8. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Thực trạng hoạt động dạy học môn Vật lí ở các trường THPT
Khi được hỏi ý kiến về các vấn đề như vị trí và vai trò của môn Vật lí ở trường THPT hiện nay, phần lớn CBQL và GV đều cho là rất quan trọng (66%). Đa số ý kiến đánh giá thực hiện nội dung chương trình môn Vật lí trong thời gian qua là phù hợp với mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ của Bộ GD& ĐT đề ra, nhưng so với yêu cầu thực tế của xã hội thì chưa phù hợp lắm (có 43% ý kiến). Điều này cũng phản ánh một thực tế nội dung, chương trình giảng dạy môn Vật lí ở cấp THPT cần phải điều chỉnh cho phù hợp.
2.3.2.1. Về lập kế hoạch, nội dung và chương trình dạy học môn Vật lí
Kết quả khảo sát ở bảng 2.6 cho thấy nội dung, chương trình giảng dạy Vật lí áp dụng theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT quy định. Đa số ý kiến đánh giá thực hiện nội dung chương trình môn Vật lí trong thời gian qua là phù hợp với mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ của Bộ GD& ĐT đề ra, nhưng so với yêu cầu thực tế của xã hội thì chưa phù hợp lắm (52,5% ý kiến).
49
Bảng 2.6 - Đánh giá việc thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình môn Vật lí ở trường THPT
STT Nội dung Mức độ thực hiện (%)
Tốt Khá TB Yếu
1 Lập kế hoạch bài dạy 100,0 0,0 0,0 0,0
2 Đảm bảo dạy đúng và đủ phân phối chương
trình 100,0 0,0 0,0 0,0
3 Dạy học bám sát mục tiêu chương trình và bài dạy 94,6 5,4 0,0 0,0 4 Đảm bảo nội dung dạy học trọng tâm, cơ bản 94,6 5,4 0,0 0,0 5 Đảm bảo tính hệ thống của nội dung bài dạy 89,2 10,8 0,0 0,0 6 Đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ 89,2 10,8 0,0 0,0 7 Cập nhật những thông tin mới phục vụ cho bài dạy 59,5 24,3 16,2 0,0 8 Phân hóa nội dung phù hợp đối tượng học sinh 48,6 32,4 18,9 0,0 9 Thực hiện việc dạy lồng ghép, tích hợp các nội
dung giáo dục khác 43,2 48,6 8,1 0,0
10 Xây dựng nội dung bài dạy theo hướng tiếp cận
năng lực của học sinh 45,9 48,6 5,4 0,0
2.3.2.2. Về phương pháp dạy học môn Vật lí
Bảng 2.7 - Đánh giá phương pháp dạy học môn Vật lí ở trường THPT
STT Nội dung Mức độ thực hiện(%)
Tốt Khá TB Yếu
1 Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng 100,0 0,0 0,0 0,0 2 Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học ( học theo
lớp, theo nhóm, cá nhân; học trong lớp, ngoài lớp) 67,6 29,7 2,7 0,0 3 Sử dụng phối hợp các PPDH truyền thống 94,6 5,4 0,0 0,0 4 Vận dụng các PPDH hiện đại phát huy tính tích
cực, chủ động và sáng tạo của học sinh 62,2 32,4 5,4 0,0 5 Ứng dụng hợp lý CNTT vào hoạt động dạy học 48,6 45,9 5,4 0,0 6 Tăng cường tự làm đồ dùng dạy học 8,1 10,8 18,9 62,2 7 Tăng cường sử dụng kiến thức liên môn trong
50
Kết quả khảo sát ở bảng 2.7 cho thấy hầu hết các GV thường bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, tổ chức đa dạng các hình thức dạy học, biết sử dụng và phối hợp tốt giữa PPDH truyền thống và hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, biết ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học. Tuy nhiên việc tự làm đồ dùng dạy học và sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Vật lí còn hạn chế (có 62,2% đánh giá Yếu), việc tăng cường sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Vật lí còn hạn chế (có 16,2 % ý kiến đánh giá TB).
2.3.2.3. Về trình độ học môn Vật lí của học sinh
Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy, hầu hết các GV đánh giá về trình độ HS học môn Vật lí tại trường là việc tiếp thu kiến thức lý thuyết, khả năng làm bài kiểm tra đa số là khá tốt, nhưng kỹ năng thực hành thí nghiệm, khả năng ứng dụng vào thực tế, mức độ tư duy sáng tạo, mức độ hứng thú khi học môn Vật lí của HS còn hạn chế. Điều này cho ta thấy người học vẫn còn nặng về thi cử, lo lắng về kết quả quả học tập hơn là phát triển nặng lực thực hành, áp dụng việc học để đi vào thực tiễn cuộc sống.
Bảng 2.8 - Đánh giá về trình độ học sinh học môn Vật lí
STT Nội dung Mức độ thực hiện (%)
Tốt Khá TB Yếu
1 Khả năng tiếp thu kiến thức về lý thuyết 48,6 32,4 10,8 8,1
2 Kỹ năng thực hành 10,8 51,4 21,6 16,2
3 Khả năng ứng dụng kiến thức Vật lí vào thực tế 10,8 45,9 27,0 16,2 4 Khả năng làm bài kiểm tra 51,4 32,4 10,8 5,4
5 Mức độ tư duy, sáng tạo 37,8 45,9 13,5 2,7
6 Mức độ hứng thú khi học Vật lí 35,1 40,5 16,2 8,1
2.3.2.4. Về vấn đề tự học của HS
51
dạy học môn Vật lí, tuy nhiên qua kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy GV vẫn chưa hướng dẫn giúp cho các em phương pháp, kỹ năng tự học hiệu quả. GV chỉ mới giới thiệu tài liệu, sách tham khảo, có lựa chọn kiến thức trọng tâm và giải thích kỹ nhưng chưa hướng dẫn cho HS cách tự học, tự nghiên cứu và sử dụng các phần mềm dạy học.
Bảng 2.9 - Đánh giá việc hướng dẫn học sinh tự học môn Vật lí của GV.
STT Nội dung Mức độ thực hiện (%)
Tốt Khá TB Yếu
1 Giới thiệu đầy đủ tài liệu, sách tham khảo 32,4 37,8 29,7 0,0 2 Lựa chọn kiến thức trọng tâm và giải thích kỹ 86,5 13,5 0,0 0,0 3
Xây dựng tình huống và hướng dẫn HS tự giải
quyết vấn đề 29,7 32,4 35,1 2,7
4
Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, sử dụng
các phần mềm dạy học 18,9 27,0 32,4 21,6
5 Giới thiệu các trang Web để học sinh tự khai thác. 32,4 29,7 24,3 13,5
2.3.2.5. Về kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy môn Vật lí
Khi được hỏi: “Trong thời gian qua Thầy/Cô thường sử dụng hình thức kiểm tra nào trong việc đánh giá kết quả học tập bộ môn Vật lí ?”, thầy/cô đều trả lời “trắc nghiệm kết hợp với tự luận” (94,6%). Có 29,7% ý kiến cho rằng ngoài hình thức trên còn có các hình thức khác như: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Theo kết quả bảng 2.10 cho thấy CBQL và GV các trường đánh giá kết quả học sinh thực hiện ở các nội dung 1, 2, 3, 4, 5 đều đạt mức khá trở lên. Điều này chứng tỏ GV các trường đã thực hiện tương đối tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả
52
học tập môn Vật lí của học sinh. Tuy nhiên, qua phỏng vấn Hiệu trưởng và một số GV thì việc đánh giá theo hướng phát huy năng lực người học, đánh giá quá trình, đánh giá bằng hồ sơ, nhận xét, qua sản phẩm của học sinh vẫn còn hạn chế.
Bảng 2.10 - Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá học tập HS môn Vật lí
STT Nội dung Mức độ thực hiện
Tốt Khá TB Yếu
1 Thực hiện đúng chế độ kiểm tra, đánh giá
theo quy định 100,0 0,0 0,0 0,0
2 Chấm và trả bài đúng thời hạn, có nhận xét
vào bài làm của học sinh 91,9 8,1 0,0 0,0
3 Vào điểm kiểm tra theo quy định của nhà
trường và lưu trữ kết quả trên mạng giáo dục 100,0 0,0 0,0 0,0 4 Kiểm tra, đánh giá mang tính khách quan, công
bằng 86,5 13,5 0,0 0,0
5 Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy năng
lực của học sinh 70,3 13,5 16,2 0,0
6 Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá 54,1 29,7 13,5 2,7
7
Thực hiện việc đánh giá bằng nhận xét theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2012
40,5 29,7 29,7 0,0