8. Cấu trúc của luận văn
3.5. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
biện pháp
Để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp chuyên gia. Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 40 chuyên gia, gồm 03 chuyên viên Sở GD&ĐT Bình Định (Chuyên viên Phòng Giáo dục trung học), 16 CBQL (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn) và 21 giáo viên Vật lí THPT. Tất cả các phiếu thu về đều ghi đầy đủ ý kiến.
* Cách tính điểm:
- Mức độ rất cần thiết / rất khả thi. (4 điểm)
- Mức độ cần thiết / khả thi. (3 điểm)
- Mức độ ít cần thiết / ít khả thi. (2 điểm)
- Mức độ không cần thiết / không khả thi. (1 điểm)
Mức điểm bình quân cho mỗi biện pháp là: [(4)+(3)+(2)+(1)/4 = 2,5 điểm Điểm trung bình (X) về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của từng biện pháp được tính theo công thức:
4 1 1 i i i X x n N
Với : xi là điểm được cho ứng với từng nội dung, xi{1,2,3,4 }
i
n là số người cho điểm; xinội dung tương ứng. N là tổng số người cho điểm từng nội dung.
Các số liệu về kết quả trưng cầu ý kiến của các chuyên gia ở bảng 3.1 cho thấy, mức độ cần thiết và mức độ khả thi đều đạt trên yêu cầu (mức độ cần thiết đạt từ điểm 3,3 đến 3,8 điểm và mức độ khả thi đạt từ 2,9 điểm đến 3,6 điểm); trong đó các chuyên gia đánh giá các biện pháp 3 và 6 là cần thiết nhất và các biện pháp 1 và 3 là khả thi nhất.
Từ kết quả thu được qua khảo nghiệm, tác giả cho rằng các biện pháp quản lý được đề xuất có thể áp dụng vào thực tế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
99
hoạt động dạy học môn Vật lí ở các trường THPT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 3.1 - Tổng hợp kết quả về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp STT Nội dung biện pháp
MỨC ĐỘ CẦN THIẾT MỨC ĐỘ KHẢ THI (4) (3) (2) (1) ĐTB (X) (4) (3) (2) (1) ĐTB (X) 1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dạy học Vật lí ở trường THPT cho cán bộ, giáo viên và học sinh. 25 12 3 0 3,6 25 14 1 0 3,6 2 Nâng cao nhận thức cho giáo viên về mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học môn Vật lí theo nhiệm vụ từng năm học. 28 6 4 2 3,5 12 21 4 3 3,1 3
Tăng cường chỉ đạo hoạt động giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của HS của giáo viên Vật lí.
30 6 5 1 3,7 15 22 3 0 3,3
4
Tăng cường quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH môn Vật lí.
28 6 6 0 3,6 14 22 3 1 3,2
5 Quản lý hoạt động học
môn Vật lí của học sinh 27 7 6 0 3,5 13 21 4 2 3,1
6
Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực dạy học cho đội ngũ GV Vật lí. 32 6 2 0 3,8 14 21 3 2 3,2 7 Tổ chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Vật lí 14 22 4 0 3,3 12 16 6 6 2,9
100
Tiểu kết chương 3
Qua nghiên cứu việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật lí của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, việc lựa chọn biện pháp quản lý theo nội dung các thành tố của QTDH Vật lí, khi thực hiện các biện pháp cần phải dựa vào bộ máy tổ chức của nhà trường, các chức năng, phương tiện, phương pháp quản lý của người Hiệu trưởng sẽ được kết hợp trong quá trình này.
Luận văn đã xác lập 7 biện pháp quản lý của người Hiệu trưởng các trường THPT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định:
Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dạy học Vật lí ở trường THPT cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
Biện pháp 2. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học môn Vật lí theo nhiệm vụ từng năm học.
Biện pháp 3. Tăng cường chỉ đạo hoạt động giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh của giáo viên Vật lí.
Biện pháp 4. Tăng cường quản lý ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH môn Vật lí.
Biện pháp 5. Quản lý hoạt động học môn Vật lí của học sinh.
Biện pháp 6. Tăng cường công tác bồi dưỡng trình độ, năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên Vật lí.
Biện pháp 7. Tổ chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Vật lí
Trong mỗi biện pháp tác giả đều xác định mục tiêu, nội dung và cách thực hiện, qua trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, các ý kiến đều cho rằng các biện pháp đều có tính cần thiết và có tính khả thi cao.
101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ