Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 124 - 126)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Biện pháp quản lý là những hoạt động nhằm tác động có hiệu quả đến khách thể để thực hiện các nhiệm vụ quản lý, đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra. Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động, không có biện pháp nào là vạn năng mà thƣờng phải vận dụng kết hợp nhiều biện pháp. Tùy theo công việc, con ngƣời, hoàn cảnh, điều kiện, thời gian cụ thể mà lựa chọn các biện pháp thích hợp. Mỗi biện pháp có những ƣu điểm và những hạn chế nhất

110

định. Mỗi biện pháp mặc dù có tính độc lập riêng nhƣng thống nhất với nhau trong một hệ thống, vì vậy, để đảm bảo hiệu quả hoạt động phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh, ngƣời Hiệu trƣởng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp.

Trong các biện pháp trên, biện pháp 1: “Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng về công tác GDĐĐ cho HS” có ý nghĩa quyết định. Vì trên cơ sở có nhận thức đúng đắn về công tác GDĐĐ mới có hành động đúng, mới thực hiện tốt các biện pháp còn lại. Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này là tiền đề để các lực lƣợng GD mới tập trung đầu tƣ sâu, phát triển các biện pháp khác. Mọi sự tìm tòi, nỗ lực, sáng tạo trong công tác GDĐĐ chỉ có thể phát huy tác dụng khi có nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Có thể nói đây là biện pháp có ý nghĩa nền tảng, tiên quyết.

Biện pháp 2 “Xây dựng chƣơng trình công tác giáo dục đạo đức trên cơ sở phù hợp với đặc điểm học sinh và đặc điểm, điều kiện địa phƣơng” và biện pháp 5“Chỉ đạo đa dạng hóa các phƣơng pháp giáo dục và các loại hình chuyên đề ngoại khóa để nâng cao chất lƣợng GDĐĐ cho HS”. Đây chính là giải pháp giúp cho học sinh chủ động tham gia các phong trào mà các nhà trƣờng tổ chức nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho học sinh. Bằng cách tích hợp và lồng ghép các hoạt động dạy học chính khóa và ngoại khóa, các CBQL và giáo viên đã giáo dục đạo đức cho học sinh các trƣờng TH một cách tốt hơn.

Biện pháp 3 “Tổ chức bồi dƣỡng giáo viên về nghiệp vụ giáo dục đạo đức cho HS” và biện pháp 4 “Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng giáo dục trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh” là các biện pháp tác động trực tiếp giúp GV có năng lực giao tiếp, nghiệp vụ sƣ phạm vững vàng xử lý đƣợc những khó khăn gặp phải trong quá trình GDĐĐ cho HS

111

Biện pháp 6: “Đổi mới công tác thi đua khen thƣởng đối với công tác GDĐĐ cho HS theo hƣớng thực chất, dựa vào kết quả rèn luyện của HS”. Biện pháp này có ý nghĩa vô cùng thiết yếu bởi đây là khâu then chốt cuối cùng trong chu trình quản lý, giúp cho nhà quản lý kiểm tra đƣợc kết quả của quá trình quản lý GDĐĐ cho học sinh và đồng thời đánh giá chất lƣợng giáo dục nói chung và chất lƣợng giáo dục đạo đức của học sinh nói riêng của các trƣờng TH trên địa bàn thị xã An Nhơn , tỉnh Bình Định. Khuyến khích các GV có thêm động lực và hoàn thành tốt hơn công tác GDĐĐ cho HS. Đồng thời khen thƣởng những HS có đạo đức tốt là tấm gƣơng sáng cho các HS khác noi gƣơng.

Biện pháp 7 “Tăng cƣờng cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh” là điều kiện cần thiết và có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả quản lý công tác GDĐĐ, tạo điều kiện để thực hiện tốt các biện pháp còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)