Các chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT về dạy học môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 82 - 84)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Các chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT về dạy học môn

môn Vật lí ở trường THPT

Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặc biệt là yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân, nhanh chóng góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Nếu không đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì nhân lực sẽ là yếu tố cản trở sự phát triển của đất nước.

Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồn nhân lực, về khoa học và công nghệ. Xu thế chung của thế giới khi bước vào thế kỷ XXI là tiến hành đổi mới mạnh mẽ hay cải cách giáo dục.

Văn kiện Đại hội XII của Đảng nêu rõ: “Phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo… Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân…”[7, tr 115]

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là một công việc hết sức trọng đại. Trung ương ban hành Nghị quyết để thống nhất nhận thức và hành động; phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, huy động các nguồn lực với sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành và các tổ chức xã hội cho sự nghiệp giáo dục. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan

72

điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Đổi mới để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân.

Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học, các giải pháp đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

Đổi mới căn bản và toàn diện không có nghĩa là làm lại tất cả, từ đầu mà cần vừa kế thừa, củng cố, phát huy các thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới, vừa kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc; đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp với thực tế đất nước, địa phương. Những hạn chế, thách thức của giáo dục phải được nhận thức sâu sắc, có giải pháp hữu hiệu và lộ trình khắc phục, vượt qua để đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới.

Ngày 15-6-2004 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thị số 40-CT/TƯ về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chỉ thị đã nêu rõ: "Đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục lối truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết, ít tư duy sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu tự giải quyết vấn đề, phát huy năng thực sáng tạo cho người học...Tích cực áp dụng cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy học".

Vật lí là một môn học liên quan mật thiết với thực tế, có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, là môn học làm tiền đề cho sự phát triển của khoa học và công nghệ. Đây là một môn học khó đối với học sinh, để cho học sinh hiểu bài và thích học môn học này, không những giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn có năng lực sư phạm tốt.

Lối truyền thụ một chiều từ thầy đến trò vẫn được duy trì ở nhiều nơi và ở các cấp học. Các hoạt động tự học của học sinh như: tự tìm hiểu kiến thức, tự thao

73

tác thực hành, tự phát hiện và giải quyết vấn đề không được giáo viên chú trọng. Do đó tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức không được phát huy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)