàn thể thƣờng xuyên đƣợc quan tâm, đáp ứng ngày càng cao hơn sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Nhƣ vậy, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thị xã về cơ bản là ổn định, song do đang trong quá trình chuyển dịch, hoàn thiện cơ cấu kinh tế xã hội nên đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của các tầng lớp nhân dân. Dân cƣ nhiều biến động, số ngƣời lao động từ ngoại thị vào cƣ trú trong thị xã ngày càng đông, cơ cấu lao động phức tạp, tỷ lệ thất nghiệp còn cao, nghề nghiệp, thu nhập của ngƣời lao động chƣa ổn định, chiều hƣớng phát triển trong nhiều lĩnh vực còn mang tính tự phát. Đời sống văn hóa của nhân dân tuy phong phú và có bƣớc phát triển mới nhƣng chƣa vững chắc, những yếu tố tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trƣờng tác động đến đời sống văn hóa của nhân dân, đặc biệt là với tầng lớp thanh thiếu niên làm lệch lạc về đạo đức, lối sống. Chính vì vậy, Thị ủy, HĐND và UBND Thị xã An Nhơn đang từng bƣớc cải thiện và phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân.
2.2.3. Tình hình phát triển giáo dục
Cùng với sự phát triển KT-XH của thị xã, ngành GD&ĐT An Nhơn đã có những bƣớc phát triển toàn diện.Quy mô, mạng lƣới trƣờng, lớp và CSVC phát triển nhanh theo hƣớng kiên cố hóa, chuẩn hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu học tập của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân.
55
thuộc: 17 trƣờng Mẫu giáo, Mầm non, 19 trƣờng Tiểu học, 15 trƣờng THCS; có 34 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tƣ thục. Trong đó:
- Bậc Mầm non: Tổng số trẻ ra lớp: Số lƣợng trẻ mẫu giáo: 5.252/7.308 cháu, đạt tỉ lệ 71,9%; có 06/17 trƣờng đƣợc công nhận trƣờng đạt chuẩn quốc gia và công nhận các mức độ về kiểm định chất lƣợng giáo dục.
- Bậc Tiểu học: Tổng học sinh đầu năm học 2020-2021 là 13.492 (giảm 160 HS so với cùng kỳ đầu năm học 2019-2020). Tổng số lớp tiểu học: 456. Tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2020-2021 là 2.636/2.636 tổng số trẻ trong độ tuổi, đạt tỷ lệ 100%.
- Bậc THCS: Tổng số HS bậc THCS đầu năm học 2020-2021 là 11.390 HS. Tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2020-2021 là 2.913/2.915 tổng số trẻ trong độ tuổi, tỷ lệ: 99,93% (tăng 0,13% so với năm học 2019-2020). Tổng số lớp: 311 (tăng 02 lớp với năm học trƣớc) . Kết quả tốt nghiệp THCS: 2.685/2.686 học sinh, đạt tỷ lệ: 99,96% (tăng 0,16 % so với năm học 2018-2019).
Các trƣờng Tiểu học trong thị xã đẩy mạnh việc dạy các môn Ngoại ngữ và Tin học, chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy đảm bảo theo hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (19/19 trƣờng tổ chức dạy Ngoại ngữ, 456 lớp với 13.492/13.492 học sinh, đạt tỉ lệ 100 %. Trong đó: lớp 3, 4, 5 là 270 lớp với số học sinh là 8.004 học sinh (chƣơng trình bắt buộc); lớp 1 là 90 lớp với số học sinh là 2.725 học sinh (môn tự chọn); lớp 2 là 96 lớp với số học sinh là 2.763 học sinh (làm quen). Có 19/19 trƣờng tổ chức dạy Tin học; số lớp là 239 lớp (lớp 3, 4, 5) với số học sinh là 6.907 học sinh.
Trong những năm qua, UBND thị xã An Nhơn đã quan tâm đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục của thị xã. 100% các trƣờng TH đã đƣợc kiên cố hóa, không có phòng học tạm bợ, trang bị tối thiểu thiết bị dạy học, chú trọng các thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay và chƣơng trình thay sách giáo khoa
56 mới ở lớp 1.
2.3. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trƣờng tiểu học thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định học thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
2.3.1. Thực trạng nhận thức về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh
2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
Đối với việc nhận thức về trách nhiệm GDĐĐ cho học sinh có kết quả khảo sát nhƣ Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Nhận thức của CB, GV về trách nhiệm GDĐĐ cho HS
STT MỨC ĐỘ Số lƣợng Tỷ lệ%
1 Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trƣờng 147 98% 2 Chủ yếu là của GVCN và GV Tổng phụ trách
Đội 3 2%
3 Giáo viên bộ môn tham gia khi cần thiết 0 0 4 Không phải trách nhiệm của cán bộ, giáo viên,
nhân viên trong nhà trƣờng 0 0
Thông qua khảo sát, kết quả về nhận thức của CBQL và GV về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cho thấy CBQL và GV có nhận thức đúng đắn và rất tích cực về công tác GDĐĐ cho HS, với 94,7 % trả lời công tác này là rất cần thiết và 5,3% là cần thiết.
Số liệu Bảng 2.1 cho thấy có 98% số CB-GV đƣợc khảo sát cho rằng công tác GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của tất cả CB-GV-NV trong nhà trƣờng. Trao đổi, phỏng vấn và tìm hiểu thêm, tác giả nhận thấy rằng quá trình theo dõi, quản lý, đánh giá kết quả công tác của CB-GV-NV, hầu hết các nhà trƣờng cũng đã có sự quan tâm đến đánh giá các biện pháp mà CB-GV- NV đã áp dụng để phát huy vai trò, uy tín, sự sáng tạo và trách nhiệm của cá
57
nhân trong việc GDĐĐ cho HS. Nhiều CBQL, GV có những quan tâm, trăn trở về sự tác động từ cuộc sống xã hội đối với đạo đức của HS. Từ kết quả trên, có thể khẳng định ở địa bàn nghiên cứu, CB-GV-NV các trƣờng TH đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho học sinh TH trong tình hình hiện nay. Đây chính là yếu tố nền tảng để thực hiện tốt công tác GDĐĐ cho HS.
2.3.1.2. Nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục đạo đức cho HS
Để tìm hiểu về nhận thức của phụ huynh HS tác giả đã tiến hành khảo sát và có kết quả nhƣ Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát mức độ quan tâm của phụ huynh học sinh đến vấn đề GDĐĐ cho học sinh ở trƣờng tiểu học hiện nay
MỨC ĐỘ Số lƣợng Tỷ lệ %
Rất quan tâm 68 81,9
Quan tâm 14 16,8
Ít quan tâm 0
Không quan tâm 1 2,3%
Qua kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết phụ huynh học sinh đều quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trƣờng hiện nay 81,9% ở mức rất quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn số ít phụ huynh do công việc bận rộn, ít thời gian để quan tâm con cái nên vẫn ít chú ý đến việc giáo dục đạo đức ở nhà (2,3%), vẫn tồn tại không ít cha mẹ học sinh có những quan điểm phó thác việc giáo dục đạo đức HS cho nhà trƣờng.
Kết quả khảo sát đã cho thấy, tỷ lệ phụ huynh thƣờng xuyên kiểm tra việc học của trẻ chiếm 89,1%, điều này cho thấy phần lớn phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con. Tuy nhiên, vẫn còn một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con chiếm 10,9% thỉnh thoảng kiểm tra. Học sinh bậc tiểu học mực độ nhận thức còn thấp nên rất cần sự quan tâm, kiểm tra, giám sát từ phía phụ huynh để học sinh có ý thức trong học tập và hình thành
58 đạo đức tốt.
Khi đƣợc hỏi về sự quan tâm đến việc GDĐĐ cho con mình thì vấn đề đƣợc quan tâm cao nhất của phụ huynh học sinh đối với con em của họ là “Thƣờng xuyên trao đổi với con về chuẩn đạo đức và các vấn đề khác” chiếm tỷ lệ 83,1%, “Cha mẹ là tấm gƣơng tốt cho con” chiếm tỷ lệ 75,9%. Điều đó cho thấy phần lớn phụ huynh luôn ý thức về việc giáo dục đạo đức cho con, làm gƣơng cho con. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều phụ huynh còn không có kế hoạch giáo dục con (40% kết quả khảo sát). Điều đó có thể hiểu vì cuộc sống hiện đại đã chi phối thời gian và sự tập trung của phụ huynh. Nhiều phụ huynh vì mải lo công việc làm ăn, hay bị cuốn theo những thói quen sinh hoạt ở nơi cƣ trú nhƣ tụ họp, rƣợu chè, ca hát, mất nhiều thời gian. Lối sinh hoạt ấy, dần triệt tiêu kế hoạch kiểm tra việc tự học ở nhà của con em, dẫn đến “ thả nổi” việc học của con, sau đó là không thể sâu sát việc GDĐĐ cho con.
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát sự quan tâm đến công tác GDĐĐ cho HS tiểu học