Tổ chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Vật lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 104 - 108)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.7. Tổ chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Vật lí

3.3.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Muốn nâng cao chất lượng dạy học cần phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đây là nhân tố không thể thiếu và là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học.

Quản lý tốt hơn việc xây dựng, trang bị CSVC-TBDH Vật lí cho nhà trường; sử dụng và bảo quản các TBDH có hiệu quả, làm tăng năng suất lao động của GV và HS trong quá trình dạy học; Xây dựng và phát triển phòng học bộ môn Vật lí.

Huy động các lực lượng hỗ trợ trong và ngoài môi trường giáo dục phát huy hết tiềm lực của các lực lượng này trong việc tạo ra nguồn tài lực, vật lực nhằm xây dựng CSVC - TBDH để phục vụ cho dạy học môn Vật lí.

Công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường nhằm tạo động lực động viên, khuyến khích và tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích cao trong phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”....

3.3.7.2. Nội dung và tổ chức thực hiện a. Yêu cầu về thiết bị dạyhọc môn Vật lí

Thí nghiệm thực hành Vật lí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ rèn luyện các kỹ năng sử dụng dụng cụ đo lường, đọc vẽ sơ đồ kỹ thuật, tính toán mà còn hình thành thói quen thực hành, rèn luyện tác phong làm việc khoa học cho học sinh. Song song với công tác thực nghiệm ở trên lớp hoặc ở phòng thí nghiệm, cần

94

thiết cho học sinh làm bài tập ở nhà, bài tập thực hành bắt buộc hoặc tự chọn có nội dung kỹ thuật.

b. Huy động các nguồn lực để xây dựng, trang bị CSVC-TBDH Vật lí

Để tăng cường việc đầu tư, trang bị CSVC-TBDH môn Vật lí, Hiệu trưởng tổ chức và quản lý tốt các hoạt động sau:

- Lập kế hoạch: Tiến hành kiểm kê, đánh giá số lượng và chất lượng của các TBDH Vật lí và mức độ đáp ứng yêu cầu của thiết bị và dụng cụ thí nghiệm từ đó lập kế hoạch xây dựng, trang bị một cách kịp thời, có hiệu quả. Để Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tốt, trước hết yêu cầu tổ Vật lí, các bộ phận liên quan (phòng thí nghiệm, thư viện...) nêu rõ các yêu cầu cần thiết phục vụ cho việc dạy học Vật lí trong nhà trường. Mặt khác, Hiệu trưởng cũng cần nắm bắt kịp thời những thông tin về các thiết bị dạy học mới nhất để có kế hoạch trang bị cho trường.

- Xây dựng phòng thí nghiệm: Trong các năm học vừa qua Sở GD&ĐT Bình Định cố gắng trang bị cho các trường THPT về thiết bị Vật lí đảm bảo theo danh mục TBDH tối thiểu mỗi trường có ít nhất 1 phòng thí nghiệm để thực hành Vật lí.

- Xây dựng và phát triển phòng học bộ môn Vật lí: Lập kế hoạch phấn đấu xây dựng các phòng bộ môn cho việc dạy học môn Vật lí, tạo điều kiện tốt cho việc sử dụng các phương tiện dạy - học hiện đại trong một tương lai không xa.

- Chú trọng đầu tư xây dựng thư viện nhà trường: Trang bị đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, các tạp chí chuyên ngành,...có phòng đọc đủ phục vụ cho giáo viên và học sinh, có kế hoạch bổ sung tài liệu tham khảo Vật lí hàng năm để đáp ứng yêu cầu cập nhật thông tin mới.

c. Tăng cường việc sử dụng, bảo quản CSVC - TBDH Vật lí

Cơ sở vật chất-thiết bị dạy học chỉ thực sự phát huy tác dụng khi được sử dụng, bảo quản một cách hiệu quả. Giáo viên chính là người lựa chọn, sử dụng thiết bị, điều khiển QTDH một cách sáng tạo, linh hoạt góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy, Hiệu trưởng cần tổ chức, chỉ đạo GV thực hiện việc sử dụng, bảo quản TBDH:

Chỉ đạo tổ Vật lí lên kế hoạch sử dụng TBDH trong các tiết học vào đầu học kỳ. Đưa việc thực hiện các tiết học có sử dụng TBDH vào tiêu chí thi đua giữa các

95

cá nhân, giữa các tổ chuyên môn.

- Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực sử dụng và bảo quản các phương tiện kỹ thuật, tham gia đầy đủ các đợt tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức, hoặc mời chuyên gia về trường, GV giúp đỡ lẫn nhau cùng nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng.

Xây dựng nội quy sử dụng TBDH và hoạt động của phòng thí nghiệm và sử dụng dụng cụ thí nghiệm. Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận liên quan thực hiện nội quy một cách nghiêm túc.

- Hiệu trưởng thực hiện tốt công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất để đảm bảo các tiết học có sử dụng hiệu quả TBDH theo quy định của chương trình. Kịp thời động viên, khuyến khích hay nhắc nhở, phê bình các cá nhân, bộ phận làm tốt hoặc chưa làm tốt việc sử dụng, bảo quản TBDH Vật lí.

d. Tăng cường xã hội hóa các nguồn lực đầu tư CSVC-TBDH cho môn Vật lí

Xã hội hóa (XHH) giáo dục là quá trình giáo dục gia nhập và hoà nhập vào xã hội, đồng thời xã hội tiếp nhận giáo dục như là công việc của chính mình, do mình và vì mình. Đó là mối quan hệ biện chứng, thiết lập mối quan hệ này là làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội.

- Huy động các nguồn lực tài chính từ cộng đồng để tăng cường CSVC trang thiết bị dạy học: Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là cả một quá trình và phải có kế hoạch dài hạn. Trong tình hình cơ sở vật chất, thiết bị của các trường đang thiếu như ở phần thực trạng có nêu ra thì để khắc phục dần tình trạng thiếu thốn thiết bị, sách, đồ dùng dạy học hiện nay, các trường cần xây dựng kế hoạch trang bị dài hạn và ngắn hạn, từ nguồn ngân sách được giao, tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền, ngành giáo dục để được hỗ trợ kinh phí, hằng năm các trường cần chủ động tạo nguồn kinh phí qua việc dạy phụ đạo, vận động sự đóng góp của phụ huynh học sinh…để mua sắm bổ sung sách, thiết bị, phát động trong học sinh phong trào góp sách vào tủ sách dùng chung. Tổ chức phong trào tham gia làm đồ dùng dạy học trong giáo viên.

Phải xây dựng được kế hoạch thu ở các nguồn quỹ, vận động tốt sự đóng góp của phụ huynh học sinh, sự hỗ trợ của nhà hảo tâm, căn cứ vào những nhu cầu chi

96

thật cần thiết do các tổ bộ phận đề nghị, đầu năm học BGH, các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, kế toán họp bàn việc xây dựng kế hoạch chi. Từ đó thông báo mức kinh phí trường sẽ chi cho các tổ bộ phận, cá nhân khi thực hiện các công việc theo kế hoạch. Thực hiện điều này sẽ tạo cho giáo viên chủ động trong khi thực hiện công việc, giáo viên không có suy nghĩ "xin cho" khi làm nhiệm vụ của trường.

Trong thực hiện kế hoạch thu chi, hạn chế chi tuỳ tiện, chi ngoài kế hoạch. Nguồn lực tài chính, điều kiện cần để thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường, nó cũng là điều kiện để người quản lý thực hiện được các nguyên tắc quản lý, có khi nó cũng là công cụ quản lý trong chỉ đạo công tác dạy và học trong nhà trường phổ thông.

Việc tận dụng mọi lực lượng, mọi cơ hội, việc tổ chức năng động các hoạt động trong nhà trường để tăng cường được nguồn lực tài chính, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho nhà trường phụ thuộc và đồng thời cũng phản ánh năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhà trường. Dù rằng, nguồn tài chính do ngân sách nhà nước cấp phải giữ vai trò chủ yếu trong việc đầu tư nguồn lực nhà trường.

e. Tạo động lực thúc đẩy dạy học Vật lí

Theo quan điểm triết học, động lực của sự vận động và phát triển của QTDH là việc giải quyết tốt hệ thống những mâu thuẫn bên trong QTDH. Trong các mâu thuẫn của QTDH, có một mâu thuẫn cơ bản, đó là mâu thuẫn giữa đòi hỏi ngày càng cao của xã hội với trình độ, khả năng hiện có của GV và HS.

Việc tạo động lực phải được bắt đầu từ Hiệu trưởng, chính Hiệu trưởng là người tạo động lực cho GV, để chính giáo viên lại là người tạo động lực cho HS trong QTDH Vật lí. Hiệu trưởng là người biến những yêu cầu của xã hội thành nhu cầu của bản thân mỗi GV và để chính GV là người biến các yêu cầu, nhiệm vụ học tập ngày càng cao do mục tiêu dạy học Vật lí đề ra thành nhu cầu của bản thân HS.

Cùng với những chủ trương, chính sách điều chỉnh ở tầm vĩ mô của Nhà nước, trong khả năng và quyền hạn của nhà trường, Hiệu trưởng tạo động lực cho hoạt động dạy học Vật lí bằng cách: Tạo được bầu không khí sư phạm tích cực,lành mạnh, làm cho mọi thành viên gắn bó với lợi ích chung của toàn đơn vị, công tác thi

97

đua, khen thưởng trên tinh thần công khai, dân chủ, đảm bảo lợi ích vật chất đồng thời với việc động viên, khích lệ về tinh thần, tạo mọi điều kiện để giáo viên lao động, sáng tạo, cống hiến cho sự nghiệp chung...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)