8. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Lý luận chung về hoạt động dạy học
Trong tất cả các hoạt động của nhà trường, dạy học là hoạt động trung tâm, chi phối tất cả các hoạt động khác, hoạt động này là sự tương tác giữa hai quá trình: quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh.
15
truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội tích luỹ được để biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân” [9, tr 36].
Còn theo quan niệm của Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Quá trình dạy học
là một quá trình sư phạm bộ phận, một phương tiện trao đổi học vấn, phát triển giáo dục và phẩm chất giáo dục, nhân cách thông qua sự tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội một cách có hệ thống những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo, nhận thức và thực hành” [17, tr 25].
“Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất cứ loại hình nhà trường
và xét theo quan điểm tổng thể dạy học chính là con đường giáo dục tiêu biểu nhất”.“Với nội dung và tính chất của nó, dạy học luôn luôn được xem là con đường hợp lý nhất, giúp cho học sinh với tư cách là chủ thể nhận thức, có thể lĩnh hội được một hệ thống trí thức và hãy nâng cao hành động chuyên môn thành phẩm chất, năng lực, trí tuệ của bản thân..., cá nhân người học vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình đó” [17, tr 8].
HĐDH là quá trình tương tác giữa người dạy và người học, trên cơ sở người dạy tổ chức, điều khiển, thiết kế các hoạt động của người học để người học tự giác, tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt động học tập, giúp người học lĩnh hội một cách sáng tạo tri thức của nhân loại, tự hình thành và hoàn thiện nên nhân cách của mình.
Như vậy, có thể khái quát về khái niệm HĐDH như sau: “HĐDH bao gồm hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Đây là một quá trình tương tác giữa người dạy (GV) và người học (HS). GV tổ chức, điều khiển, định hướng giúp HS tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá tự chiếm lĩnh tri thức”.
* Hoạt động dạy của giáo viên
Theo tác giả Lê Văn Hồng: “Hoạt động dạy của giáo viên là sự tổ chức, điều
khiển tối ưu quá trình học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển nhân cách của mình” [12, tr 21].
GV là chủ thể của hoạt động dạy, thực hiện chức năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động học của HS nhằm phát triển trí tuệ, phát triển năng lực - yếu tố
16
cơ bản, trực tiếp hình thành nhân cách phát triển toàn diện ở HS.
Nội dung của hoạt động dạy được Bộ GD&ĐT quy định trong chương trình và sách giáo khoa (SGK).
Để thực hiện hoạt động dạy, GV phải nắm bắt chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học, chuẩn bị bài lên lớp (soạn giáo án, tự làm ĐDDH), tổ chức giờ lên lớp, sử dụng hệ thống PPDH, hình thức dạy học, phương tiện dạy học, phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi, đánh giá kết quả học tập của HS.
* Hoạt động học của học sinh
Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định.
HS là chủ thể hoạt động học, thực hiện chức năng lĩnh hội và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực, hình thành nhân cách theo mục tiêu giáo dục một cách tích cực, chủ động và sáng tạo, nhằm chuyển văn hóa nhân loại thành năng lực của bản thân, học để hành, để vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Nội dung của hoạt động học bao gồm toàn bộ hệ thống khái niệm của từng môn học, PP đặc trưng của môn học, của khoa học đó với PP nhận thức độc đáo, PP chiếm lĩnh khoa học để biến kiến thức của nhân loại thành học vấn của bản thân.
Để tiến hành hoạt động học, HS phải tiến hành học tập ở trường, tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm và học tập ở nhà.
* Sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học
Hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện (CSVC-TBDH) của hoạt động dạy và hoạt động học.
Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Trong đó dưới sự chỉ đạo, tổ chức, điều khiển của GV, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Trong quá trình
17
dạy học, hoạt động dạy của GV có vai trò chủ đạo, hoạt động học của HS có vai trò tự giác, chủ động, tích cực. Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạy học (QTDH) không diễn ra
1.3.2. Hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông
1.3.2.1. Vị trí, vai trò môn Vật lí ở trường THPT
Môn Vật lí có vị trí và vai trò rất quan trọng: - Là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật và công nghệ.
- Sự phát triển của Vật lí có tác dụng để phát triển các lĩnh vực khoa học khác. - Sự hiểu biết và nhận thức về Vật lí có giá trị to lớn trong đời sống.
- Môn Vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu GDPT. - Môn Vật lí giúp HS phát triển kỹ năng tư duy khoa học, nhận thức về thế giới tự nhiên, tư duy logic, khả năng ứng dụng vào đời sống.
1.3.2.2. Hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường THPT
a) Mục tiêu của dạy học môn Vật lí ở trường trung học phổ thông * Về kiến thức
Đạt được một hệ thống kiến thức Vật lí phổ thông, cơ bản và phù hợp với những quan điểm hiện đại, bao gồm:
- Các khái niệm về các sự vật, hiện tượng và quá trình Vật lí thường gặp trong đời sống và sản xuất.
- Các đại lượng, các định luật và nguyên lý Vật lí cơ bản.
- Những nội dung chính của một số thuyết Vật lí quan trọng nhất. - Những ứng dụng phổ biến của Vật lí trong đời sống và trong sản xuất. - Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những phương pháp đặc thù của Vật lí, trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
* Về kỹ năng
Việc tổ chức dạy học Vật lí ở THPT cần rèn luyện cho HS các kỹ năng và kinh nghiệm sau:
- Kỹ năng quan sát các hiện tượng và các quá trình Vật lí trong tự nhiên, trong đời sống hằng ngày, trong thí nghiệm để thu thập thông tin cần thiết cho việc
18
học tập môn Vật lí.
- Sử dụng các dụng cụ đo phổ biến của Vật lí, kỹ năng lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm Vật lí đơn giản.
- Biết phân tích, tổng hợp và xử lý các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình Vật lí, cũng như đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề ra.
- Biết vận dụng kiến thức để mô tả và giải thích các hiện tượng và quá trình Vật lí, giải các bài tập Vật lí chỉ đòi hỏi có tính suy luận logic và có khả năng giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống, sản xuất ở mức độ phổ thông.
- Biết sử dụng các thuật ngữ Vật lí, các biểu, bảng, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết, cũng như những kết quả thu được qua thu thập và xử lý thông tin.
* Về thái độ
- Có hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học, trân trọng những đóng góp của Vật lí cho sự tiến bộ của xã hội và công lao của các nhà khoa học.
- Có thái độ khách quan, trung thực; Có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc học tập môn Vật lí, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được.
- Có ý thức vận dụng những hiểu biết Vật lí vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập cũng như để bảo vệ môi trường sống tự nhiên.
- Có thế giới quan, nhân sinh quan, tư duy khoa học và những phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của giáo dục phổ thông .
b) Nội dung, chương trình dạy học môn Vật lí ở trường THPT
- Lớp 10. Gồm các nội dung: Động học chất điểm, Động lực học chất điểm, Cân bằng và chuyển động của vật rắn, Các định luật bảo toàn, Chất khí, Cơ sở của nhiệt động lực học, Chất rắn và chất lỏng - Sự chuyển thể.
Tổng số tiết 70 (Lý thuyết 50 tiết, thực hành 6 tiết, bài tập - ôn tập 10 tiết, kiểm tra 2 tiết, kiểm tra học kỳ 2 tiết).
19
- Lớp 11. Gồm các nội dung: Điện tích - Điện trường, Dòng điện không đổi, Dòng điện trong các môi trường, Từ trường, Cảm ứng điện từ, Khúc xạ ánh sáng, Mắt và các dụng cụ quang học.
Tổng số tiết 70 (Lý thuyết 41 tiết, thực hành 6 tiết, bài tập - ôn tập 19 tiết, kiểm tra 2 tiết, kiểm tra học kỳ 2 tiết).
- Lớp 12. Gồm các nội dung: Dao động cơ, Sóng cơ - sóng âm, Dòng điện xoay chiều, Dao động - sóng điện từ, Sóng ánh sáng, Lượng tử ánh sáng, Vật lí hạt nhân, Từ vi mô đến vĩ mô (Hiện nay đã giảm tải).
Tổng số tiết 70 (Lý thuyết 43 tiết, thực hành 6 tiết, bài tập - ôn tập 17 tiết, kiểm tra 2 tiết, kiểm tra học kỳ 2 tiết).
c) Hoạt động dạy của giáo viên
- Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập đa dạng ngay trên lớp học. - Hướng dẫn HS biết phương pháp nghiên cứu khoa học, tìm tòi, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập và thực hành.
- Tăng cường phương pháp thực hành thí nghiệm, xây dựng tính trung thực, khách quan, khả năng quan sát sáng tạo đối với bộ môn thực nghiệm.
- Tổ chức cho HS thảo luận, thực hành theo nhóm kết hợp với học tập cá nhân, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong học tập.
d) Hoạt động học của học sinh
- Phải xác định được mục tiêu và động cơ học tập đúng đắn với các môn học nói chung và đối với môn Vật lí nói riêng, từ đó có hứng thú học tập môn Vật lí có đặc thù là môn khoa học thực nghiệm.
- Vật lí là môn khoa học thực nghiệm chính xác vì vậy HS phải chú ý xây dựng cho mình thái độ làm việc trung thực, chính xác, tỉ mỉ khi thu nhận các số liệu thông tin thực sự khách quan, trong quan sát và thực hành thí nghiệm.
- Có thái độ tương trợ, hợp tác trong học tập, có tinh thần bảo vệ kết quả học tập và nghiên cứu của bản thân cũng như mọi việc làm đúng đắn.
- Biết vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đã học vào trong lao động và cuộc sống thường ngày.
20
e) Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học môn Vật lí
- Xây dựng danh mục và tiêu chuẩn kỹ thuật cho các thiết bị thí nghiệm Vật lí nhằm đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp dạy - học Vật lí được tiến hành thuận lợi.
- Trước mắt, cần đảm bảo những thiết bị tối thiểu cho giờ học Vật lí, đặc biệt là những thí nghiệm cho học sinh làm trong giờ học.
- Cố gắng sử dụng những thiết bị phổ biến, rẻ tiền.
- Để giải quyết những khó khăn trước mắt về thiết bị Vật lí, cần kết hợp giữa những nỗ lực trang bị của nhà nước với những cố gắng sưu tầm và tự chế tạo thiết bị thí nghiệm Vật lí bằng những vật liệu và dụng cụ dễ kiếm, rẻ tiền của giáo viên và học sinh.
- Phấn đấu xây dựng các phòng bộ môn cho việc dạy - học Vật lí, tạo điều kiện tốt cho việc sử dụng các phương tiện dạy - học hiện đại trong một tương lai không xa.
g) Kết quả hoạt động dạy học
- Cần căn cứ vào mục tiêu cụ thể của từng chương mục trong chương trình để đánh giá toàn diện kết quả học tập của học sinh.
- Mọi hoạt động học tập của học sinh cần được đánh giá thường xuyên và có kế hoạch. Để đánh giá đầy đủ kết quả học tập của học sinh phải coi trọng không chỉ kiến thức mà cả kỹ năng và trong điều kiện cho phép, cả thái độ của họ. Cũng vì thế cần đánh giá kết quả học tập của học sinh trong suốt quá trình học tập thông qua những biểu hiện như :
+ Những phát biểu bằng lời trong việc kiểm tra miệng và trong tranh luận. + Các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ.
+ Các báo cáo thực hành.
+ Các bài làm ở nhà, sản phẩm nghiên cứu cụ thể. + Kỹ năng làm thí nghiệm, thực hành.
+ Thái độ học tập, tác phong làm thí nghiệm.
21
độ kỹ năng thực hành thí nghiệm. Đánh giá cao khả năng của học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng để giải quyết những vấn đề học tập, các sản phẩm học tập trong thực tế cuộc sống.
- Tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá và nhóm đánh giá lẫn nhau về kết quả học tập.
- Sử dụng hỗn hợp các phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá khách quan: Công khai việc đánh giá, nhận xét của giáo viên đối với học sinh. Để có thể đánh giá được năng lực giải quyết vấn đề cần phối hợp kiểm tra bằng tự luận và trắc nghiệm khách quan.