Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 101 - 104)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.6. Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực dạy học

cho đội ngũ giáo viên Vật lí

3.3.6.1. Mục tiêu của các biện pháp

Giúp Hiệu trưởng các trường THPT xây dựng được đội ngũ GV Vật lí đủ về số lượng, đảm bảo về trình độ, năng lực chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

3.3.6.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nói chung, đặc biệt là tự học, tự bồi dưỡng nói riêng có ý nghĩa quyết định chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực, ý thức của người thầy đối với nghề nghiệp, đối với thế hệ trẻ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này nhà trường phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng có tính khả thi và hiệu quả cao.

Môn Vật lí hiện nay đang tồn tại một mâu thuẫn giữa yêu cầu đổi mới dạy học với khả năng thực hiện của mỗi GV. Đội ngũ GV Vật lí là yếu tố quyết định về chất lượng dạy học.

91

a. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng: Trên cơ sở nghiên cứu nội dung các văn

bản, nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế GV, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo đội ngũ GV Vật lí đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng.

Nhà trường định số lượng cần đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn trên chuẩn là 10- 12% làm hạt nhân, nòng cốt ở các tổ chuyên môn.

Điều tra cơ bản về đội ngũ giáo viên, xác định rõ từng mặt mạnh, mặt yếu của từng giáo viên trong nhà trường để tiện cho việc kiểm tra, đánh giá các mặt hoạt động của đội ngũ. Trên cơ sở điều tra, yêu cầu và hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, khắc phục từng mặt còn hạn chế.

Nâng cao hiệu quả các buổi sinh hoạt, đặc biệt là các buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, hạn chế các cuộc họp mang tính sự vụ hành chính.

Tăng cường mua sắm trang bị các loại đầu sách, tạo điều kiện cho giáo viên tự nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao ý thức giác ngộ chính trị, thấm nhuần quan điểm đường lối của Đảng. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn do Sở và Bộ GD&ĐT tổ chức.

Tăng cường hoạt động của tổ chuyên môn, thường xuyên tổ chức hội giảng, trao đổi giảng dạy theo chuyên đề, giờ giảng mẫu ở các tổ chuyên môn, tổ chức rút kinh nghiệm có chất lượng, đồng thời tổ chức tham quan, giao lưu với các trường trong tỉnh nhất là các trường có bề dày về truyền thống. Tổ chức dự giờ để bồi dưỡng, khắc phục những hạn chế cho số giáo viên còn yếu, giáo viên mới ra trường. Tổ chức tốt các hoạt động tự học của giáo viên, phân công nhóm trưởng theo dõi, giúp đỡ các nhóm tự học lấy đó làm cơ sở đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn.

b. Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng GV

Bồi dưỡng theo chuyên đề đáp ứng đổi mới PPDH môn Vật lí trong giai đoạn phát triển giáo dục hiện nay.

Tăng cường hoạt động của Tổ chuyên môn, thường xuyên tổ chức hội giảng, trao đổi giảng dạy theo chuyên đề, giờ giảng mẫu ở các tổ chuyên môn, tổ chức rút kinh nghiệm có chất lượng, đồng thời tổ chức tham quan, giao lưu với

92

các trường trong tỉnh nhất là các trường có bề dày về truyền thống. Tổ chức dự giờ để bồi dưỡng, khắc phục những hạn chế cho số giáo viên còn yếu, giáo viên mới ra trường. Tổ chức tốt các hoạt động tự học của giáo viên, phân công nhóm trưởng theo dõi, giúp đỡ các nhóm tự học lấy đó làm cơ sở đánh giá hoạt động của Tổ chuyên môn.

c. Đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng

Bồi dưỡng bằng tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại Tổ chuyên môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường.

Bồi dưỡng tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập bồi dưỡng; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.

Bồi dưỡng theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet). Nhà trường tổ chức cho giáo viên làm quen hình thức tự học thông qua các bài giảng e-Learning, sử dụng diễn đàn thảo luận, sử dụng phòng họp ảo... và tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT (đã có văn bản hướng dẫn của phòng CNTT).

d. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho giáo viên Vật lí tự học, tự nghiên cứu

Hơn ai hết, đội ngũ GV Vật lí phải luôn được nâng cao về trình độ, cập nhật kiến thức mới và luôn cố gắng tiếp cận với PPDH mới. Vì vậy, GV phải làm giàu vốn kiến thức của mình bằng con đường tự học, tự nghiên cứu. Hiệu trưởng cần tạo điều kiện về thời gian, tài liệu và định hướng những vấn đề nghiên cứu một cách thiết thực. Đồng thời xây dựng môi trường tự học tốt nhất cho giáo viên:

Tạo điều kiện cho đội ngũ nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, khuyến khích viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đề tài nghiên cứu khoa học, biên soạn, trao đổi trên các tạp chí chuyên ngành. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện, động viên kịp thời để mỗi giáo viên tự vượt qua chính bản thân mình, động viên họ khi thành công cũng như khi gặp khó khăn.

Phát động phong trào thi đua dạy giỏi trong toàn trường, phấn đấu trở thành giáo viên giỏi các cấp. Động viên giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp tỉnh, để giáo

93

viên có điều kiện trình bày trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy ở bộ môn, phương án giải quyết các bài dạy khó, các kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại.

e. Cử giáo viên tham dự các khóa bồi dưỡng do ngành GD&ĐT tổ chức

Một vấn đề hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV Vật lí là tổ chức cho GV tham dự đầy đủ các khóa bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chuyên đề do Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT của tỉnh tổ chức. Có kế hoạch cử giáo viên có tay nghề vững vàng đi học cao học làm nòng cốt cho bộ môn Vật lí của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)