Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 58 - 62)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên ở trƣờng tiểu học đều có trình độ tốt nghiệp từ cao đẳng sƣ phạm trở lên. Giáo viên đều đƣợc đào tạo kiến thức về giáo dục học, nghiệp vụ sƣ phạm, đƣợc tiếp xúc làm quen với các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng. Với yêu cầu của xã hội, trong thời kỳ đổi mới của đất nƣớc, đội ngũ giáo viên luôn tích cực trau dồi kiến thức và nghiệp vụ sƣ phạm, học tập về công nghệ thông tin, biết khai thác tài nguyên phục vụ dạy học trên Internet và sách báo, yên tâm với công việc, gắn bó với lớp, với trƣờng. Tuy nhiên, trong đội ngũ các nhà giáo không ít các thầy cô mới chỉ chú ý đến “dạy chữ” và chƣa quan tâm đến việc “dạy ngƣời”. Điều này đƣợc thể hiện trong các bài giảng còn thiếu tính thực tiễn, cứng nhắc trong việc xử lý tình huống sƣ phạm, thiếu sự quan tâm uốn nắn hành vi của học sinh, ngại trong việc tham gia các hoạt động chung của nhà trƣờng mà nhất là hoạt động giáo dục đạo đức, nếp sống cho học sinh. Vì thế, các nhà quản lý giáo dục nói chung, Ban giám hiệu nhà trƣờng nói riêng cần phải có kế hoạch, chƣơng trình và các yêu cầu trong công tác giáo dục tƣ tƣởng, trình độ nhận thức của giáo viên về nghề nghiệp, nhất là về giáo dục đạo đức cho học sinh. Việc “dạy chữ, dạy ngƣời” là những yêu cầu cần phải đƣợc thực hiện liên tục và xuyên suốt, mọi nơi, mọi lúc trong

47

tƣ tƣởng của mỗi ngƣời thầy. Chỉ khi nào đội ngũ giáo viên nhận thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc dạy học và giáo dục học sinh thì công tác giáo dục đạo đức mới đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.

Nhận thức của các lực lƣợng tham gia công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những điều kiện quan trọng chi phối công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhận thức của các lực lƣợng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đƣợc đánh giá bởi các vấn đề sau: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho học sinh. Hiểu thế nào là đạo đức? Ý nghĩa, vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay, nhất là trƣớc sự phát triển và hội nhập của đất nƣớc; Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa ban giám hiệu, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ môn. Vai trò, trách nhiệm của gia đình, của các tổ chức xã hội và mối quan hệ giữa Nhà trƣờng - Gia đình - Các tổ chức xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, trình độ nhận thức của các lực lƣợng tham gia quản lý và giáo dục đạo đức cho học sinh không đồng đều, do đó sự tham gia của các lực lƣợng trong các hoạt động giáo dục sẽ khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi hiệu trƣởng trƣờng tiểu học tổ chức các hoạt động cần có sự tuyên truyền vận động, hƣớng dẫn, động viên khuyến khích kịp thời tới các lực lƣợng tham gia giáo dục đạo đức thì công tác giáo dục đạo đức cho học sinh mới đƣợc nâng tầm và đạt hiệu quả nhƣ mục tiêu giáo dục đề ra.

Trong một tổ chức nói chung cũng nhƣ một nhà trƣờng nói riêng, văn hóa luôn tồn tại trong mọi hoạt động của tổ chức đó. Văn hóa là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con ngƣời, làm cho con ngƣời và cuộc sống con ngƣời trở nên tốt đẹp hơn. Với cách tiếp cận cơ bản nhƣ vậy, thì văn hóa nhà trƣờng là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản đƣợc các thành viên trong nhà trƣờng cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của nhà trƣờng

48

đó. Căn cứ theo hình thức biểu hiện thì văn hóa nhà trƣờng gồm phần nổi có thể nhìn thấy nhƣ: không gian cảnh quan nhà trƣờng, khẩu hiệu, hành vi giao tiếp, ngôn ngữ xƣng hô giao tiếp giữa thầy và thầy, thầy và trò, trò và trò, phong cách ứng xử hàng ngày, phong cách làm việc, phong cách ra quyết định, phong cách truyền thông, nghi thức tập thể…Và phần chìm không quan sát đƣợc nhƣ niềm tin, cảm xúc, thái độ...

Quản lý công tác GDĐĐ cần phải đƣợc ngƣời Hiệu trƣởng quan tâm chỉ đạo trong việc xác định xây dựng phƣơng pháp, hình thức, lựa chọn những nội dung giáo dục phù hợp. Quá trình giáo dục đạo đức cần đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên, với nhiều con đƣờng, hình thức, biện pháp khác nhau đáp ứng đƣợc mục tiêu chung của giáo dục, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, điều kiện kinh tế – xã hội của địa phƣơng, đơn vị. Để xác lập đƣợc cơ sở lý luận giáo dục đạo đức đòi hỏi nhà quản lý phải nắm đƣợc mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp giáo dục, phải hiểu sâu sắc tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Hiệu trƣởng nhà trƣờng phải nắm vững quy trình chức năng quản lý công tác GDĐĐ, làm tốt công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công tác GDĐĐ trong trƣờng tiểu học.

49

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Ở các Trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, công tác GDĐĐ cho HS có ý nghĩa quan trọng. Nghiên cứu của luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận của công tác GDĐĐ cho HS, đồng thời xác định rõ các vấn đề cơ bản trong quản lý công tác này. Đó là xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, các điều kiện quản lý cũng nhƣ những yêu cầu đối với việc quản lý công tác GDĐĐ cho HS trong các trƣờng tiểu học. GDĐĐ là một bộ phận quan trọng trong nội dung giáo dục toàn diện cho HS trong nhà trƣờng, đây chính là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực, tiềm năng vững chắc cho các mặt GD khác. Quản lý công tác GDĐĐ phải đƣợc nhà quản lý quan tâm chỉ đạo, xây dựng phƣơng pháp, hình thức và các điều kiện, đồng thời lựa chọn những nội dung giáo dục phù hợp nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã định. Quá trình GDĐĐ cần đƣợc đƣa vào nề nếp, tiến hành một cách thƣờng xuyên, với nhiều con đƣờng, hình thức, biện pháp khác nhau, nhƣng phải đáp ứng đƣợc mục tiêu chung, phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi HS và điều kiện kinh tế, xã hội của địa phƣơng.

Muốn nâng cao chất lƣợng quản lý công tác GDĐĐ cho HS thì phải dựa trên hai yếu tố là cơ sở lý luận và thực tiễn. Để đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS các Trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, tác giả đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý công tác này hiện nay tại các Trƣờng tiểu học tại địa phƣơng trong Chƣơng 2.

50

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU

HỌC THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)