8. Cấu trúc của luận văn
1.3.4. Nội dung giáo dục đạođức cho học sinh tiểu học
Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trọng của quá trình sƣ phạm, đặc biệt là ở tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Có thể nói, nhân cách của học sinh tiểu học thể hiện trƣớc hết qua hành vi đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cƣ xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hàng ngày. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Sự phát triển nhân cách bắt nguồn từ môi trƣờng này. Các nề nếp, thói quen, các cử chỉ hành vi đều đƣợc xây dựng từ đây.
Chƣơng trình môn Đạo đức gồm một số chuẩn mực hành vi đạo đức và chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học trong các mối quan hệ của các em với bản thân, với ngƣời khác, với công việc, với cộng đồng, đất nƣớc, nhân loại và với môi trƣờng tự nhiên.
Các chuẩn mực hành vi trong chƣơng trình thể hiện sự thống nhất giữa tính dân tộc và tính nhân loại, giữa tính truyền thống và tính hiện đại, có tác dụng giáo dục cho học sinh ý thức tự trọng, tự tin; có ý chí vƣơn lên; yêu thƣơng, tôn trọng con ngƣời; yêu quê hƣơng, đất nƣớc; giữ gìn bản sắc dân tộc; tôn trọng các dân tộc khác trong chung sống hoà bình và cùng phát triển.
25
Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học bao gồm các nội dung:
- Giáo dục ý thức đạo đức: cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về một số hành vi chuẩn mực đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học trong các mối quan hệ giữa các em với những ngƣời thân trong gia đình, với bạn bè và công việc của lớp, của nhà trƣờng, với Bác Hồ và những ngƣời có công với đất nƣớc, với dân tộc…
- Giáo dục về kỹ năng, hành vi đạo đức: Học sinh từng bƣớc hình thành bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học, kỹ năng lựa chọn và thực hiện hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tính huống đơn giản, cụ thể trong cuộc sống.
- Giáo dục về thái độ: Học sinh bƣớc đầu hình thành thái độ trách nhiệm đối với lời nói, việc làm của bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, yêu ông bà, cha mẹ, anh chị em và bạn bè, biết ơn Bác Hồ và các thƣơng binh liệt sĩ…
Chƣơng trình có cấu trúc đồng tâm giữa các lớp, đồng thời đƣợc phân chia thành hai giai đoạn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh theo từng nhóm lớp: Giai đoạn thứ nhất (lớp 1, 2, và 3): chủ yếu giáo dục học sinh các chuẩn mực hành vi đối với bản thân, đối với gia đình và nhà trƣờng. Nội dung dạy học đƣợc thể hiện trên kênh hình và kênh chữ ; đơn giản, dễ hiểu. Giai đoạn thứ hai (lớp 4, 5): nội dung các chuẩn mực đƣợc mở rộng về phạm vi (quê hƣơng, đất nƣớc, nhân loại), bƣớc đầu giáo dục cho học sinh ý thức, hành vi của ngƣời công dân, các phẩm chất đạo đức đặc trƣng của ngƣời lao động mới,... phù hợp với lứa tuổi.
1.3.5. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
Phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho học sinh là cách thức tác động của các nhà giáo dục lên đối tƣợng giáo dục để hình thành cho đối tƣợng giáo dục
26
những chuẩn mực đạo đức cần thiết phù hợp với đạo đức xã hội hiện đại. Phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng tiểu học rất phong phú, đa dạng, kết hợp giữa các phƣơng pháp truyền thống và các phƣơng pháp hiện đại, đƣợc thể hiện ở các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp đàm thoại: là phƣơng pháp tổ chức trò chuyện giữa giáo viên và học sinh về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi đƣợc chuẩn bị trƣớc.
- Phƣơng pháp nêu gƣơng: Dùng những tấm gƣơng của cá nhân, tập thể để giáo dục, kích thích học sinh học tập và làm theo tấm gƣơng mẫu mực đó. Phƣơng pháp nêu gƣơng có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức và tình cảm đạo đức cho học sinh, đặc biệt giúp học sinh nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung đạo đức mới.
- Phƣơng pháp đóng vai: Là tổ chức cho học sinh nhập vai vào nhân vật trong những tình huống đạo đức gia đình để các em bộc lộ nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử.
- Phƣơng pháp trò chơi: Tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác hành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua những trò chơi cụ thể.
- Phƣơng pháp dự án: Là phƣơng pháp trong đó ngƣời học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập tích hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa giáo dục nhận thức với giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh. Thực hành nhiệm vụ này ngƣời học đƣợc rèn luyện tính tự lập cao, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch hành động đến việc thực hiện dự án với nhóm bạn bè, tự kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Phƣơng pháp GDĐĐ cho học sinh rất đa dạng. Vì vậy, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cần phải vận dụng linh hoạt phù hợp với mục đích, đối tƣợng và từng tình huống cụ thể.
27
1.3.6. Hình thức, con đường giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học rất phong phú và đa dạng, không chỉ đóng khung trong các trƣờng học với các giờ giảng trên lớp mà còn đƣa các nội dung, chủ đề giáo dục vào mọi hoạt động thực tiễn của cá nhân và tập thể học sinh tại trƣờng lớp, ngoài xã hội qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhƣ: sinh hoạt dã ngoại, lao động công ích, thể thao, văn nghệ, tham quan,…
Những tri thức đạo đức cung cấp cho HS bao gồm: Tri thức về các chuẩn mực đạo đức, tri thức về những thái độ cần có; trách nhiệm và nghĩa vụ cần thực hiện. Các tri thức đạo đức phải đƣợc cung cấp một các có hệ thống, mang tính khái quát. Về cơ bản, các tri thức đạo đức đƣợc cung cấp thông qua các giờ học đạo đức, qua các môn học khác, đặc biệt là các môn khoa học xã hội và nhân văn. Việc hiểu biết một các thấu đáo các chuẩn mực đạo đức giúp ngƣời học có nền tảng đạo đức đúng đắn, nâng cao tính tự giác của hành vi của các em.
Để biến tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức, hình thành tình cảm đạo đức thì không thể không tác động đến lĩnh vực tình cảm và ý chí của ngƣời học làm cho ngƣời học trải nghiệm những rung động từ các hành vi đạo đức thực. Điều này có thể thực hiện thông qua những minh họa sống động trong các giờ học đạo đức; văn học; nghệ thuật, qua tiếp xúc ngƣời thật, việc thật, qua sự tham dự trực tiếp của ngƣời học vào cuộc sống, vào cuộc đấu tranh xã hội vì những lý tƣởng cao đẹp.
Sự tham dự trực tiếp của ngƣời học vào các hoạt động xã hội, vào cuộc đấu tranh cách mạng vì những lý tƣởng cao đẹp, có ý nghĩa to lớn không chỉ trong việc hình thành niềm tin, mà còn những phẩm chất ý chí, những phƣơng thức hành vi tƣơng ứng. Đồng thời đây cũng là tiêu chuẩn chứng tỏ hiểu biết sâu sắc các giá trị đạo đức.
28
Song song với việc hình thành niềm tin, tình cảm, ý chí đạo đức phải hình thành ở ngƣời học sự tự đánh giá đạo đức lƣơng tâm, lòng tự trọng và danh dự. Tự đánh giá đúng đắn là điều kiện không thể thiếu cho sự tự giáo dục.
Hiện nay có nhiều con đƣờng giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng tiểu học đƣợc sử dụng, nhƣng nhìn chung có thể chia thành 3 loại sau đây:
- Giáo dục trong tập thể: Ở lứa tuổi thiếu niên các quan hệ bạn bè trong nhóm và tập thể có ảnh hƣởng to lớn đối với việc hình thành đạo đức của các em. Đây là nguồn kinh nghiệm chính về đạo đức cho các em, và chuẩn mực đạo đức của nhóm, tập thể cũng là chuẩn mực đạo đức xã hội chủ yếu đối với các em. Các mối quan hệ giữa các nhân cách trong tập thể và nhóm là điều kiện để trẻ em tiếp thu, điều chỉnh sự phát triển đạo đức cá nhân
- Giáo dục trong gia đình: Gia đình là một tập thể đặc biệt đƣợc xây dựng trên những quan hệ gắn bó khăng khít. Nề nếp sinh hoạt trong gia đình là phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho con cái đầu tiên và quan trọng nhất. Uy tín của cha mẹ, ngƣời lớn là phƣơng tiện giáo dục cơ bản. Tổ chức giáo dục đạo đức trong gia đình bao hàm sự định hƣớng trong các quan hệ, trong việc tiếp nhận các chuẩn mực đạo đức của trẻ, hình thành sự miễn dịch đối với cái xấu chứ không phải né tránh hay ngăn cấm trẻ em tiếp xúc với ảnh hƣởng xấu của ngoại cảnh.
- Tự giáo dục đạo đức: Sự hình thành và phát triển đạo đức cá nhân là một quá trình lâu dài và phức tạp, trong đó các tác động bên ngoài và các động lực bên trong thƣờng xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của mỗi loại yếu tố thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển của con ngƣời. Sự phát triển đạo đức thể hiện ở sự chi phối của những yếu tố đạo đức bên trong đối với những yếu tố bên ngoài. Nhờ giáo dục, đến một giai đoạn trƣởng thành đạo đức – tâm lý nhất định, những yếu tố bên trong dần dần lấn át những yếu tố bên ngoài trong việc điều chỉnh hành vi của trẻ, xuất hiện sự điều khiển và tự
29
điều khiển bên trong. Nhƣ vậy sự hình thành đạo đức của ngƣời học do tác động bên ngoài trƣớc hết là của nhà trƣờng, gia đình, tập thể, nhóm, dần dần chuyển thành sự tự giáo dục. Tự giáo dục đạo đức là yếu tố quyết định trực tiếp trình độ đạo đức của mỗi học sinh. Những yếu tố ngoại cảnh, tác động giáo dục từ bên ngoài chi phối hành vi đạo đức của con ngƣời đến mức nào là tùy thuộc ở chỗ nó có đƣợc sự tiếp nhận hay không. Có đƣợc coi nhƣ những yêu cầu của bản thân ngƣời học đối với chính họ hay không [29].
1.3.7. Các điều kiện phục vụ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
Đội ngũ giáo viên có năng lực dạy học tốt là yếu tố quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng dạy học môn đạo đức ở cấp tiểu học. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, có năng lực phải là những thầy, cô giáo tâm huyết, thƣơng yêu học sinh, có kinh nghiệm thực tế, có vốn kiến thức nhất định cùng với kinh nghiệm sống, khả năng giao tiếp tốt, có khả năng hợp tác, cuốn hút học sinh, hiểu tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Ngoài đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cũng là yếu tố quyết định hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Cán bộ quản lý từ Hiệu trƣởng, phó Hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn… đều phải đủ về số lƣợng, am hiểu về chuyên môn và quản lý, có tinh thần trách nhiệm cao. Nhân lực từ các lực lƣợng tham gia khác cũng phải đƣợc lựa chọn và tập huấn, bồi dƣỡng.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học – giáo dục là phƣơng tiện lao động sƣ phạm của giáo viên và học sinh. Nguồn lực tài chính dùng để sắm sửa các cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học. Nếu thiếu kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học thì các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể thực hiện đƣợc. Các trang thiết bị dạy học hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục.
30
xuyên theo dõi, có kế hoạch sắp xếp, huy động các nguồn lực tài chính để tăng cƣờng sơ sở vật chất, phƣơng tiện phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ dạy học và GDĐĐ cho học sinh.
1.3.8. Đặc điểm tâm - sinh lý học sinh tiểu học
1.3.8.1.Đặc điểm sinh lý học sinh tiểu học
* Đặc điểm về mặt thể chất
Hệ cơ và xƣơng đang trong thời kỳ phát triển mạnh, nên các em rất thích các trò chơi vận động nhƣ chạy, nhảy, nô đùa....
Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tƣ duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tƣ duy hình tƣợng, tƣ duy trừu tƣợng. Các em thƣờng tò mò về thế giới xung quanh, đặt nhiều câu hỏi và hứng thú với các trò chơi trí tuệ.
* Đặc điểm về hoạt động và môi trƣờng sống
Hoạt động chủ đạo của trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Trẻ cũng thƣờng dành nhiều sự quan tâm đối với việc học trên trƣờng.
Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu thực hiện các hoạt động tự phục vụ bản thân và gia đình nhƣ tự tắm rửa, tự giặt quần áo, quét dọn nhà cửa, nấu cơm, làm việc nhà… Ngoài ra trẻ cũng tham gia các hoạt động tập thể ở trƣờng lớp nhƣ trực nhật, trồng cây…
Hoạt động xã hội: Trẻ bắt đầu tiếp xúc và tham gia vào các phong trào, hoạt động của trƣờng, lớp và cộng đồng.
* Đặc điểm về mặt nhận thức
Khả năng chú ý: Ở đầu tiểu học, khả năng chú ý của trẻ còn hạn chế và thiếu tính bền vững, chƣa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Đến cuối tiểu học, trẻ đã bắt đầu có thể tổ chức, chủ động điều chỉnh sự chú ý của mình nhƣ học thuộc một bài thơ, thực hiện một phép toán,
31
hay nhớ công thức… Trẻ cũng ƣớc lƣợng đƣợc một khoảng thời gian cần thiết để làm một công việc nào đó.
Khả năng ghi nhớ: Ở đầu tiểu học, trẻ còn ghi nhớ một cách máy móc. Đến cuối tiểu học, trẻ đã có thể ghi nhớ thông tin dựa trên ý nghĩa, các từ khóa, các đặc điểm chung....
Khả năng tƣởng tƣợng: Ở đầu tiểu học, hình ảnh tƣởng tƣợng của trẻ còn đơn giản và dễ thay đổi. Đến cuối tiểu học, trẻ đã có thể tƣởng tƣợng sáng tạo thông qua các hoạt động làm thơ, làm văn, vẽ tranh… Trí tƣởng tƣợng của các em gắn liền với những rung động về mặt xúc cảm, tình cảm.
Khả năng ngôn ngữ: Ở đầu tiểu học, trẻ đã có ngôn ngữ nói thành thạo. Đến cuối tiểu học, trẻ đã thành thạo ngôn ngữ viết, và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Vốn từ ngữ của trẻ đƣợc tăng cƣờng qua thời gian.
* Đặc điểm về mặt tính cách
Nét tính cách của trẻ còn đang trong quá trình hình thành, chƣa có sự ổn định, trong đó trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tƣ, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng.
Khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, tuy vậy đã có sự trƣởng thành hơn so với tuổi mầm non. Trẻ có thể bắt đầu bộc lộ những năng khiếu nhƣ thơ, ca, hội họa, kỹ thuật, khoa học, ngoại ngữ,....
1.3.8.2 Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học
Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bƣớc gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chƣa đủ ý thức, chƣa đủ phẩm chất và năng lực nhƣ một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của ngƣời lớn, của gia đình, nhà trƣờng và xã hội.