Thực trạng nhận thức về công tác giáo dục đạođức cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 68 - 71)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Thực trạng nhận thức về công tác giáo dục đạođức cho học

bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh

2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Đối với việc nhận thức về trách nhiệm GDĐĐ cho học sinh có kết quả khảo sát nhƣ Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Nhận thức của CB, GV về trách nhiệm GDĐĐ cho HS

STT MỨC ĐỘ Số lƣợng Tỷ lệ%

1 Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trƣờng 147 98% 2 Chủ yếu là của GVCN và GV Tổng phụ trách

Đội 3 2%

3 Giáo viên bộ môn tham gia khi cần thiết 0 0 4 Không phải trách nhiệm của cán bộ, giáo viên,

nhân viên trong nhà trƣờng 0 0

Thông qua khảo sát, kết quả về nhận thức của CBQL và GV về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cho thấy CBQL và GV có nhận thức đúng đắn và rất tích cực về công tác GDĐĐ cho HS, với 94,7 % trả lời công tác này là rất cần thiết và 5,3% là cần thiết.

Số liệu Bảng 2.1 cho thấy có 98% số CB-GV đƣợc khảo sát cho rằng công tác GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của tất cả CB-GV-NV trong nhà trƣờng. Trao đổi, phỏng vấn và tìm hiểu thêm, tác giả nhận thấy rằng quá trình theo dõi, quản lý, đánh giá kết quả công tác của CB-GV-NV, hầu hết các nhà trƣờng cũng đã có sự quan tâm đến đánh giá các biện pháp mà CB-GV- NV đã áp dụng để phát huy vai trò, uy tín, sự sáng tạo và trách nhiệm của cá

57

nhân trong việc GDĐĐ cho HS. Nhiều CBQL, GV có những quan tâm, trăn trở về sự tác động từ cuộc sống xã hội đối với đạo đức của HS. Từ kết quả trên, có thể khẳng định ở địa bàn nghiên cứu, CB-GV-NV các trƣờng TH đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho học sinh TH trong tình hình hiện nay. Đây chính là yếu tố nền tảng để thực hiện tốt công tác GDĐĐ cho HS.

2.3.1.2. Nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục đạo đức cho HS

Để tìm hiểu về nhận thức của phụ huynh HS tác giả đã tiến hành khảo sát và có kết quả nhƣ Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát mức độ quan tâm của phụ huynh học sinh đến vấn đề GDĐĐ cho học sinh ở trƣờng tiểu học hiện nay

MỨC ĐỘ Số lƣợng Tỷ lệ %

Rất quan tâm 68 81,9

Quan tâm 14 16,8

Ít quan tâm 0

Không quan tâm 1 2,3%

Qua kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết phụ huynh học sinh đều quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trƣờng hiện nay 81,9% ở mức rất quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn số ít phụ huynh do công việc bận rộn, ít thời gian để quan tâm con cái nên vẫn ít chú ý đến việc giáo dục đạo đức ở nhà (2,3%), vẫn tồn tại không ít cha mẹ học sinh có những quan điểm phó thác việc giáo dục đạo đức HS cho nhà trƣờng.

Kết quả khảo sát đã cho thấy, tỷ lệ phụ huynh thƣờng xuyên kiểm tra việc học của trẻ chiếm 89,1%, điều này cho thấy phần lớn phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con. Tuy nhiên, vẫn còn một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con chiếm 10,9% thỉnh thoảng kiểm tra. Học sinh bậc tiểu học mực độ nhận thức còn thấp nên rất cần sự quan tâm, kiểm tra, giám sát từ phía phụ huynh để học sinh có ý thức trong học tập và hình thành

58 đạo đức tốt.

Khi đƣợc hỏi về sự quan tâm đến việc GDĐĐ cho con mình thì vấn đề đƣợc quan tâm cao nhất của phụ huynh học sinh đối với con em của họ là “Thƣờng xuyên trao đổi với con về chuẩn đạo đức và các vấn đề khác” chiếm tỷ lệ 83,1%, “Cha mẹ là tấm gƣơng tốt cho con” chiếm tỷ lệ 75,9%. Điều đó cho thấy phần lớn phụ huynh luôn ý thức về việc giáo dục đạo đức cho con, làm gƣơng cho con. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều phụ huynh còn không có kế hoạch giáo dục con (40% kết quả khảo sát). Điều đó có thể hiểu vì cuộc sống hiện đại đã chi phối thời gian và sự tập trung của phụ huynh. Nhiều phụ huynh vì mải lo công việc làm ăn, hay bị cuốn theo những thói quen sinh hoạt ở nơi cƣ trú nhƣ tụ họp, rƣợu chè, ca hát, mất nhiều thời gian. Lối sinh hoạt ấy, dần triệt tiêu kế hoạch kiểm tra việc tự học ở nhà của con em, dẫn đến “ thả nổi” việc học của con, sau đó là không thể sâu sát việc GDĐĐ cho con.

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát sự quan tâm đến công tác GDĐĐ cho HS tiểu học

S T T

Nội dung bồi dƣỡng

Mức độ quan tâm

Không

SL TL SL TL

1 Thƣờng xuyên trao đổi với con về chuẩn

mực đạo đức và các vấn đề khác 69 83,1% 14 17,9% 2 Cha mẹ là tấm gƣơng tốt cho con 63 75,9% 20 24,1% 3 Cha mẹ có kế hoạch giáo dục cho con 50 60% 33 40% 4 Nắm rõ mối quan hệ bạn bè của con 61 73,5% 22 26,5% 5 Có ý kiến trong việc lựa chọn bạn của con 6 7,2% 77 92,8% Đối với việc “Nắm rõ mối quan hệ bạn bè của con” chiếm tỷ lệ 73,5%, tức phụ huynh có biết đến các bạn bè của con. Tuy nhiên, có ý kiến trong việc lựa chọn bạn của con chỉ chiếm 7,2% là tỷ lệ quá thấp và cần xem xét. Bỡi ông bà ta có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, cho nên phụ huynh rất

59

cần quan tâm và có ý kiến đối với con trong việc chọn bạn bè. Vẫn còn một số bộ phận phụ huynh xem nhẹ việc giáo dục đạo đức và nuôi chiều con trẻ, đáp ứng mọi nhu cầu của con nhƣng lại không nắm rõ đối tƣợng bạn bè của con. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến trẻ lêu lổng, dễ chơi với những đối tƣợng xấu và nhiễm những thói hƣ tật xấu của bạn. Với lối giáo dục này, trẻ dễ tự ý làm theo cách của mình, không nghe những ý kiến của cha mẹ, cha mẹ và con cái không gần gũi và hiểu nhau, trẻ thiếu tôn trọng thầy cô giáo, ngƣời lớn, vi phạm những nội quy của nhà trƣờng. Mặt khác, đa số phụ huynh làm nông, công việc bận rộn không có nhiều thời gian bên con cái, giáo dục cho con những giá trị đạo đức và phó mặc cho nhà trƣờng dạy dỗ nên trẻ càng xa rời với giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức của gia đình. Thêm phần đƣợc sự nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu của cha mẹ, các em thích dựa dẫm, đề cao giá trị vật chất và lối sống hƣởng thụ cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)