Tăng cường chỉ đạo hoạt động giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 91 - 94)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Tăng cường chỉ đạo hoạt động giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả

quả học tập của học sinh của giáo viên Vật lí

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Hiệu trưởng quản lý giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy học môn Vật lí trong việc cải tiến việc chuẩn bị bài lên lớp; nâng cao chất lượng giờ lên lớp của GV; đổi mới phương pháp, hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

3.3.3.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

a. Đổi mới việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

Hiệu trưởng chỉ đạo thay đổi cách soạn giáo án, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của trò (phiếu học tập cá nhân), tăng cường giao tiếp thầy - trò, mở rộng giao tiếp giữa trò - trò (phiếu học tập nhóm), giúp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, học sinh tư duy và làm việc nhiều hơn.

Quản lý soạn giáo án của giáo viên được tiến hành thông qua công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất của tổ Vật lí và của ban giám hiệu (BGH). Giáo án của mỗi giáo viên phải được tổ trưởng kiểm tra hàng tuần và BGH kiểm tra giáo án của tổ trưởng chuyên môn, hàng tháng BGH đánh giá, xếp loại giáo án theo quy định của Sở GD&ĐT; kịp thời động viên những giáo viên đầu tư công sức và trí tuệ để soạn giáo án có chất lượng, đồng thời nhắc nhở, phê bình những giáo viên chưa làm tốt việc chuẩn bị giờ lên lớp.

81

b. Chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp

Dự giờ GV trên lớp có báo trước và không báo trước đây là hoạt động quan trọng của BGH nhà trường. Cần phải thực hiện thường xuyên trong kế hoạch quản lý hoạt động dạy học. Từ đó để kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình, vừa đánh giá được trình độ giảng dạy của GV, qua phân tích sư phạm sau tiết dạy nhằm rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng giờ dạy của GV.

Chỉ đạo tổ chuyên môn mỗi tháng hai lần họp định kỳ kiểm điểm đánh giá, rút kinh nghiệm về việc thực hiện nội dung, chương trình đã thực hiện. Thảo luận những nội dung chương trình khó, thống nhất mục đích, nội dung, phương pháp giảng dạy trong tổ để GV thực hiện có hiệu quả bài dạy của mình trên lớp.

Giờ lên lớp không chỉ đơn thuần là truyền thụ tri thức cho học sinh mà là hướng dẫn học sinh hoạt động chiếm lĩnh tri thức. Học sinh- chủ thể của hoạt động học, được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, hướng dẫn, thông qua đó học sinh tự khám phá những vấn đề chưa biết, chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã sắp đặt sẵn. Vì vậy, quản lý giờ lên lớp Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên chuyển từ việc dạy kiến thức sang việc dạy phương pháp học tập cho học sinh, từ tái hiện sang sáng tạo.

Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới việc dự giờ, ngoài việc quy định số tiết cần dự trong từng học kỳ, từng năm học, việc tổ chức dự giờ cần có mục đích, yêu cầu rõ ràng về nội dung và phương pháp (dự giờ có chỉ đạo). Tăng cường dự giờ đột xuất, dự giờ theo chuyên đề. Sau dự giờ phải kịp thời tổ chức rút kinh nghiệm dựa trên phân tích sư phạm bài dạy và tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy, đảm bảo tính công bằng, chính xác theo đúng mục đích và ý nghĩa của tiết dự giờ, so sánh kết quả sau mỗi đợt dự giờ, sau từng học kỳ, từng năm học.

c. Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Vật lí đều căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ đã được quy định trong chương trình cho từng nội dung cụ thể. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là cơ sở để đảm bảo tính thống nhất về nội dung và mức độ cần đạt của học sinh. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới việc kiểm tra,

82

đánh giá kết quả học tập của học sinh theo những định hướng như sau : * Phương pháp kiểm tra đánh giá môn Vật lí

Kiểm tra là khâu cuối cùng của công tác quản lý, kiểm tra là công tác được đánh giá đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý hoạt động dạy học. Kiểm tra nhằm giúp các nhà quản lý điều chỉnh những hoạch định của mình, các quyết định đưa ra càng chuẩn xác hơn trong quản lý dạy học, đồng thời tránh được những sai lầm đáng tiếc trong công tác quản lý của các cấp CBQL nhằm điều chỉnh hướng đi đúng đích.

Công tác dạy và học là hai mặt cấu thành hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, quá trình diễn ra phức tạp, nếu không có kế hoạch kiểm tra thường xuyên và thật cụ thể thì công tác quản lý trong HĐDH không thể có kết quả tốt. Hiệu trưởng và các cấp cán bộ quản lý phải coi công tác kiểm tra là công cụ sắc bén để đạt được kết quả trong công tác quản lý HĐDH.

Khả năng giải quyết vấn đề thể hiện qua khả năng biết đề xuất phương hướng giải quyết và biết lựa chọn công cụ thích hợp để giải quyết: có thể thực hiện kiểm tra bằng giao vấn đề, bài tập lớn.

Khả năng làm việc theo nhóm: có thể giao chủ đề, đề án nhỏ. Cần lưu ý đến việc tự đánh giá hoặc học sinh tự đánh giá lẫn nhau

* Đối mới hình thức kiểm tra, đánh giá

Do đặc thù của môn Vật lí nên việc kiểm tra đánh giá bao gồm cả lý thuyết và thực hành, hình thức có thể là tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan.

Đối với một tiết dạy của giáo viên Vật lí thường được đánh giá theo 5 tiêu chí sau đây:

- Tiêu chí 1: Công tác chuẩn bị lên lớp, bao gồm: Soạn bài; chuẩn bị phương tiện, tài liệu, sự chuẩn bị của học sinh.

- Tiêu chí 2: Truyền thụ nội dung đảm bảo chính xác, khoa học, khắc sâu trọng tâm trọng điểm của bài giảng.

- Tiêu chí 3: Sử dụng phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, chú trọng đổi mới phương pháp theo định hướng đổi mới chương trình Vật lí phổ thông.

83

thực tiễn. Sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm.

- Tiêu chí 5: Hiệu quả giờ dạy thể hiện mức độ lĩnh hội kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành và vận dụng giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế.

Căn cứ mức độ đạt được lần lượt ở 5 tiêu chí trên với mức độ thực hiện giờ dạy người kiểm tra có thể cho điểm hoặc xếp loại chính xác giờ dạy.

* Đổi mới nội dung kiểm tra

Việc kiểm tra môn Vật lí không dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà chú trọng đúng mức việc kiểm tra năng lực độc lập, sáng tạo của học sinh; kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

Nội dung kiểm tra phải bảo đảm kiểm tra được toàn diện về các mặt kiến thức, kỹ năng và tư duy của học sinh, hạn chế những đề kiểm tra chỉ yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức, đồng thời cần chú ý đến tính phổ thông đại trà và tính phân hóa trong học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)