8. Cấu trúc của luận văn
2.4.4. Thực trạng quản lý các điềukiện tổ chức công tác giáo dục
học sinh
Để tìm hiểu thực trạng quản lý các điều kiện tổ chức công tác giáo dục đạo đức, tác giả tiến hành khảo sát và thu đƣợc kết quả nhƣ Bảng 2.14.
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý quản lý các điều kiện
tổ chức công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
ST T Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Tốt Khá Trung Bình Chƣa sử dụng SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %
1 Trang bị cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học 46 30,7 89 59,3 15 10 0 0 3,21
2
Chỉ đạo khai thác và sử dụng hiệu quả CSVC và TBDH môn đạo đức.
43 28,7 91 60,7 16 10,7 0 0 3,18
3 Tổ chức hội thi làm ĐDDH môn
đạo đức cấp trƣờng. 26 17,3 75 50 47 31,3 2 1,3 2,83
4 Chỉ đạo việc bảo quản tốt CSVC
và TBDH. 56 37,3 81 54 13 8,7 0 0 3,29
5
Tổ chức các tiết hội giảng môn đạo đức với mục tiêu sử dụng hiệu quả TBDH trong tiết dạy.
22 14,7 99 66 28 18,7 1 0,7 2,95
6
Thƣờng xuyên bồi dƣỡng năng lực sử dụng các TBDH môn đạo đức cho GV.
49 32,7 84 56 15 10 2 1,3 3,2
7
Khen thƣởng, động viên giáo viên sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phƣơng tiện kỹ thuật
52 34,7 81 54 16 10,7 1 0,7 3,23
8 Điểm trung bình chung 3,13
Mức độ thực hiện thu đƣợc ở Bảng 2.17 cho thấy điểm trung bình từ 2,83 đến 3,29 đạt mức độ khá, trong đó nội dung đƣợc thực hiện tốt nhất là “Chỉ đạo việc bảo quản tốt CSVC và TBDH” và nội dung có kết quả thấp nhất là “Tổ chức hội thi làm ĐDDH môn đạo đức cấp trƣờng”.
78
Nhƣ vậy, thông qua kết quả khảo sát thực trạng quản lý điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác GDĐĐ cho HS, ở mức độ thực hiện đạt kết quả khá (điểm trung bình chung là 3,13) ở các nội dung. Trong khi đó, phƣơng tiện và cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng, nếu điều kiện cơ sở vật chất tốt thì chất lƣợng hiệu quả của hoạt động GDĐĐ đƣợc nâng lên. Do đó, chủ thể quản lý cần có biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất lƣợng phƣơng tiện và đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ hiệu quả hơn hoạt động GDĐĐ cho HS tiểu học.
2.4.5. Thực trạng quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Việc phối hợp giữa các lực lƣợng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế còn nhiều hạn chế trong việc phối hợp giữa các tổ chức xã hội trong công tác GDĐĐ cho học sinh. Kết quả khảo sát thể hiện qua Bảng 2.15.
Kết quả khảo sát cho thấy công tác tổ chức chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng TH đã có những nội dung phối hợp tốt. Phần đánh giá mức độ thực hiện thu đƣợc điểm trung bình từ 3,31 đến 3,48 đạt mức độ thƣờng xuyên, trong đó nội dung đƣợc thực hiện tốt nhất là “Chỉ đạo GVCN lớp thƣờng xuyên liên lạc, nắm bắt thông tin, phối hợp với gia đình để GDĐĐ cho học sinh” có điểm trung bình là 3,48 xếp vị trí cao nhất.
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong GDĐĐ cho học sinh
STT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa sử dụng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1
Có nội dung phối hợp các lực lƣợng một cách rõ ràng, cụ thể
56 37,3 85 56,7 9 6 0 0 3,31
79 STT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa sử dụng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% chặt chẽ; có sự phân công hợp lý 3 Chỉ đạo GVCN lớp thƣờng xuyên liên lạc, nắm bắt thông tin, phối hợp với gia đình để GDĐĐ cho học sinh
72 48 78 52 0 0 0 0 3,48
4
Phối hợp tốt, huy động hết sự tham gia của tập thể CBQL, GV và tập thể học sinh 61 40,7 86 57,3 3 2 0 0 3,39 5 Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trƣờng – Gia đình – Xã hội 65 43,3 84 56 1 0,7 0 0 3,43
6 Điểm trung bình chung 3,4
Tuy nhiên, vẫn còn có những ý kiến cho rằng nội dung phối hợp các lực lƣợng vẫn chƣa đƣợc cụ thể, rõ ràng (6%) ý kiến ở mức độ thỉnh thoảng. Do đó, các nhà quản lý cần phải có kế hoạch rõ ràng, phân công nhiệm vụ và nêu rõ các nội dung cần phối hợp một cách chi tiết hơn.
Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy Hiệu trƣởng các trƣờng đã có chỉ đạo GVCN lớp thực hiện tốt việc điều tra, tìm hiểu về học sinh, nắm bắt thông tin, phối hợp với gia đình để giáo dục học sinh. Các lực lƣợng giáo dục cho học sinh trong nhà trƣờng có sự phối hợp để GDĐĐ đạt hiệu quả tốt nhất và phối kết hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc đƣa ra giải pháp GDĐĐ cho học sinh. Nhà trƣờng thực hiện tốt công tác tham mƣu với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng để phối kết hợp GDĐĐ cho học sinh.
80
2.4.6. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả công tác GDĐĐ cho học sinh cho học sinh
Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh là tác động của Hiệu trƣởng đến hoạt động kiểm tra, đánh giá học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho học sinh. Kết quả công tác này đƣuọc thể hiện qua Bảng 2.16.
Các tiêu chí khảo sát đều cho kết quả điểm trung bình từ 3,17 đến 3,39. Trong đó nội dung có kết quả tốt nhất là “Tổ chức đánh giá theo tuần thông qua các giờ sinh hoạt lớp” và tiêu chí có kết quả thấp nhất là “Tổ chức thu nhận ý kiến đánh giá về hành vi đạo đức của học sinh trong sinh hoạt ở gia đình và nhà trƣờng”.
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá công tác GDDĐ cho HS các trƣờng tiểu học
STT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa sử dụng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
1 Có nội dung tiêu chí rõ
ràng để đánh giá 41 27,3 109 72,7 0 0 0 0 3,27
2
Phối hợp tự đánh giá của học sinh, của cán bộ lớp, tập thể lớp và đánh giá của giáo viên chủ nhiệm
54 36 93 62 3 2 0 0 3,34
3
Tổ chức đánh giá theo tuần thông qua các giờ sinh hoạt lớp
62 41,3 85 56,7 3 2 0 0 3,39
4
Phân công cán bộ Đoàn, Đội theo dõi tổng hợp kết quả tu dƣỡng, rèn luyện GDĐĐ
49 32,7 93 62 8 5,3 0 0 3,27
5
Xây dựng nội quy của nhà trƣờng, thực hiện quy định về đánh giá, xếp loại đạo
81 STT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa sử dụng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% đức cho học sinh 6
Xây dựng kế hoạch kiểm tra kiến thức của học sinh về đạo đức 50 33,3 93 62 7 4,7 0 0 3,29 7 Chỉ đạo và tổ chức cho GVCN đƣa ra các ý kiến nhận xét và đánh giá hành vi đạo đức của học sinh
51 34 85 56,7 14 9,3 0 0 3,25
8
Tổ chức thu nhận ý kiến đánh giá về hành vi đạo đức của học sinh trong sinh hoạt ở gia đình và nhà trƣờng
44 29,3 88 58,7 18 12 0 0 3,17
9 Điểm trung bình chung 3,29
Đa số CBQL và GV ở các trƣờng đều xác nhận Hiệu trƣởng có thực hiện các biện pháp kiểm tra đánh giá công tác GDĐĐ cho HS. Các tiêu chí đánh giá đã có nội dung rõ ràng cụ thể, có sự phối hợp giữa tự đánh giá của HS, của cán bộ lớp, tập thể lớp và đánh giá của GVCN. Việc đánh giá đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và thƣờng đƣợc tổ chức vào giờ sinh hoạt lớp. Bên cạnh đó, các trƣờng đã có sự phân công theo dõi của GV phụ trách Đội.
Mặt khác, việc chi đạo và tổ chức cho GVCN đƣa ra các ý kiến nhận xét và đánh giá hành vi đạo đức của học sinh và tổ chức thu nhận ý kiến đánh giá về hành vi đạo đức của học sinh trong sinh hoạt ở gia đình và nhà trƣờng có 9,3% và 12% ý kiến đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng thực hiện. Vấn đề này cần xem xét bỡi GV là ngƣời trực tiếp giảng dạy học sinh sẽ nắm bắt đƣợc vấn đề đạo đức của học sinh và để đánh giá toàn diện học sinh cần đánh giá hành vi đạo đức của học sinh cả ở trƣờng, ở gia đình và ở xã hội.
82
Nhƣ vậy, từ những số liệu phân tích ở trên cho thấy các trƣờng TH thị xã An Nhơn đã thƣờng xuyên đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức cho học sinh nhƣng chƣa thực sự chƣa đi sâu, đi sát vào thực tế và hoàn cảnh cụ thể. Trong quá trình điều tra và khảo sát với những phƣơng pháp nhƣ phỏng vấn và trò chuyện với một số cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm lớp để tìm hiểu về việc đánh giá, xếp loại rèn luyện đạo đức có tới 83% đều cho rằng đó là công việc của tập thể lớp và của giáo viên chủ nhiệm lớp không nhất thiết cần phải có sự tham gia của các lực lƣợng khác trong nhà trƣờng. Từ thực tế này, các nhà quản lý giáo dục và tập thể sƣ phạm cần quan tâm sát đến việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức cho học sinh nhiều hơn và phải phối hợp với các lực lƣợng khác để có cái nhìn cụ thể về đánh giá đạo đức của HS
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn đạo đức ở các trƣờng tiểu học là rất quan trọng, rất cần thiết. Biết chính xác kết quả kiểm tra, giúp nhà quản lý có những giải pháp phù hợp, đối với GVBM có thể điều chỉnh PPDH phù hợp với từng đối tƣợng HS. Yêu cầu đặt ra đối với việc kiểm tra đánh giá kết quả công tác GDĐĐ cho HS không những phải biết đƣợc HS vận dụng kiến thức đã học ở mức độ nào mà còn phải đánh giá về năng lực, phẩm chất của các em trong quá trình học tập cũng nhƣ hành vi ứng xử của các em ở gia đình, nhà trƣờng và cộng đồng.
2.5. Đánh giá chung
2.5.1. Ưu điểm, hạn chế
2.5.1.1. Ưu điểm
Trong những năm gần đây, các trƣờng tiểu học thị xã An Nhơn đã thực hiện khá tốt công tác GDĐĐ cho học sinh. Hiệu trƣởng các trƣờng đã quan tâm, quản lý và chỉ đạo sâu sát công tác GDĐĐ cho học sinh. Các trƣờng đã chú trọng kiện toàn bộ máy quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh, xây dựng và tổ chức thực hiện khá tốt kế hoạch GDĐĐ cho học sinh theo từng thời
83 điểm cụ thể.
Đội ngũ GVCN đã đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên chuyên môn, nghiệp vụ, đa số có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác. Hầu hết CBQL, giáo viên đều nhận thức đúng về tầm quan trọng của GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh.
2.5.1.2. Hạn chế
Qua kết quả khảo sát và trao đổi với CBQL và giáo viên, tác giả nhận thấy công tác giáo dục đạo đức học sinh tiểu học còn có những hạn chế sau:
- Nhận thức giáo dục đạo đức cho học sinh còn chƣa đúng đắn, coi đó là trách nhiệm của nhà trƣờng, thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình và xã hội.
- Các trƣờng chƣa xây dựng đƣợc cơ chế phối hợp đồng bộ giữa nhà trƣờng – gia đình – các tổ chức chính quyền, đoàn thể nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh chƣa toàn diện, chủ yếu do nhà trƣờng thực hiện, gia đình ít quan tâm, giao phó cho nhà trƣờng thực hiện, sự phối hợp, hỗ trợ từ chính quyền, công an, tổ chức xã hội rất thấp.
- Việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh còn thiếu chủ động, thiếu những biện pháp cụ thể. Ngoài ra, hình thức GDĐĐ cho học sinh còn đơn điệu, chƣa phong phú nên thiếu tính thiết thực, không lôi cuốn học sinh tham gia; phƣơng pháp giáo dục chƣa phù hợp với từng đối tƣợng học sinh nên chƣa đạt hiệu quả giáo dục cao. Các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế ít đƣợc thực hiện.
- Việc đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh chủ yếu dựa trên đánh giá của lớp và giáo viên chủ nhiệm. Trong khi đạo đức của một học sinh không chỉ thể hiện trên lớp, trong những buổi học với giáo viên chủ nhiệm mà còn thể hiện với các môn học khác, với các giáo viên khác, với bạn bè, với gia đình và xã hội.
84
- Công tác thi đua, khen thƣởng trong giáo dục đạo đức chƣa phát huy đƣợc vai trò của mình. Các trƣờng và gia đình thƣờng chú trọng đến kết quả học tập hơn là kết quả đạo đức của học sinh. Việc kỷ luật những học sinh vi phạm đôi lúc còn nhẹ nhàng nên ý thức đạo đức của học sinh sẽ không cao bỡi không bị xử lý.
- Quản lý CSVC và các phƣơng tiện dạy học phục vụ cho GDĐĐ còn hạn chế, CBQL chƣa đẩy mạnh tổ chức các hội thi sáng tạo, làm đồ dùng dạy học, việc duy tu, sửa chữa phƣơng tiện, TBDH chƣa kịp thời.
2.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế
2.5.2.1. Nguyên nhân chủ quan
Việc nhận thức của một số CBQL, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chƣa đầy đủ về tầm quan trọng và trách nhiệm của bản thân trong quản lý công tác GDĐĐ.
Phụ huynh học sinh và các cơ quan chính quyền, tổ chức xã hội ít quan tâm đến việc giáo dục đạo đức con em, cho rằng việc đó là do nhà trƣờng thực hiện nên thiếu sự phối hợp, hỗ trợ cũng nhƣ giáo dục đạo đức cho học sinh.
Kế hoạch quản lý công tác GDĐĐ của Hiệu trƣởng một số trƣờng chƣa đƣợc xây dựng tốt, còn chung chung, mang tính hình thức, chƣa có biện pháp cụ thể cho từng thời điểm, chƣa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng và địa phƣơng. Các mục tiêu về công tác GDĐĐ trong kế hoạch năm học chƣa đầy đủ chỉ tập trung vào việc xây dựng các chỉ tiêu; không có kế hoạch cụ thể về công tác GDĐĐ cho từng học kì, từng tháng, từng tuần.
Việc tổ chức quản lý công tác GDĐĐ của Hiệu trƣởng ở một số trƣờng chƣa đƣợc chặt chẽ, chƣa có chiều sâu. Thực hiện các nội dung quản lý công tác GDĐĐ chƣa toàn diện; một số biện pháp tác động vào đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh chƣa có hiệu quả cao; các biện pháp phối hợp với cha mẹ học sinh cùng tham gia công tác GDĐĐ chƣa đƣợc thƣờng xuyên và chƣa tập
85
trung; việc tổ chức các hoạt động về công tác GDĐĐ chƣa phong phú, thiếu linh hoạt, hay lặp lại nội dung và hình thức tổ chức của những năm trƣớc nên chƣa hấp dẫn và tăng tính hiệu quả cao trong công tác GDĐĐ cho học sinh. Công tác kiểm tra đánh giá của Hiệu trƣởng đối với công tác ở một số trƣờng chƣa thƣờng xuyên, nội dung kiểm tra chƣa trọng tâm, một số hoạt động có tổ chức nhƣng thiếu kiểm tra, đánh giá, và đúc rút kinh nghiệm. Việc đầu tƣ cơ sở vật chất, tài chính để phục vụ cho hoạt động GDĐĐ chƣa đƣợc chú trọng.
2.5.2.2. Nguyên nhân khách quan
Do ảnh hƣởng của những quan niệm sống và lối sống thực dụng, thƣờng xuyên đã tác động đến việc rèn luyện đạo đức của học sinh, tiêm nhiễm vào nhận thức còn non nớt của các em. Các em dễ bắt chƣớt theo các phim hoạt hình siêu nhân với hình ảnh bạo lực, đánh nhau, lâu dần thành thói quen lúc nào không hay. Bên cạnh đó, mạng internet với các trò chơi đậm chất giang hồ, lời nói của nhân vật có ảnh hƣởng đến ngôn từ của các em. Đây là nguyên nhân không nhỏ, ảnh hƣởng đến nhân cách của các em.
Nhiều bậc cha mẹ thiếu kiến thức GDĐĐ cho con, chƣa hiểu đúng đặc