Hiệu trưởng trường THPT với việc quản lý hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 32 - 36)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Hiệu trưởng trường THPT với việc quản lý hoạt động dạy học

1.4.1.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng * Vị trí, vai trò của Hiệu trưởng

Sự phát triển hay trì trệ của mỗi cơ sở giáo dục nói chung, trường THPT nói riêng, phần lớn phụ thuộc vào người cán bộ quản lý (Hiệu trưởng). Hiệu trưởng giữ vai trò quan trọng trong tổ chức và điều hành nhà trường, là người có tác động rất lớn đến hiệu quả giáo dục của nhà trường.

Hiệu trưởng trường THPT là người được Sở GD&ĐT bổ nhiệm, là người điều hành các hoạt động của nhà trường theo kế hoạch đã được Hội đồng sư phạm nhà trường xây dựng nhằm góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương và mục tiêu giáo dục của ngành.

Hiệu trưởng là cán bộ quản lý giáo dục tại cơ sở, giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động giáo dục. Do đó, Hiệu trưởng nhà trường phải luôn không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, tu dưỡng, rèn luyện để làm tốt công việc được giao.

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

Theo Điều 19, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành năm 2011,nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng được xác định:

22

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này, gồm :

- Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển của nhà trường;

- Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;

- Giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát các hoạt động của nhà trường;

c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường;

23

thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;

i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng có hiệu lực, hiệu quả, đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có kiến thức, kỹ năng quản lý và các phẩm chất như: tác phong sư phạm mẫu mực; có đạo đức trong sáng; có trình độ chuyên môn vững vàng; có khả năng xác định mục tiêu và định hướng hoạt động của nhà trường; năng động, sáng tạo, nhiệt tình; biết lắng nghe người dưới quyền; biết nhận xét đánh giá đúng người, đúng việc; động viên, khen thưởng kịp thời đối với người làm tốt nhiệm vụ và phê phán những người không thực hiện đúng chức trách của mình; có lòng vị tha và lòng nhân ái đối với mọi người.

1.4.1.2. Chức năng quản lý của Hiệu trưởng

Cũng như quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng

bao gồm các chức năng cơ bản đó là: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra

* Chức năng kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa hoạt động dạy học là đưa toàn bộ hoạt động dạy học của nhà trường vào kế hoạch, trong đó nêu rõ các bước tiến hành, các biện pháp thực hiện và các nguồn lực bảo đảm việc thực hiện để hoạt động dạy học đạt được mục tiêu đề ra.

Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở các định hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước về giáo dục. Mục đích của kế hoạch hóa là hướng mọi hoạt động của hệ thống vào các mục tiêu để tạo khả năng đạt mục tiêu một cách tốt nhất, việc xác định phải chắc chắn, xác thực về các nguồn lực (tài lực, vật lực) giúp Hiệu trưởng tìm ra các phương pháp, phương tiện, thời gian để tổ chức thực hiện đạt được mục tiêu.

* Chức năng tổ chức

Chức năng tổ chức trong quản lý có vai trò hiện thực hóa các mục tiêu và tạo ra sức mạnh của một tập thể. Đây là quá trình sắp xếp, bố trí nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài lực) một cách phù hợp theo những cách thức nhất định để đảm bảo

24

thực hiện tốt các mục tiêu mà kế hoạch hoạt động dạy học đã vạch ra.

Để hiện thực hóa kế hoạch hoạt động dạy học cần có sự tổ chức hợp lý và khoa học trong cấu trúc hệ thống của nhà trường. Cách tổ chức đó có thể phân công, phân nhiệm của Hiệu trưởng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường một cách phù hợp; là sự phân bố các nguồn lực và thời gian cho các bộ phận để thực hiện kế hoạch; là việc xác lập và giải quyết các mối quan hệ tổ chức của hệ thống, của nhà trường với cộng đồng xã hội.

* Chức năng chỉ đạo

Chỉ đạo là quá trình tác động của Hiệu trưởng tới mọi thành viên của nhà trường, nhằm để hướng họ tự nguyện thực hiện tốt các công việc đã định. Trong quá trình chỉ đạo phải đi sâu, đi sát các hoạt động của hệ thống, kịp thời uốn nắn đi đúng tiến trình, đúng kế hoạch đã định, đúng hướng vận hành của hệ thống, giúp hệ thống đạt đến mục tiêu nhanh nhất, kết quả cao nhất đúng với kế hoạch đã đề ra.

Trong quá trình thực hiện chức năng này đòi hỏi người Hiệu trưởng phải luôn liên kết, khuyến khích và giám sát mọi người, mọi bộ phận thực hiện tốt công việc của mình theo sự sắp xếp đã được xác định rõ trong cấu trúc tổ chức.

* Chức năng kiểm tra

Kiểm tra là chức năng cơ bản và quan trọng trong quản lý nhà trường. Kiểm tra là quá trình xem xét, phát hiện, đánh giá thực trạng về hoạt động dạy học, khuyến khích nhân rộng các yếu tố tích cực, phê phán các yếu tố lệch lạc và có những điều chỉnh kịp thời để giúp các bộ phận và cá nhân hoàn thành mục tiêu dạy học đã đề ra.

Tóm lại, để thực hiện tốt các chức năng quản lý, người Hiệu trưởng nhà trường phải có tầm nhìn, sáng tạo; có năng lực kết hợp, khai thác nguồn thông tin và xử lý thông tin để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp và kịp thời.

1.4.1.3. Phương tiện quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng

Chế định GD&ĐT gồm các văn bản pháp qui như: Luật giáo dục, chiến lược phát triển GD&ĐT, chính sách, chế độ giáo dục, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

25

Bộ máy và nhân lực dạy học bao gồm: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng khác tham gia vào quá trình giáo dục.

Nguồn tài lực, vật lực dạy học là nguồn tài chính, CSVC-TBDH được sử dụng để tổ chức quản lý hoạt động dạy học.

Hệ thống thông tin: Nguồn lực thông tin là những dữ liệu đã được phân tích và xử lý để phục vụ cho việc ra quyết định hoặc giải quyết các nhiệm vụ nhằm phát triển nhà trường. Hệ thống thông tin được tổ chức khoa học sẽ làm thay đổi cách thức hoạt động của nhà trường, làm cho cơ cấu của trường trở nên tinh giản, linh hoạt và giúp cho việc truy tìm thông tin cần thiết trong khoảng thời gian và chi phí hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)