Thực trạng quản lý hoạt động học tập môn Vật lí của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 73 - 74)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động học tập môn Vật lí của học sinh

Bảng 2.23 - Tổng hợp ý kiến đánh giá quản lý hoạt động học tập của học sinh

STT Nội dung Mức độ thực hiện ( %) ĐTB

(X)

Tốt Khá TB Yếu

1 Chỉ đạo việc xây dựng kỷ cương, nề

nếp học tập của học sinh. 94,6 5,4 0,0 0,0 3,9 2 Xác định động cơ, thái độ học tập cho

học sinh học môn Vật lí. 67,6 21,6 8,1 2,7 3,5 3

Quản lý học tập trong giờ lên lớp. Thông qua GVCN, GV Vật lí để theo dõi tình hình học tập của học sinh.

70,3 24,3 5,4 0,0 3,6

4 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa,

ngoài giờ lên lớp bổ ích, lý thú. 29,7 29,7 27,0 13,5 2,8 5

Chỉ đạo quản lý việc tự học của học sinh. Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch, phương pháp tự học.

27,0 29,7 32,4 10,8 2,7

6 Phát hiện, tuyển chọn, tổ chức bồi

dưỡng HS giỏi; phụ đạo HS yếu kém. 29,7 32,4 27,0 10,8 2,8 Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.23, chúng ta thấy các trường THPT trong huyện đã làm tốt các nội dung:

Chỉ đạo việc xây dựng kỷ cương, nề nếp học tập của HS (có 96,4% ý kiến đánh giá đạt tốt)

Các hoạt động sinh hoạt đầu giờ, việc tự quản và phong trào thi đua ở các trường đã đi vào nề nếp, tương đối ổn định; Việc quản lý học sinh học tập trong giờ lên lớp học Vật lí được thực hiện tốt (có 73% ý kiến đạt tốt), nhiều trường thực hiện kiểm diện từng tiết học, làm giảm đáng kể hiện tượng vắng học, GV đã tổ chức cho HS hoạt động sôi nổi, gây hứng thú trong giờ lên lớp.

Các mặt công tác quản lý về xác định động cơ, thái độ học tập cho HS học môn Vật lí và việc phát hiện tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS học Vật lí yếu kém đều thực hiện ở mức trung bình, phần lớn lãnh đạo các trường ở vùng nông

63

thôn trong huyện chưa chú trọng đến vấn đề này. Cá biệt có trường không tổ chức bồi dưỡng HS giỏi.

Bên cạnh đó, công tác quản lý để tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp (X

= 2,8) và chỉ đạo việc tự học của HS về môn Vật lí (X= 2,7), đa số ý kiến đánh giá nhà trường chưa thực hiện tốt hai nội dung này. Điều này chứng tỏ phần lớn Hiệu trưởng các trường THPT chưa quan tâm đúng mức đến sinh hoạt ngoại khóa môn Vật lí, cũng như việc hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch, phương pháp tự học. Tìm hiểu vẫn đề này, chúng tôi thấy nội dung các hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Vật lí quá khô khan và ít được GV chú trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)