Về điều kiện tự nhiên của huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 52 - 54)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Về điều kiện tự nhiên của huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Tây Sơn là một huyện trung du nằm ở phía tây nam tỉnh Bình Định. Đây là quê hương và cũng là nơi khởi nghiệp của ba anh em Nhà Tây Sơn. Ngày nay Tây Sơn có Bảo tàng Quang Trung - Đền thờ Tây Sơn tam kiệt, Khu du lịch sinh thái Hầm Hô nổi tiếng và nhiều di tích, trong đó có di tích Tháp Dương Long là một trong những cụm tháp

42

Chăm đẹp nhất ở Bình Định.

Huyện Tây Sơn có địa hình, địa thế rất phức tạp, núi cao, đồi gò, đồng bằng xen kẽ, bị chia cắt mạnh bởi các sông suối lớn nhỏ trong vùng, có hướng nghiêng từ tây bắc xuống đông nam. Địa hình Tây Sơn có thể chia thành ba kiểu như sau:

- Kiểu địa hình đồi núi: Có diện tích 25.847 ha, phân bố ở phía đông bắc qua phía tây, chạy xuống phía nam thuộc các xã Bình Tân, Tây Thuận, Tây Giang, Bình Tường, Tây Phú, Vĩnh An, độ cao phổ biến từ 400m - 800m, độ dốc bình quân 25 độ. Đây là vùng còn tập trung phần lớn tài nguyên rừng và cũng là đầu nguồn hồ đập thuỷ lợi lớn, nhỏ trong vùng.

- Kiểu địa hình đồi gò thấp: Có diện tích 27.125 ha, phân bố hầu hết ở các xã trong huyện, là phần chuyển tiếp từ phần núi thấp xuống phần đồng bằng, độ cao trung bình từ 100m-400m, độ dốc từ 10 độ đến 20 độ. Đây là vùng còn nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc, mà trong đó phần lớn người dân canh tác nương rẫy hoặc trồng các loại cây lâu năm như: điều, bạch đàn…

- Kiểu địa hình đồng bằng: Có diện tích 17.831 ha, phân bố ở các xã nằm dọc theo bờ sông Côn, hẹp về phía bắc, mở rộng dần về phía đông nam. Đây là địa bàn tập trung dân cư đông đúc, là vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu của huyện.

Đất đai của huyện Tây Sơn khá phong phú về mặt chủng loại nhưng phần lớn đất xấu, nghèo dinh dưỡng, tầng đất trung bình là phổ biến. Do thành phần cơ giới nhẹ, lại thường có đá nên đất dễ bị rửa trôi và xói mòn. Đây là điều kiện không mấy thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Vì vậy trồng rừng trên các vùng đất trống đồi trọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc sử dụng đất bền vững.

Tây Sơn có nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 26,70

C. Với số giờ nắng tính bình quân trong năm là 2.407 giờ; cường độ bức xạ lớn là điều kiện thuận lợi cho thâm canh cây trồng và có thể bố trí nhiều tầng sinh thái trên các diện tích cây lâu năm. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.800mm; phân phối không đều trên địa bàn huyện, vùng thượng nguồn hồ Thuận Ninh có lượng mưa nhiều đến 2.033mm trong khi vùng đông nam huyện có lượng mưa chỉ đạt 1.700mm và phân phối không đều trong năm, từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau lượng mưa chiếm tỉ lệ

43

75% tổng lượng mưa trong năm, tập trung nhất là tháng 10 và tháng 11.

Một phần mười chiều dài sông Côn, dòng sông lớn và dài nhất tỉnh Bình Định, khoảng 17 km chảy qua địa phận huyện Tây Sơn. Ngoài ra Tây Sơn còn có các sông suối nhỏ như sông Phú Phong, sông Đồng Sim, suối Đồng Tre… phát nguồn từ vùng núi phía tây của huyện đổ về sông Côn và chảy về phía hạ lưu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)